Từ 1/7/2025 người lao động hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu?
Từ 1/7/2025 người lao động hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu?
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà công dân Việt Nam tự nguyện tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình (căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024).
Căn cứ theo Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
Như vậy, từ 1/7/2025 người lao động hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 15 năm trở lên.
Từ 1/7/2025 người lao động hưởng lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ lương hưu tối đa người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể được hưởng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 98 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
3. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này.
Theo quy định, tỷ lệ lương hưu tối đa người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể được hưởng là 75%.
NLĐ tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu vào thời điểm nào?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về thời điểm hưởng lương hưu như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Thời điểm hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại Điều 98 của Luật này được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật này.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu.
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 của Luật này thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này; quy định về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí.
Theo đó, NLĐ tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu vào thời điểm sau:
- Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu áp dụng đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Thời điểm hưởng lương hưu là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?
- Chốt mức lương hưu 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu sẽ không tăng lên mức mới mà vẫn áp dụng mức tăng theo Nghị định 75, cụ thể ra sao?
- Thống nhất bảng lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới chính thức thay đổi sau năm 2026 khi áp dụng bảng lương theo lương cơ bản được tính như thế nào?