Từ ngày 11/7/2024, cách xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
>> Cách xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro từ 11/7/2024
>> File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Ngày 11/7/2024, Chính phủ ban hành tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp và có hiệu lực từ ngày ký. Trong đó, cách xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng phải đảm bảo nội dung tại bài viết này.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, cách xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và không áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô. Cụ thể như sau:
- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 1 là 0%.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 2 là 5%.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 3 là 20%.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 4 là 50%.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 5 là 100%.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tín dụng từ 11/7/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 8 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, được áp dụng thêm biện pháp hỗ trợ đối với trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệch thu chi.
Căn cứ khoản 8 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng không phải tuân thủ quy định tại các Điều 136, 137, 138 và khoản 3 Điều 144 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm, chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm, thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệch thu chi.
Điều 138. Tỷ lệ bảo đảm an toàn - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây: a) Tỷ lệ khả năng chi trả; b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 08% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; c) Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; d) Tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; đ) Tỷ lệ bảo đảm an toàn khác. 2. Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải ký quỹ tiền tại Ngân hàng Nhà nước, nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 4. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không được tính vào vốn tự có khi tính tỷ lệ bảo đảm an toàn. |