Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động
Bạn là viên chức ngành y tế và quan hệ làm việc của bạn với đơn vị dựa vào hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của Luật viên chức năm 2010 (chứ không phải là hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động).
Căn cứ vào quan hệ làm việc này và năng lực, trình độ của bạn, đơn vị đã bố trí bạn làm trưởng khoa là chức vụ quản lý theo luật viên chức. Tuy nhiên, chức vụ này chỉ tồn tại khi bạn còn tiếp tục làm việc theo hợp đồng làm việc đã giao kết và sẽ đương nhiên không tồn tại khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo nquy định.
Tại khoản 4 điều 29 Luật viên chức có quy định:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Như vậy, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định trên và lúc đó, bạn đương nhiên không còn là trưởng khoa nữa vì đã chấm dứt làm việc.
Tại khoản 2 điều 38 Luật viên chức có quy định: Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôi giữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Vấn đề này được hiểu là bạn từ chức khi không đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?