Thi hành án đối với vật cùng loại
Việc xác định lúa có phải là vật cùng loại hay không phải căn cứ vào nội dung quyết định của Toà án và quy định của pháp luật Vật cùng loại theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Dân sự 2005 là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
Khi thi hành án đối với vật cùng cùng loại, căn cứ khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008, Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo nội dung bản án, quyết định. Trường hợp vật phải trả không còn hoặc hư hỏng, giảm giá trị thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
Trong trường hợp bạn hỏi, bản án của Toà án tuyên buộc ông A phải có trách nhiệm trả cho ông B 200 giạ lúa, nhưng không tuyên rõ đó là lúa gì (lúa nếp hay lúa tẻ, lúa tẻ thì là loại lúa gì v.v.), do đó cơ quan thi hành án dân sự có văn bản kiến nghị Toà án giải thích rõ, trên cơ sở đó thực hiện việc thi hành án. Ví dụ, Toà án giải thích đó là 200 giạ lúa tẻ Bắc Hương, thì cơ quan thi hành án buộc ông A phải trả cho ông B 200 giạ lúa cùng loại là lúa tẻ Bắc Hương. Trong trường hợp khi thi hành án không còn loại lúa tẻ Bắc Hương thì phải thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?