Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Bộ luật lao động quy định: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là văn bản thỏa thuận mang tính pháp lý giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động. Khi giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐLĐ, NLĐ cần biết rõ các quy định dưới đây:
1. Các loại hợp đồng lao động: Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, HĐLĐ được chia ra các loại sau:
- HĐLĐ không xác định thời hạn.
- HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Quy định khi HĐLĐ hết hạn:
- Khi HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động (NLĐ) vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký HĐLĐ mới.
Nếu không ký kết HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
- Nếu ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn.
3. Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 37 Bộ luật lao động)
1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động là trường hợp người lao động bị đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc làm những công việc không phù hợp với giới tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người lao động.
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với những lý do sau đây:
- Chuyển chỗ ở thường trú đến nơi khác, đi lại làm việc gặp nhiều khó khăn;
- Được phép ra nước ngoài định cư;
- Bản thân phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên;
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác được chính quyền cấp xã nơi cư trú xác nhận không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."
4. Khi đơn phương chấm dứt hợp pháp HĐLĐ, người lao động được hưởng các quyền lợi sau: Được nhận sổ lao động. Được hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định; được trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên, với mức mỗi năm làm việc là nửa tháng lương cộng phụ cấp lương (nếu có); được thanh toán các quyền lợi doanh nghiệp còn nợ và các quyền lợi vật chất khác quy định tại TƯLĐTT.
5. Khi đơn phương chấm dứt bất hợp pháp HĐLĐ, người lao động phải chịu: Không được hưởng trợ cấp thôi việc; phải bồi thường phí tổn đào tạo (nếu có) cho người SDLĐ khi đang trong quá trình đào tạo hoặc đào tạo xong, nhưng chưa làm việc đủ thời gian đã thoả thuận. Nếu vi phạm thời hạn báo trước, phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước. Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Pháp luật lao động không có quy định là người lao động sắp nghỉ hưu thì không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu bác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động nêu trên thì Công ty phải trả tiền trợ cấp thôi việc cho bác. Nếu chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng bác bị mất sức lao động từ 61% trở lên thì bác vẫn có thể được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nhưng ở mức thấp...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?