Thống nhất chốt lương hưu 2025 sau đợt tăng mới nhất cho cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995, cụ thể ra sao?
Thống nhất chốt lương hưu 2025 sau đợt tăng mới nhất cho cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995, cụ thể ra sao?
MỚI >> Chi trả lương hưu tháng 1/2025, tháng 2/2025 cùng kỳ cho người lao động
Mới >> Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở
>> Chính thức quy định tăng lương hưu cho người lao động, CBCC trong năm 2025
Quốc hội đã quyết chưa tăng lương hưu trong năm 2025 căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15. Do đó, năm 2025 một số đối tượng đã nghỉ hưu trong đó bao gồm cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995 sẽ vẫn hưởng mức tăng lương hưu đợt mới nhất tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Do đó, thống nhất chốt lương hưu 2025 sau đợt tăng lương hưu mới nhất cho cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995 theo quy định tại Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, như sau:
- Mức tăng lương hưu 15%: Mức tăng này áp dụng cho cả cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995 quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Lương hưu 2025 = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024
- 02 mức tăng thêm: chỉ áp dụng cho một số cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước năm 1995 tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nếu sau khi tăng lương hưu 15% mà đối tượng đó vẫn hưởng lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ công chức viên chức có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng:
Lương hưu 2025 = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024 + 300.000 đồng (nếu có)
+ Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ công chức viên chức có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng:
Lương hưu 2025 = 3.500.000 đồng/tháng
>> Tải đầy đủ Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh: TẠI ĐÂY
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: CHI TIẾT
Thống nhất chốt lương hưu 2025 sau đợt tăng mới nhất cho cán bộ công chức viên chức đã nghỉ hưu trước và sau 1995, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Trường hợp thay đổi thông tin người hưởng lương hưu thì làm theo mẫu nào?
Hiện nay, mẫu 2-CBH ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 (được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024) được dùng để người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có sự thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân, hoặc đề nghị thay đổi nơi nhận chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng trong địa bàn tỉnh, hoặc đề nghị thay đổi hình thức nhận chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng.
>> Tải mẫu thay đổi thông tin người hưởng lương hưu: TẠI ĐÂY
Thông báo thay đổi thông tin người hưởng lương hưu có dạng như sau:
Từ 1/7/2025 mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Và căn cứ theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Theo đó, từ 1/7/2025 mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (áp dụng cho cả người lao động tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện).
Ngoài ra, trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn 35 năm đối với nam, 30 năm đối với nữ kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?