Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Những chức vụ trong Quân đội Nhân dân được mang quân hàm đại tướng?

Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Căn cứ STT 15 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 213/NQ-HĐND năm 2019 tỉnh Hòa Bình quy định như sau:

15. Võ Nguyên Giáp
Sinh năm 1911, mất năm 2013, nguyên Ủy Viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I-VII. Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, sinh ra trong 1 gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước ở Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. Năm 14 tuổi, đồng chí đã giác ngộ và sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1930 đồng chí tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1940 được kết nạp vào Đảng, đầu những năm 40 của thế kỷ XX, được chủ tịch Hồ Chí Minh dìu dắt, giao nhiệm vụ, đồng chí đã tích cực hoạt động cách mạng bám dân, bám địa bàn, xây dựng cơ sở, mở lớp huấn luyện quân sự tại căn cứ địa Cao -Bắc -Lạng. Tháng 12/1944 đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tổ chức tiền thân của QĐND Việt Nam. Năm 1948 đồng chí được phong quân hàm Đại Tướng trên các cương vị ủy viên Ban Chấp hành TW, Thường vụ TW Đảng cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, thành viên Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Tư lệnh Việt Nam giải phóng quân, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt năm 1954 đồng chí đã chỉ huy đại đoàn quân đội và các lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu). Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí tham gia cùng TW Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối đưa cả nước đi lên CNXH. Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2000 năm qua.

Như vậy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2000 năm qua.

Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)

Những chức vụ trong Quân đội Nhân dân được mang quân hàm đại tướng?

Theo Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định như sau:

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398;
d) Các chức vụ, chức danh quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy.
[...]

Theo quy định trên, có 3 chức vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được mang quân hàm đại tướng bao gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

- Tổng Tham mưu trưởng

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan quân đội từ Thượng tướng lên Đại tướng quân đội sau khi phục vụ tại ngũ bao nhiêu lâu?

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
[...]
2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Như vậy, thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan từ Thượng tướng lên Đại tướng quân đội tối thiểu là 4 năm.

Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc cao nhất trong quân hàm tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/12/2024, chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (01/2021) xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” - Câu nói trên là của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn? Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời cảm ơn ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 chọn lọc, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất với sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái từ ngày 01/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Tạ Thị Thanh Thảo
15 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào