Chốt cải cách tiền lương theo Nghị quyết 159 cho CBCCVC và LLVT: tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu NSĐP so với dự toán dành để cải cách chính sách tiền lương, đó là các khoản nào?
- Chốt cải cách tiền lương theo Nghị quyết 159 cho CBCCVC và LLVT: tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu NSĐP so với dự toán dành để cải cách chính sách tiền lương, đó là các khoản nào?
- 02 nội dung cải cách tiền lương chưa thực hiện là gì?
- Trình Trung ương xem xét 05 bảng lương mới và chế độ phụ cấp mới vào thời gian nào?
Chốt cải cách tiền lương theo Nghị quyết 159 cho CBCCVC và LLVT: tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu NSĐP so với dự toán dành để cải cách chính sách tiền lương, đó là các khoản nào?
Mới >> Chính thức 2025: chính sách giảm chênh lệch lương hưu trong đợt tăng lương hưu mới
>> Chính thức lương hưu 2025 tối đa lên đến 3500000 cho cán bộ công chức viên chức
Mới >> Chính thức mức lương cơ sở mới đối với CBCCVC và LLVT như thế nào so với mức lương cơ sở 2.34 triệu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
3. Cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế; cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
4. Cho phép các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp địa phương có nguồn dư lớn, cam kết bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2030 và không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.
Theo đó, Quốc hội đã chốt cải cách tiền lương theo Nghị quyết 159 cho CBCCVC và LLVT tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu NSĐP (ngân sách địa phương) so với dự toán dành để cải cách chính sách tiền lương, đó là các khoản sau:
- Thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định;
- Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu;
- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
(Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15)
Chốt cải cách tiền lương theo Nghị quyết 159 cho CBCCVC và LLVT: tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu NSĐP so với dự toán dành để cải cách chính sách tiền lương, đó là các khoản nào? (Hình từ Internet)
02 nội dung cải cách tiền lương chưa thực hiện là gì?
Căn cứ theo Mục 6 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 142/2024/QH15 và Kết luận 83-KL/TW năm 2024, từ 1/7/2024 đã triển khai thực hiện 04 nội dung cải cách tiền lương, bao gồm:
- Hoàn thiện chế độ nâng lương:
Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản). Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022.
- Bổ sung chế độ tiền thưởng:
Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương:
Quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, gồm:
(1) Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang.
(2) Từ nguồn ngân sách trung ương.
(3) Từ một phần nguồn thu sự nghiệp.
(4) Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên.
(5) Từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập:
Quy định và hướng dẫn rõ 4 nội dung, gồm:
(1) Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng và kết quả thực thi nhiệm vụ.
(2) Thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao.
(3) Mở rộng áp dụng thí điểm tiền lương tăng thêm đối với một số địa phương khi đủ điều kiện theo chủ trương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
(4) Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì 02 nội dung cải cách tiền lương chưa chưa thực hiện là: 05 bảng lương mới và chế độ phụ cấp mới.
Trình Trung ương xem xét 05 bảng lương mới và chế độ phụ cấp mới vào thời gian nào?
Căn cứ theo Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có nêu rằng sẽ đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị (Bộ Chính trị giao cho Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan đề xuất).
Như vậy, sẽ thực hiện trình Trung ương xem xét 05 bảng lương mới và chế độ phụ cấp mới sau năm 2026 theo như chỉ đạo của Bộ Chính trị.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?