Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Tết Âm lịch) chính thức của NLĐ doanh nghiệp, đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Tết Âm lịch) chính thức của NLĐ doanh nghiệp, đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ra sao?
- Ngày lễ tết nào trong năm người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
- Mức lương trả cho người lao động làm việc vào các ngày lễ tết là bao nhiêu?
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Tết Âm lịch) chính thức của NLĐ doanh nghiệp, đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ra sao?
Tết Nguyên đán, còn được gọi là Tết Âm lịch hay Tết Ta, là lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng nhất của người Việt Nam. Đây là dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và đón chào năm mới âm lịch. Tết Nguyên đán thường kéo dài từ cuối tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) cho đến đầu tháng Giêng (tháng 1 âm lịch).
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ của Tết Âm lịch và lễ Quốc khánh.
Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất về việc nghỉ Tết Nguyên đán, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025 gửi Bộ LĐ-TB&XH.
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 quy định:
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước:
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp Tết Nguyên đán 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
+ Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với người lao động doanh nghiệp, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 như sau: lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
+ Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
+ Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Tết Âm lịch) chính thức của NLĐ doanh nghiệp, đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày lễ tết nào trong năm người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động sẽ được nghỉ các ngày lễ tết bao gồm:
- 02 dịp tết là Tết Dương lịch (nghỉ 1 ngày), Tết Âm lịch (nghỉ 5 ngày);
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Đồng thời đối với người lao động nước ngoài việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định trên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Mức lương trả cho người lao động làm việc vào các ngày lễ tết là bao nhiêu?
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ, tết thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?