Bản án số 01/DSPT ngày 18/10/2006 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng đã tuyên buộc tôi và một số người khác phải cho bà Hà Thị M số tiền 648.145.000 đồng. Mới đây, cơ quan thi hành án dân sự đã tiến hành cưỡng chế kê biên nhà của chúng tôi để thi hành án, mới ký hợp đồng định giá tài sản nhưng chưa tổ chức bán đấu giá nhà. Khi đó, chúng tôi và bà M thỏa thuận thống nhất với nhau chỉ trả 80.000.000 đồng tại cơ quan thi hành án, số tiền còn lại tự thanh toán với nhau và bà M rút đơn yêu cầu thi hành án đối với số tiền đó. Vậy, bà M phải nộp phí thi hành án dân sự như thế nào?
Trường hợp hồ sơ thi hành án đang hoãn mà người phải thi hành án chết thì có phải ra quyết định tiếp tục trước khi ra quyết định đình chỉ thi hành án không?
Cho hỏi quy định về hoãn thi hành án. Tôi xin ví dụ trường hợp: án tuyên người anh nợ người em số nợ 100 triệu đồng và lãi chậm thi hành án; án có hiệu lực, người em có đơn yêu cầu và cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án theo đúng qui định của pháp luật. Sau đó, người anh xin người em cho chậm việc trả nợ trong thời gian 06 tháng và chấp nhận chịu lãi chậm thi hành án, người em đã đồng ý với yêu cầu của người anh. Hai người cùng đến cơ quan thi hành án xin hoãn việc thi hành án 06 tháng. Thực tế có hai quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: Việc thỏa thuận của hai anh em là không trái quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội nên cơ quan thi hành án nên ra quyết định hoãn thi hành án theo điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
- Quan điểm thứ hai: Cho rằng thỏa thuận trên là trái với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: "1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây: ... b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án..."
Vậy thì quan điểm nào là đúng?
Theo bản án số 05/HSST, ngày 12/3/2010 của Tòa án nhân dân huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có hiệu lực thi hành, bị cáo Nguyễn Văn A có nghĩa vụ nộp án phí HSST là 200.000đ và án phí DSST là 3.900.000đ, bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tổn thất tinh thần cho ông B là 78.000.000đ, tiếp tục quản lý xe mô tô BS: 66K1 - 2671 để đảm bảo THA. Tòa án Lai Vung chuyển bản án sang cho Chi cục THADS để ra quyết định thi hành. Chi cục THADS Lai Vung ra quyết định phần chủ động giao CHV thi hành, CHV đã bán chiếc xe theo quy định và thu hết cho phần án phí, mãi đến khoảng 03 tháng sau thì người bị hại mới làm đơn để yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền 78.000.000đ. Hỏi CVH bán xe của bị cáo đã thu hết cho phần án phí mà không thực hiện theo thứ tự ưu tiên như vậy có đúng không. Theo thứ tự ưu tiên thì tiền bồi thường sức khỏe, tổn thất tinh thần trước phần án phí, nhưng CHV giải thích là do người bị hại chưa làm đơn yêu cầu nên khi bán xe CHV kê biên cho quyết định chủ động thì chỉ thanh toán cho quyết định đó.
Trường hợp tài sản bán đấu giá đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế thi hành án nhưng người phải thi hành án yêu cầu thẩm định lại giá tài sản trên, tiếp tục bán đấu giá theo giá đã thẩm định có được giải quyết?
Ông A là người phải thi hành án, có tài sản là 01 ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng ông A. Quá trình đôn đốc thi hành án, vợ ông A đã gửi đơn khởi kiện chia tài sản chung của 2 vợ chồng. Toà án đã thụ lý đơn nhưng chưa xét xử thì vợ ông A chết. Do vậy, Toà án đã đình chỉ việc khởi kiện chia tài sản chung. Nay cơ quan THA muốn kê biên tài sản chung của vợ chồng ông A thì có phải hướng dẫn các con của vợ chồng ông A khởi kiện ra Toà để chia di sản không?
Thời hiệu yêu cầu thi hành án đối với nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong Bản án hôn nhân gia đình tính như thế nào? Ví dụ: A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho B 500.000 đồng/tháng. Án có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/02/2005, nhưng đến ngày 01/8/2010 B mới có đơn yêu cầu thi hành án (không rơi vào trường hợp qui định tại khoản 3 Điều 30 Luật THADS năm 2008), vậy thì cơ quan thi hành án xử lý như thế nào?
Xin chào luật sư ! Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau: Năm 2003 hộ GĐ tôi được cấp GCNQSDĐ mang tên hộ ông D(Bố tôi), và cùng năm đó bố tôi có gửi GCNQSDĐ này cho chú ruột của tôi. Năm 2007 bố tôi mất, nhưng chú tôi chưa trả lại GĐ tôi GCNQSDĐ đó. Tôi đã nhiều lần đến nhà chú tôi để đòi lại GCNQSDĐ của GĐ tôi, nhưng chú tôi không chịu trả lại. Xin hỏi luật sư có cách nào đòi lại tài sản là GCNQSDĐ của GĐ tôi không?
