Cty em mơi thanh lạp em muon hoi về chê độ bảo hiểm để lam hợp đồng lao động và tính lương cho các nhân viên cty em ạ
Cty em mơi thanh lạp em muon hoi về chê độ bảo hiểm để lam hợp đồng lao động và tính lương cho các nhân viên cty em ạ
Thưa Luật sư. Tôi ký hợp đồng lao động với công ty Levi thời hạn 1 năm, tính từ 1 tháng 6 năm 2011 đến 31 tháng 5 năm 2012. Công ty Levi chấm dứt hợp đồng với tôi ngày 29 tháng 2 năm 2012 mà không hề báo trước. Ngoài ra còn ghi vào quyết định là:căn cứ điều 31 Luật Lao động và thỏa thuận giữa tôi và giám đốc nhà máy" Trong khi không hề có thỏa thuận nào. Công ty đã đền tôi số tiền 3 tháng lương (tháng 3, 4, 5 năm 2012) và tiền tháng 13 theo tỷ lệ. Nay tôi yêu cầu công ty đền bù 30 ngày lương, nhưng họ từ chối. Tôi phải làm gì để buộc công ty phải trả tôi số tiền trên?
Kính gửi: văn phòng luật sư Tôi muốn hỏi một việc như sau: Tôi sinh năm 19/04/1959 làm nghề thủy thủ tàu biển tại một công ty nhà nước được tách ra cổ phần từ năm 2010. Tôi đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty ( tôi vào công ty công tác từ năm 1980 đến nay) theo chế độ năm 2014 tôi sẽ nghỉ hưu nhưng vì một số lý do gia đình bây giờ tôi muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời gian nghỉ hưu nhưng công ty tôi không đồng ý với lý do tôi chuẩn bị nghỉ hưu để không phải trả tiền hỗ trợ khi chấm dứt HĐLĐ như vậy có đúng không ? Bao nhiêu tuổi trước khi nghỉ hưu thì không được phép chấm dứt HĐLĐ? Khi tôi chấm dứt HĐLĐ công ty có phải trả tiền hỗ trợ không? Rất mong quý văn phòng trả lời xin trân trọng cám ơn
Tôi là viên chức y tế, làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời gian, công tác 12 năm, chức vụ Trưởng khoa trong một Bệnh viện nhà nước, tôi đã gởi đơn xin thôi việc hơn 45 ngày (làm việc) nhưng Giám đốc không cho nghỉ việc vì lý do thiếu nhân lực, chưa bố trí người thay Trưởng khoa, nếu tự động nghỉ việc sẽ cho thôi việc bằng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Theo Ls tôi có nên viết đơn xin thôi việc lần 2 và có đơn riêng xin thôi giữ chức trưởng khoa không? Tôi có đọc theo điều 38 mục 2 Luật Viên chức khi Giám đốc chưa cho tôi thôi giữ chức Trưởng khoa thì tôi phải làm sao tự nghỉ việc Tôi muốn nghỉ việc chuyển về đoàn tụ gia đình theo qui trình theo quy trình pháp luật qui định mà không bị kỷ luật, kính mong sự giúp đỡ của Luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Em tôi mới được ký Hợp đồng lao động với công việc giảng dạy tại một Trung tâm giáo dục thường xuyên thay cho một giáo viên nữ đang nghỉ thai sản. Thời gian thực hiện hợp đồng là 6 tháng. Vậy thời gian ký hợp đồng lao động có đúng quy định của pháp luật không?
Chào Luật sư! Cty cháu đang có đơn hàng gấp nên cần tuyển một số lao động làm thời vụ 3 tháng! Xin hỏi luật sư như vậy cty cháu làm hợp đồng theo mẫu hợp đồng lao động thời vụ hay vẫn làm theo mẫu 01 (Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH) ạ? Và cty cháu có phải đóng BHXH, quyết toán thuế TNCN cho những lao động này không ạ? Cảm ơn luật sư!
