Binh nghiệp là gì? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân là gì? Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Binh nghiệp là gì?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm binh nghiệp. Tuy nhiên có thể hiểu binh nghiệp là sự nghiệp quân sự. Chỉ những người tự nguyện gắn bó, công tác lâu dài trong Quân đội như sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng mới gọi là lấy binh làm nghiệp. Lựa chọn con đường binh nghiệp là chọn môi trường rộng lớn, nhiều cơ hội, lĩnh vực cho lớp trẻ được rèn luyện, cống hiến tài năng, phấn đấu vươn lên. Chọn binh nghiệp tức là phải tâm huyết cao nhất, sẵn sàng hy sinh, do vậy, phải quyết tâm, phải gắn bó, phải đặt mục tiêu, lý tưởng cao hơn sinh mệnh mình.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Binh nghiệp là gì? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân là gì? Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
[...]
Như vậy, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện những nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngoài ra, Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân như sau:
Điều 25. Quân đội nhân dân
[...]
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân cụ thể là:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc;
- Thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
- Hà Nội yêu cầu đảm bảo An toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?