Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn? Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì?
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn?
Trước đây, Quân đội nhân dân Việt Nam có tổng 4 Quân đoàn:
- Quân đoàn 1 thành lập ngày 24/10/1973;
- Quân đoàn 2 ra đời ngày 17/5/1974;
- Quân đoàn 4 ra đời ngày 20/7/1974;
- Quân đoàn 3 thành lập ngày 26/3/1975
Tuy nhiên, Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 đã được tổ chức lại thành Quân đoàn 12, là Quân đoàn đầu tiên được tổ chức lại theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, tiến lên hiện đại.
Cũng mới đây ngày 15/12/2024, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, thành lập Quân đoàn 34.
Quân đoàn 34 là Quân đoàn được tổ chức theo hướng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại
Quân đoàn 34 được thành lập trên cơ sở Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên và Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long, là những đơn vị có bề dày lịch sử, truyền thống vẻ vang.
Do đó, tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn 2 Quân đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam là: Quân đoàn 12 và Quân đoàn 34.
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn? Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì? (Hình từ Internet)
Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan cụ thể như sau:
Điều 11. Chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
đ) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
e) Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục;
Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
g) Tư lệnh, Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
h) Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
i) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
k) Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
l) Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn;
Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
m) Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
n) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
o) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn;
p) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
q) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội;
r) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục.
Hạn tuổi cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như sau:
Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: 50;
Thiếu tá: 52;
Trung tá: 54;
Thượng tá: 56;
Đại tá: 58;
Cấp Tướng: 60.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy Quân đoàn quy định tại điểm đ, điểm e và chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hạn tuổi cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm như sau:
- Đối với Cấp Úy: 50 tuổi;
- Đối với Thiếu tá: 52 tuổi;
- Đối với Trung tá: 54 tuổi;
- Đối với Thượng tá: 56 tuổi;
- Đối với Đại tá: 58 tuổi;
- Đối với Cấp Tướng: 60 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?