Sau HĐLĐ có thời hạn 12 tháng, Công ty tôi ký tiếp HĐLĐ có thời hạn 36 tháng đối với NLĐ, HĐLĐ này đến 31/12/2012 là hết hạn. Theo quy định thì nếu sau HĐLĐ có thời hạn 36 tháng này, nếu sau 30 ngày mà giữa NLĐ và NSDLĐ không có thỏa thuận gì khác thì HĐLĐ sẽ đương nhiên thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Tuy nhiên, hiện tại, Công ty chúng tôi không muốn ký HĐLĐ không xác định thời hạn với NLĐ thì phải làm thế nào? Một chú ý là NLĐ này sinh năm 1957, đã nộp BHXH trên 30 năm ở Công ty khác và đã chấm dứt HĐLĐ với công ty đó, khi về làm việc tại Công ty tôi, NLĐ này xin không nộp BHXH vì đã đủ thời gian nộp BHXH để hưởng chế độ hưu trí, nay đi làm để đủ tuổi nghỉ hưu Vậy, tiếp theo, chúng tôi sẽ ký HĐLĐ như thế nào để phù hợp với pháp luật lao động?
Tôi có một câu hỏi, muốn hỏi luật sư. Về việc GĐ công ty tôi (GĐ người Trung Quốc) muốn xóa 1 điều khoản thi hành trong HĐLĐ. Cụ thể như sau: Do cuối năm, mọi người trong công ty hỏi GĐ về tiền thưởng Tết, và khoản "lương tháng thứ 13". GĐ tôi quả quyết trong luật không có điều ấy, thế nhưng trong HĐLĐ của công ty lại có ghi: "Thưởng lương tháng thứ 13 cho những người làm từ 1 năm trở lên, những người chưa đủ sẽ được tính theo số tháng". Tôi đưa cho ông ấy xem, và ông ấy nói ông ấy chưa từng xem qua điều khoản đó trong HĐLĐ. (Điều kỳ lạ mà chúng tôi thấy, bản HĐLĐ đó được ông ta ký khoảng hơn 30 bản rồi, trong đó cũng dịch sang 2 ngôn ngữ Trung - Việt. Vậy thì sao ông ta lại không xem mà cứ ký tên, đóng dấu chứ?) Thêm một vấn đề nữa, ông ta nói chẳng có công ty nào áp dụng chế độ ấy cả, Chúng tôi nói "có SAMSUNG" thì ông gạt phăng đi, và nói " đó là công ty lớn, không thể so sánh như vậy được" sau đó chúng tôi có đưa thêm một vài công ty Trung Quốc bên cạnh công ty mình. Ông ta tức giận và nói chúng tôi làm việc không tốt, công ty muốn thưởng hay không thì không do chúng tôi đòi hỏi. Vài hôm sau GĐ tôi nói rằng công ty đang kinh doanh lỗ, nên không có chế độ ấy. Và ông ta nói với tôi " xóa bỏ phần tháng lương thứ 13 trong HĐLĐ đi" Vậy tôi xin được hỏi luật sư: 1. làm sao chúng tôi có thể biết được công ty kinh doanh thua lỗ hay không? 2. Nếu tôi xóa bỏ khoản tiền lương tháng 13 trong HĐLĐ thì với những Hợp đồng đã ký trước kia, phải giải quyết thế nào? 3. Xóa bỏ điều khoản trong HĐLĐ như vậy, tôi có phải làm thủ tục pháp lý nào không? Hay chỉ cần xóa khỏi HĐ là được?
