Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

Những rủi ro, tai nạn là những điều không mong muốn nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong công việc, vậy thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp? Câu hỏi của anh Quang Phúc đến từ Trà Vinh.

Đối tượng nào được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 các đối tượng áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định cần phải đáp ứng các điều kiện gồm:

Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng theo quy định gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Lưu ý: Các đối tượng này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?

Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là gì?

Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nêu trên.

Lưu ý: Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ.

Hiện nay, có tất cả 35 bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT. Trong đó bệnh COVID - 19 nghề nghiệp được bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp này kể từ ngày 01/04/2023 theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT.

Thời điểm hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Tương tự như chế độ tai nạn lao động, theo Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi điều trị xong, ra viện hoặc khi có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Đối với người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng tính từ tháng được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

Theo quy định tại Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, để được hưởng các quyền lợi nêu trên, người lao động phải có hồ sơ gồm các giấy tờ:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập.

Trường hợp bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định 120/2008/QĐ-TTg.

- Giấy ra viện nếu điều trị nội trú sau khi điều trị ổn định; Giấy khám hoặc Phiếu hội chẩn nếu điều trị ngoại trú.

Đối với người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính).

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động lập (theo mẫu số 05-HSB).

Về thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

Theo quy định tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:

Đối với bảo hiểm bệnh nghề nghiệp

- Người mắc bệnh nghề nghiệp chuẩn bị đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên.

- Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người lao động.

Đối với trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh

- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định chưa phục hồi, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.

- Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận tiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động tổ chức chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Lưu ý: Về thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa

Điều 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định:

Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa
Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.
Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Chế độ trợ cấp cho người lao động tái phát bệnh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính mới nhất là biên bản nào?
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
02 điều kiện để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
1,490 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào