Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?

Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì? Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?

Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì?

Căn cứ theo Điều 4, Điều 5 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024, thì căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng như sau:

[1] Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết

- Cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân.

- Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.

- Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

- Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

[2] Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng

- Cán bộ bị khởi tố để phục vụ công tác điều tra.

- Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Xem thêm: Quy định về thẩm quyền của người đứng đầu tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới?

Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?

Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024, thì thủ tục và quản lý hồ sơ tạm đình chỉ công tác như sau:

Bước 1: Khi xác định có căn cứ tạm đình chỉ công tác được quy định tại Điều 4, Điều 5 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 thì chậm nhất sau 2 ngày làm việc, cơ quan (bộ phận) tổ chức cán bộ (nhân sự) có trách nhiệm tham mưu người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Bước 2: Chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan (bộ phận) tổ chức cán bộ (nhân sự), người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Bước 3: Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày có đủ cơ sở để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác thì người đứng đầu ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Lưu ý, quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác được gửi đến cán bộ bị tạm đình chỉ công tác, công bố trong cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ và gửi đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 8 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định về quyền và trách nhiệm của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác như sau:

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác
1. Quyền của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác
1.1. Có quyền đề nghị người đứng đầu xem xét lại quyết định tạm đình chỉ công tác nếu có căn cứ xác định việc tạm đình chỉ công tác không đúng quy định.
1.2. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi được cơ quan chức năng kết luận không vi phạm, không bị xử lý vi phạm.
1.3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện như trước thời điểm bị tạm đình chỉ công tác.
2. Trách nhiệm của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác
2.1. Chấp hành nghiêm quyết định tạm đình chỉ công tác.
2.2. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và chấp hành yêu cầu của người đứng đầu, cấp có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm.

Theo đó, cán bộ bị tạm đình chỉ công tác có quyền và trách nhiệm sau đây:

[1] Quyền của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác:

- Có quyền đề nghị người đứng đầu xem xét lại quyết định tạm đình chỉ công tác nếu có căn cứ xác định việc tạm đình chỉ công tác không đúng quy định.

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi được cơ quan chức năng kết luận không vi phạm, không bị xử lý vi phạm.

- Chế độ, chính sách đối với cán bộ trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện như trước thời điểm bị tạm đình chỉ công tác.

[2] Trách nhiệm của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác:

- Chấp hành nghiêm quyết định tạm đình chỉ công tác.

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và chấp hành yêu cầu của người đứng đầu, cấp có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm.

Hỏi đáp về Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì? Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trong cơ quan của Đảng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Mẫu báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ trường Tiểu học mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Download Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2024 của đảng viên dành cho CBCCVC?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Đảng
Nguyễn Tuấn Kiệt
26 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào