Từ ngày 11/7/2024, các tổ chức tín dụng phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với 02 trường hợp cụ thể quy định tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày ký.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/07/2024
>> Quy định về xác định phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ từ ngày 01/01/2025
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với 02 trường hợp cụ thể dưới đây:
(i) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích.
(ii) Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 [Cập nhật ngày 17/07/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
02 trường hợp tổ chức tín dụng phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro từ 11/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được quy định với những nội dung sau đây:
- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được xem là hình thức thay đổi hạch toán đối với những khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng.
- Đây là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
Nội dung chi tiết, quý khách hàng xem thêm tại bài viết: Quy định về hồ sơ xử lý rủi ro trong phương pháp trích lập dự phòng từ 11/7/2024.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng từ 11/7/2024
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Cách xác định mức trích lập dự phòng chung từ ngày 11/7/2024
Điều 147. Dự phòng rủi ro - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động. 2. Việc phân loại tài sản có thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 3. Việc sử dụng dự phòng rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ. 4. Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đối ngoại, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước. 5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được hạch toán vào doanh thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. |