Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn 69-HD/BTGTW năm 2022 quy định như sau:
II. CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM
[...]
2. Kỷ niệm năm tròn các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước
[...]
2.3. Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)
a. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm
“Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ”.
b. Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp bộ, ngành
c. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm:
- Tổ chức Lễ kỷ niệm: Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện; Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đọc diễn văn kỷ niệm.
- Tổ chức Hội thảo khoa học: Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện.
- Tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam: Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu về sự kiện: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền.
Như vậy, Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào ngày 21/7/1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Tính đến năm 2024 là kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ ne vơ (ngày 21/7/1954 - ngày 21/7/2024). Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ ne vơ (ngày 21/7/1954 - ngày 21/7/2024) là: “Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ”.
Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào ngày, tháng, năm nào? (Hình từ Internet)
Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:
I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
[...]
Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 07 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sĩ quan quân đội chia thành mấy nhóm ngành?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sĩ quan quân đội được chia thành 05 nhóm ngành dưới đây:
- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu.
- Sĩ quan chính trị.
- Sĩ quan hậu cần.
- Sĩ quan kỹ thuật.
- Sĩ quan chuyên môn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?
- 28 tháng 11 là ngày gì? 28 11 là thứ mấy? Ngày 28 11 dương lịch là bao nhiêu âm lịch 2024?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?