Tôi làm việc cho công ty A chính thức từ tháng 2-2011 và đã được ký hợp đồng không thời hạn. Đến đầu năm 2016, công ty A chuyển đổi cơ chế hoạt động sang cơ chế khoán, theo đó sẽ có một số điều khoản mới như cách tính lương và doanh thu mới không đảm bảo thu nhập như cũ; giao chỉ tiêu buộc nhân viên phải tìm hợp đồng về cho công ty, nếu không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị trừ lương... Tôi không thấy thoải mái với cơ chế hoạt động mới này nên đã chủ động làm đơn xin nghỉ việc từ ngày 26-5-2016. Tôi đã bàn giao lại công việc theo đúng quy định của công ty A. Tuy nhiên đến ngày 14-6-2016, dù chưa đủ 45 ngày kể từ ngày tôi nộp đơn xin nghỉ việc, tôi đã chính thức nghỉ việc tại công ty A, nhưng Giám đốc công ty A không đồng ý cho tôi nghỉ việc và không giải quyết chuyện xin nghỉ việc của tôi. Do vậy tôi muốn hỏi: 1. Tôi sẽ có thể bị phạt những khoản phạt nào theo quy định của pháp luật hiện hành? 2. Đã có nhiều trường hợp như tôi trước đây tại công ty A, Giám đốc không cho nhân viên rút sổ bảo hiểm xã hội ra. Như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để có thể rút được sổ bảo hiểm xã hội ra? 3. Trong trường hợp Giám đốc công ty A không cho tôi rút sổ bảo hiểm xã hội ra, tôi nên đóng tiếp bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội đã có tại công ty A hay làm sổ bảo hiểm xã hội mới? Trân trọng cảm ơn.
Chào luật sư! Em là nhân viên của một công ty nước ngoài, phụ trách mảng tuyển dụng. Tháng vừa rồi, khách hàng của công ty em có phàn nàn về cách soạn thảo hợp đồng lao động vì Nghị định 05/2015 có quy định thế này: “9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế được quy định như sau: a) Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; b) Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động”. Họ bảo là bên em cần phải cập nhật khoản b nêu trên vào hợp đồng lao động. Em không hiểu rõ thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ thêm vào hợp đồng lao động như thế nào vì trên trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam có định nghĩa như sau : Theo quy định tại Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Mong luật sư giải thích giúp em! Em xin chân thành cảm ơn.
Công ty đã ký hợp đồng lao động với người lao động lần thứ nhất là hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm, từ ngày 1-6-2011 đến 31-5-2012. Sau đó ký lại hợp đồng lao động mới cũng có thời hạn 1 năm từ 1-6-2012 đến 31-5-2013. Sau khi hợp đồng lao động thứ 2 hết hạn, lẽ ra nếu người lao động còn làm việc thì phải ký lại hợp đồng lao động lần thứ 3 với loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên, công ty đã không ký lại hợp đồng lao động, và mỗi lần thay đổi điều khoản gì hay mức lương thì chỉ làm phụ lục hợp đồng. Xin hỏi tại thời điểm 29-4-2016, công ty muốn ký lại hợp đồng lao động loại không xác định thời hạn từ 29-4-2016 có được hay không? Hay là phải quay lại ký tại thời điểm hợp đồng lần 2 hết hiệu lực (tức là từ ngày 1-6-2013). Xin nhờ luật sư tư vấn.
Tôi làm việc cho công ty được 2 năm, tôi ký 2 hợp đồng xác định thời hạn 1 năm với công ty. Ðến nay hết hạn hợp đồng thứ hai thì tôi không có nhu cầu làm tiếp mà muốn nghỉ theo đúng thời hạn hợp đồng. Trong thời gian 2 năm làm việc, công ty đều đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ. Xin hỏi trong trường hợp này tôi được hưởng trợ cấp thôi việc và thất nghiệp không và tính như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
Ngày 28-1-2016, em có viết đơn xin nghỉ việc từ ngày 29-2-2016 vì hợp đồng của em thời hạn 3 năm nên em báo trước 30 ngày. Tuy nhiên, công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng người thay thế vì thời gian em nghỉ là thời điểm giáp Tết. Do vậy, trong đơn xin nghỉ việc, em kéo dài ra thành ngày 15-3-2016. Giám đốc công ty đã duyệt để em nghỉ việc. Vậy luật sư cho em hỏi: trong trường hợp em có việc làm mới và em phải nghỉ làm ở công ty cũ vào thời điểm sau ngày 29-2 và trước 15-3 thì em có bị bồi thường hợp đồng không? Nếu như rơi vào trường hợp phải bồi thường thì em cần làm gì?
