Quy trình khám bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất ra sao?
Theo pháp luật người lao động đi khám bệnh nghề nghiệp là đi khám những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT, khi tham gia khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng với các nội dung sau đây để phát hiện bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:
Về danh mục bệnh nghề nghiệp có thể ham khảo tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định về Danh mục gồm 35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định.
Xem chi tiết Danh mục gồm 35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định: TẢI VỀ
Quy trình khám bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất ra sao?
Quy trình khám bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về quy trình khám bệnh nghề nghiệp được tiến hành như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc (nếu người lao động đã làm việc trước ngày 15/8/2016 thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất)
(2) Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp.
(3) Bản sao hợp lệ của Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động hoặc Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.
(4) Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Bước 2: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo về việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Nội dung thông báo bao gồm: Thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Bước 3: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động.
Nội dung khám bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Khám đầy đủ nội dung theo Phụ lục 4 Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Lao động nữ khám thêm chuyên khoa phụ sản.
- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại (nếu cần).
- Đối với các bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ.
Bước 4: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tiến hành hội chẩn đối với trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Bước 5: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám.
Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Bước 6: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Thời hạn: Trong 20 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt khám.
Người lao động có thể đến đâu để được khám bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải lựa chọn một trong các cơ sở y tế được cấp phép khám bệnh nghề nghiệp để tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên.
Đây có thể là một trong các cơ sở y tế được quy định tại Công văn 1794/MT-LĐ năm 2020 do Cục Quản lý môi trường y tế công bố.
Người lao động dựa trên thời gian, địa điểm tại thông báo của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để đến khám theo đúng quy trình.
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Theo đó, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám được tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả,
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?