Bản án tuyên: Buộc ông A phải có trách nhiệm trả cho ông B 200 giạ lúa. Cơ quan thi hành án xác minh được biết ông A canh tác 20.000m2 đất nông nghiệp chuẩn bị thu hoạch. Hỏi: Lúa có phải là vật cùng loại không? Trong trường hợp này Chấp hành viên áp dụng khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008 được hay không? Hoặc xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Tôi có đơn khiếu nại hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lên Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục THADS Hồ Chí Minh nay vẫn bị Cục THADS mời lên làm thủ tục phát mại với quyết định của bản án sơ thẩm. Vậy tôi có phải chấp hành không, trong khi chờ được Giám đốc thẩm hai bản án nói trên. Nếu được Giám đốc thẩm quyết định hủy hai bản án trên thì tôi đã bị thi hành án phát mại căn nhà nói trên thì giải quyết tình huống này ra sao?
Ở địa phương hiện nay đang thụ lý một số lượng lớn các vụ việc người phải thi hành án là người Trung Quốc. Thực tế sau khi ra trại trở về Trung Quốc thì cơ quan thi hành án dân sự không thể thi hành được vì chưa có văn bản quy định, hướng dẫn về vấn đề này và đề nghị có văn bản hướng dẫn?
Bản án tuyên: Buộc ông A trả cho ông B 200 triệu đồng. Chấp hành viên đã kê biên, bán đấu giá QSDĐ nhưng không có khách hàng đăng ký mua. Ông B đồng ý nhận tài sản với giá đã định là số tiền 200 triệu đồng, nhưng ông A không đồng ý giao tài sản. Vậy, trường hợp này Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế giao tài sản được không? Có trái với quy định tại Điều 100, 104 Luật Thi hành án dân sự 2008 hay không?
Cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án Bản án đã có hiệu thì nhận được thông báo sửa chữa, bổ sung bản án do có sai sót, làm thay đổi nội dung vụ việc. Cơ quan THA đã thu hồi quyết định THA và ra Quyết định THA lại. Vậy việc ra quyết định THA lại có vào sổ thụ lý THA không?
Hiện nay tại Chi cục Thi hành án huyện Đ đang tổ chức thi hành án đối với ông Nguyễn Văn A cho 5 người được thi hành án theo 5 bản án, quyết định khác nhau của cùng một Tòa án vào cùng một thời điểm. Trong 5 đương sự đó thì có 1 đương sự trước đó trong giai đoạn xét xử đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản của người có nghĩa vụ bao gồm nhà ở và quyền sử dụng đất (cơ quan thi hành án đã thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời đó). Đến nay do ông Nguyễn Văn A không chịu thi hành án nên cơ quan THADS đã kê biên và bán đấu giá tài sản nói trên để thi hành án, tuy nhiên số tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ các chi phí về thi hành án không đủ để thanh toán cho cả 5 đương sự này. Vậy, khi thanh toán tiền cho các đương sự thì cơ quan thi hành án có phải ưu tiên thanh toán cho người được thi hành án đã có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Đất đã kê biên 400m2 có tứ cận cụ thể, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không xác định được mục đích sử dụng, có thẩm định giá được không?
Người được thi hành án theo bản án sau khi gửi đơn yêu cầu thi hành án, được thụ lý nhưng không có mặt để giải quyết việc thi hành án, mặc dù đã được thông báo và triệu tập hợp lệ thì giải quyết như thế nào?
Xin chào luật sư.Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về việc như sau: Bố mẹ chồng tôi bỏ nhau cách đây 28 năm và khi ra pháp luật thì chồng tôi được cho ở với bố (bố chồng tôi) về sau bố chồng tôi đi lấy vợ và sinh được 1 con trai. Sau đó năm 2011 bà mất. Đến bây giờ vợ chồng tôi đã biết hiện đứa em con đẻ của bà đang có một bản di chúc do bố chồng tôi soạn thảo từ năm 2005 và di chúc đó ghi toàn bộ tài sản, đát đai là để lại cho con đẻ của bà mà chồng tôi thì không được hưởng chút nào.Hiện nay bố chồng tôi đang bị liệt nằm đâu nằm đấy, trí nhớ không rõ ràng.Còn chồng tôi xem bản di chúc đã được photô thì nói rằng đó không phải là chữ kí của bố vì từ trước đến giờ bố không kí tên bao giờ mà đó là chữ kí của dì(vợ bố chồng tôi sau này). Sổ đỏ đất đai đứng tên bố chồng tôi và bà dì. Bản di chúc có chữ kí của người hàng xóm và một người trưởng thôn. Xin hỏi luật sư có cách nào để chứng minh chữ kí đó không phải là của bố chồng tôi được không. Bản di chúc đó có giá trị không.Nếu không xin luật sư cho tôi lời khuyên vì tôi rất buồn: hai vợ chồng tôi phải chăm sóc bố ốm đau, chồng tôi là con trưởng, hai bố con ở mảnh đát đó rất lâu. Vậy mà bà dì nỡ lòng làm như vậy.
Án sơ thẩm tuyên A phải trả cho B 1 tỷ đồng và kê biên nhà đất của A để đảm bảo THA. Án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. C mua được nhà đất nói trên theo diện mua tài sản phát mãi bán đấu giá để thi hành án. C nộp đủ tiền và đã được cơ quan THA giao nhà đất và B đã nhận tiền thi hành án. Trong quá trình làm thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà đất cho C thì Chánh án TANDTC có kháng nghị giám đốc thẩm và Hội đồng thẩm phán TANDTC có Quyết định giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Hiện nay, cơ quan THA đã đình chỉ vụ án, đồng thời có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn việc xác lập giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói trên.
Xin hỏi: việc cơ quan THA ra văn bản ngăn chặn trong trường hợp trên là đúng hay sai? C có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hay không?