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động được xem là cao tuổi, ngoài yếu tố về độ tuổi, thì phải bao gồm yếu tố đóng bảo hiểm xã hội đủ để hưởng chế độ hưu trí. Điều này bất hợp lý nếu là lao động ở ngành nghề nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; doanh nghiệp mới ký kết hợp đồng lao động với người lao động sắp đến tuổi 60 (nam), 55 (nữ) thì không được chấm dứt hợp đồng lao động vì đó không được xem là lao động cao tuổi. Với thắc mắc này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TBXH trả lời là phải đúng, đủ các yếu tố trên thì mới được xem xét chấm dứt hợp đồng lao động nếu không thì đó là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Vậy luật sư có thể tư vấn phương pháp phù hợp (quy định trong nội quy lao động, hợp đồng lao động,...) để có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đến 60 tuổi (nam), 55 (nữ) khi làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại đúng pháp luật lao động.
Em vào làm hợp đồng thử việc tại trường học 2 tháng từ ngày 1-9-2015 đến ngày 31-10-2015. Nay em vẫn đi làm nhưng Ban giám hiệu không ký hợp đồng cho em và nói nhà trường đang thừa nhiều người nên không ký nhưng cũng không có quyết định thôi việc hay giấy tờ gì cho em nghỉ. Trong khi đó, các thủ tục như: Bản kiểm điểm cá nhân hết thời gian thử việc, xác nhận nơi đang làm cũng vẫn đồng ý tiếp tục, hợp đồng mới đã viết, làm thẻ... Mong luật sư tư vấn giúp em phải gì bây giờ. Em cảm ơn.
Kính gửi luật sư. Hiện tại, em nhận được quyết định kết thúc hợp đồng lao động trước thời hạn của công ty với lý do công ty cắt bộ phận liên quan đến công việc của em và công ty không bố trí được vị trí phù hợp cho em. Trước đó vào ngày 2-1-2016, họ có gửi thông báo sẽ kết thúc hợp đồng lao động với em trước thời hạn (hợp đồng ký ngày 15-7-2015, ký 12 tháng). Khi nhận thông báo, em không đồng ý vì họ không thỏa thuận đền bù. Em vẫn làm việc đến ngày 15-1-2016, họ đề nghị em kết thúc hợp đồng lao động thông qua thoả thuận miệng. Tuy nhiên em không đồng ý. Ngay sau đó, công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc em 15 ngày ở nhà nhưng vẫn nhận lương như quy định pháp luật với lý do họ chờ ý kiến từ Liên đoàn Lao động huyện. Đến ngày 27-1-2016, họ gửi email thông báo quyết định kết thúc hợp đồng lao động với em từ ngày 31-1-2016 và yêu cầu em không đến công ty nữa (kể từ ngày 27-1-2016). Như vậy, em có quyền khởi kiện họ về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của họ hay không? Mong sớm nhận được tư vấn từ luật sư. Cám ơn luật sư.
Xin hỏi là doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao nhiêu ngày? Và doanh nghiệp báo bằng miệng trong vòng 30 ngày có được coi là sai không?
