Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập không?
- Người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập người lao động thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
[...]
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì người lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập người lao động thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
[...]
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, đánh đập người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
Lưu ý, mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
[...]
Căn cứ tại khoản 9 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
[...]
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
[...]
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
[...]
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
[...]
Theo quy định nêu trên, thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước khi bị ngược đãi, đánh đập sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?