Ngày 18/12/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 161/2024/NĐ-CP, quy định các đối tượng phải được tập huấn hàng hóa nguy hiểm từ ngày 01/01/2025.
>> Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng năm 2025
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 09/01/2025
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, quy định tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm như sau:
Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm
…
2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải.
Như vậy, đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm người lái xe hoặc người áp tải.
Người áp tải là cá nhân do người thuê vận tải (hoặc chủ hàng) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ áp tải hàng hóa nguy hiểm trong suốt quá trình vận chuyển (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 161/2024/NĐ-CP).
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, quy định nội dung tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
(i) Tài liệu tập huấn do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Mục 3.
(ii) Nội dung tài liệu tập huấn gồm:
- Tên hàng hóa nguy hiểm, tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hàng hóa, phân loại và ghi nhãn.
- Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
- Quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc.
- Quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm.
- Các quy trình ứng phó sự cố: sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
(i) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
(ii) Loại 2. Khí.
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
(iii) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
(iv) Loại 4
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
(v) Loại 5
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
(vi) Loại 6
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
(vii) Loại 7: Chất phóng xạ.
(viii) Loại 8: Chất ăn mòn.
(ix) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Ngoài ra, các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.