Ngày 3-12-2015 em đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vô thời hạn không báo trước với công ty. Em đã làm việc tại đây 7 tháng, thời gian thử việc 2 tháng 4-5-2015 - 2-7-2015, ngày ký hợp đồng chính thức là 3-7-2015 dựa trên Thông tư số 21/2003/TT-BLÐTBXH ngày 22-9-2003. Công ty yêu cầu em đền bù hợp đồng là nửa tháng lương. Em đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động qua email với lý do gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nhưng lý do thực sự là chế độ dành cho nhân viên của công ty không tốt, điển hình là những quy định sau: - Tiền trợ cấp giờ làm thêm là 50.000 đồng mỗi ngày nếu thời gian tăng ca lớn hơn hoặc bằng 2 giờ, nếu chỉ làm thêm dưới 2giờ thì không được trả lương, mức lương thấp nhất của toàn bộ nhân viên ở công ty là 4.807.000 đồng, làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 là 8 giờ/ngày, thứ 7 3 giờ/ngày. - Không cho phép thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh. - Công ty đã thành lập 5 năm, các nhân viên có thời gian làm việc chính thức trước tháng 7-2015 thì công ty không giao kết hợp đồng và vẫn trích lương của nhân viên để đóng BHXH, sau thời điểm này, toàn bộ nhân viên ký hợp đồng vô thời hạn. - Nhiều trường hợp nhân viên trong công ty làm việc ngày lễ không được hưởng lương... Em mong luật sư tư vấn giúp em một số thắc mắc sau: - Nếu em không thực hiện đền bù hợp đồng thì dẫn đến hậu quả pháp lý gì? - Nếu em bị kiện ra tòa vì không đền bù hợp đồng thì em có thể sử dụng những dẫn chứng trên để bảo vệ mình hay không ạ? - Chi phí của việc khởi kiện ra tòa trong trường hợp này là bao nhiêu? Rất mong nhận được hồi âm của luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.
Tôi hiện đang làm việc tại một công ty TNHH liên doanh có yếu tố nước ngoài (Singapore góp vốn chiếm 70%). Công ty này hoạt động từ ngày 6 -11-2009 đến nay, có nghĩa là hoạt động đã được 6 năm. Hiện nay tình hình kinh doanh của công ty rất tốt, tiến triển và lợi nhuận sau thuế rất cao. Lúc đầu, công ty ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) 2 năm với tôi với chức danh là Phó phòng Kinh doanh. Hết 2 năm đó, công ty lại ký tiếp HĐLĐ 2 năm, tổng cộng là 4 năm. Hết 4 năm đó, công ty mới ký HĐLĐ loại không xác định thời hạn. Hiện nay, thời gian làm việc của tôi tại công ty đã được 6 năm. Trong 6 năm qua, tôi chưa hề vi phạm bất cứ nội quy công ty hay vi phạm pháp luật. Tôi cũng chưa có đến 1 tờ giấy kiểm điểm hay tường trình nào mà do giám đốc ký tên và đóng dấu. Nay do Nhà nước thay đổi luật đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động nên Phòng Hành chính chủ động sửa đổi HĐLĐ về việc thay đổi mức đóng bảo hiểm cho nhân viên. Vì trước đây công ty tôi tách lương ra làm lương chính + phụ cấp và công ty chỉ đóng các loại bảo hiểm dựa trên mức lương chính tối thiểu theo quy định Nhà nước. Nay họ sửa đổi HĐLĐ lại với mức đóng bảo hiểm trên toàn bộ lương chính + phụ cấp. khi tôi và một số anh em nhân viên về công ty thì được Phòng Hành chính báo là sếp trực tiếp và giám đốc sẽ không ký lại HĐLĐ thay đổi mức đóng BH. Ban lãnh đạo muốn chấm dứt HĐLĐ không thời hạn của tôi. Hỏi: Trong trường hợp bị Ban lãnh đạo chấm dứt HĐLĐ không thời hạn trong khi tôi không vi phạm bất cứ nội quy nào và cũng không có một biên bản cảnh cáo mộc đỏ nào thì tôi sẽ được hưởng những quyền lợi như thế nào? Và họ phải đền bù theo Bộ luật Lao động ra sao? Tôi có quyền khởi kiện công ty này hay không? Trân trọng cám ơn.
Tôi hiện đang làm cho công ty gần 6 năm, hợp đồng lao động của tôi là không xác định thời hạn. Từ ngày 15-10-2015, tôi được thông báo là công ty đổi tên, dẫn đến toàn bộ nhân viên phải ký lại hợp đồng lao động theo tên mới. Và thời gian làm việc theo hợp đồng mới này tính từ 1-1-2016. Như vậy có ảnh hưởng gì tới người lao động chúng tôi không? Vì thâm niên của chúng tôi nếu theo hợp đồng mới sẽ không còn. Rất mong luật sư tư vấn.