Giá trị của di chúc

Xin chào luật sư.Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về việc như sau: Bố mẹ chồng tôi bỏ nhau cách đây 28 năm và khi ra pháp luật thì chồng tôi được cho ở với bố (bố chồng tôi) về sau bố chồng tôi đi lấy vợ và sinh được 1 con trai. Sau đó năm 2011 bà mất. Đến bây giờ vợ chồng tôi đã biết hiện đứa em con đẻ của bà đang có một bản di chúc do bố chồng tôi soạn thảo từ năm 2005 và di chúc đó ghi toàn bộ tài sản, đát đai là để lại cho con đẻ của bà mà chồng tôi thì không được hưởng chút nào.Hiện nay bố chồng tôi đang bị liệt nằm đâu nằm đấy, trí nhớ không rõ ràng.Còn chồng tôi xem bản di chúc đã được photô thì nói rằng đó không phải là chữ kí của bố vì từ trước đến giờ bố không kí tên bao giờ mà đó là chữ kí của dì(vợ bố chồng tôi sau này). Sổ đỏ đất đai đứng tên bố chồng tôi và bà dì. Bản di chúc có chữ kí của người hàng xóm và một người trưởng thôn. Xin hỏi luật sư có cách nào để chứng minh chữ kí đó không phải là của bố chồng tôi được không. Bản di chúc đó có giá trị không.Nếu không xin luật sư cho tôi lời khuyên vì tôi rất buồn: hai vợ chồng tôi phải chăm sóc bố ốm đau, chồng tôi là con trưởng, hai bố con ở mảnh đát đó rất lâu. Vậy mà bà dì nỡ lòng làm như vậy.

I.    Xin hỏi luật sư có cách nào để chứng minh chữ kí đó không phải là của bố chồng tôi được không?

Chữ ký (dạng đặc biệt của chữ viết) và chữ viết có thể thay đổi theo thời gian nhưng nó vẫn mang tính ổn định nhất định và có tính đặc trưng của người tạo ra nó. Việc thẩm định chữ ký và chữ viết nhằm xác định đó có đúng là chữ ký và chữ viết của bố chồng bạn hay không, hay đó là chữ ký giả mạo. Để giám định chữ ký đó của bố chồng bạn cần thực hiện theo các quy định sau:

1. Thủ tục trưng cầu giám định:

-         Đơn yêu cầu giám định (đối với cá nhân).

-         Hồ sơ tài liệu cần giám định (bản chính) và hồ sơ tài liệu mẫu so sánh (bản chính): Cụ thể là bản di chúc (bản chính) và các giấy tờ, văn bản khác (bản chính) có chữ viết của bố chồng bạn.

-         Tùy trường hợp cụ thể, cơ quan giám định tư pháp sẽ trực tiếp thu mẫu để so sánh.

-         Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.

 

2. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền Giám định tư pháp:

Để giám định chữ ký của bố chồng bạn có thể yêu cầu giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc theo Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012; hoặc yêu cầu tổ chức giám định pháp y theo Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012 bao gồm:

“2. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:

a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;

b) Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;

d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

3. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

a) Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;

b) Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.”

II.               Bản di chúc đó có giá trị không?

Để trả lời câu hỏi này của bạn trước hết tôi cần làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, tài sản trên đứng tên bố chồng bạn và gì chồng bạn. Do đó, theo quy định của pháp luật thì bố chồng bạn và gì chồng bạn mỗi người được hưởng 50% giá trị tài sản trên. Khi gì chồng bạn chết mà không để lại di chúc như vậy người con riêng của gì chồng bạn và bố chồng bạn là những người được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với 50% giá trị tài sản của gì chồng bạn. Tức là mỗi người sẽ được ¼ giá trị căn nhà.

Thứ hai, khi bố bạn lập di chúc thì bố bạn chỉ được để lại ¾ giá trị căn nhà vì những lý do như tôi đã trình bày ở trên.

Bản di chúc có giá trị pháp lý không thì phụ thuộc vào kết luận Giám định tư pháp và phụ thuộc vào nội dung bản di chúc. Nếu bản di chúc không phải do bố bạn ký thì đương nhiên nó không có giá trị pháp lý. Còn nếu bản di chúc đúng là do bố bạn ký thì xảy ra hai trường hợp như sau:

1.1 Di chúc trên là di chúc bằng văn bản có người làm chứng và được coi hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện luật định sau:

 “a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, di chúc bằng văn bản phải có nội dung sau:

“1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.”

1.2. Di chúc trên không được coi là hợp pháp nếu như không đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên.

Tóm lại: Để bạn có thể được hưởng thừa kế theo pháp luật thì bạn phải chứng minh bản di chúc kia không hợp pháp. Và để chứng minh được điều này thì bạn phải căn cứ trên những cơ sở pháp lý mà tôi đã phân tích nêu trên. Bạn cần chứng minh bản di chúc đó không phải do bố bạn ký hoặc là do bố bạn ký nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện luật định nêu trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật Dragon để phục vụ Quý khách vào mục đích tham khảo. Chúng tôi luôn sẵn lòng trao đổi với Quý khách hàng về những thông tin bổ sung nếu Quý khách hàng có yêu cầu.

Trân trọng!

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ của người lập di chúc không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được gửi cho người quen giữ không? Người nhận di chúc cần phải làm gì khi người viết di chúc qua đời?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc viết tay chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết di chúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời trăng trối trước khi mất có được xem là di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con có được yêu cầu hủy bỏ di chúc của bố mẹ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam ở nước ngoài có thể lập di chúc định đoạt tài sản ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc không cần công chứng chuẩn pháp lý mới nhất 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào