Hỏi đáp pháp luật về Thủ tục Tố tụng

Hỏi đáp pháp luật Thỏa thuận thi hành án phải đúng pháp luật 18:03 | 30/08/2016
Chấp hành viên A tổ chức thi hành quyết định THA số 45/QĐ-THA, ngày 12/10/2010 với nội dung ông Nguyễn Văn A trả cho bà B 50 chỉ vàng 24kara. Chấp hành viên đã làm đúng thủ tục và xác minh tài sản của ông A có diện tích đất thổ cư là 5.000m2. Sau đó Chấp hành viên cho ông A và bà B thỏa thuận như sau: Bà B được sử dụng 2.000m2 đất của ông A trong thời hạn là 05 năm và cũng trong thời hạn này ông A phải có nghĩa vụ thanh toán số vàng trả nợ cho bà B, nếu sau 05 năm mà ông A không trả đủ số vàng cho bà B thì bà B có quyền đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và đứng tên quyền sử dụng đất diện tích 2.000m2 của ông A. Hỏi việc thỏa thuận như vậy Chấp hành viên đưa vào hồ sơ có được không? Thỏa thuận có khả thi không, nếu sau 05 năm ông A không trả đủ vàng cho bà B thì giải quyết thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Có phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án không? 18:03 | 30/08/2016
Ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B thế chấp tài sản quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay Ngân hàng 500.000.000đ đến thời hạn ông A và bà B không trả Ngân hàng. Phần quyết định bản án tuyên ông A phải trả 500.000.000đ cho Ngân hàng, cơ quan thi hành án cưỡng chế xử lý tài sản thế chấp của ông A và bà B. Sau khi xử lý xong tài sản của ông A và bà B trả cho Ngân hàng còn dư 400.000.000đ, số tiền còn lại đang nằm trong tài khoản tạm gửi của cơ quan thi hành án. Tại một bản án khác bà Nguyễn Thị B và ông Nguyễn Văn A thế chấp thế chấp tài sản quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng để vay Ngân hàng 1.000.000.000đ. Phần quyết định của bản án tuyên bà Nguyễn Thị B phải trả cho Ngân hàng 1.000.000.000đ, khi cưỡng chế xử lý tài sản đảm bảo của bà B và ông A không đủ, chấp hành viên đề xuất làm thủ tục trích chuyển số tiền bán tài sản của bà B còn dư là tài sản chung của vợ chồng 50% là 200.000.000đ theo Luật Hôn nhân gia đình cho các quyết định thi hành án mà bà B phải thi hành theo Điều 47 Luật Thi hành án. Trong quá trình phân phối tiền thi hành án có nhiều ý kiến của chấp hành viên khác nhau: - Ý kiến thứ nhất: Chỉ cần làm thủ tục trích chuyển tiền của bà B sang trả cho quyết định thi hành án khác mà bà B phải thi hành án là được theo Điều 47 Luật Thi hành án . - Ý kiến thứ hai: Phải ra quyết định cưỡng chế theo Điều 76 hoặc Điều 83 Luật Thi hành án chuyển số tiền 200.000.000đ sang quyết định thi hành án mà bà B phải thi hành.
Hỏi đáp pháp luật Xác định đúng tài sản để thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Ông A có tất cả 05 người con, năm 2000 ông A chết (vợ ông A chết) và để lại tài sản gồm: quyền sử dụng đất và căn nhà. Năm 2004 tất cả 04 người con đồng ý để cho ông B (con út) được hưởng toàn bộ tài sản của ông A để lại (được UBND xã xác nhận tờ thỏa thuận phân chia di sản) nhưng đến nay chưa làm thủ tục sang tên từ ông A cho ông B theo quy định. Đến 11/2010 ông B chết. Bản án tuyên: Buộc ông B trả cho ông C là 80 chỉ vàng. Ông C khiếu nại về việc Chấp hành viên không tổ chức cưỡng chế tài sản nêu trên. Xin hỏi: trường hợp này Chấp hành viên kê biên tài sản có được không? Hướng xử lý cụ thể như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Kê biên tài sản là có cơ sở 18:03 | 30/08/2016
Năm 2005 ông A lập tờ khai di sản thừa kế là nhà đất tại xã T do cha mẹ của ông A để lại và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông A. Sau đó ông A bán nhà đất nói trên cho tôi với giá 4,5 tỷ đồng. Tuy nhiên tôi và ông A có đến Phòng công chứng lập hợp đồng uỷ quyền có nội dung ông A uỷ quyền cho tôi toàn quyền quản lý sử dụng và định đoạt tài sản trên trong thời hạn 10 năm mà không lập hợp đồng mua bán. Tôi đã giao cho ông A số tiền 4 tỷ đồng, số còn lại sẽ giao đủ khi nào tôi làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên tôi. Ông A đã giao nhà và giấy tờ nhà cho tôi. Bốn tháng sau ông H là cháu của ông A đã khởi kiện ông A để chia tài sản chung là nhà đất tại xã T mà ông A đã bán cho tôi. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên: Giao cho ông A toàn quyền sở hữu nhà đất tại xã T, ông A có nghĩa vụ trích trả cho các đồng sở hữu số tiền 2 tỷ đồng. Quan hệ giao dịch giữa tôi và ông A không có ai tranh chấp nên các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, nếu sau này có tranh chấp thì sẽ giải quyết bằng một vụ án khác. Trong quá trình giải quyết, ông A không chịu trích trả số tiền 2 tỷ đồng. Nay cơ quan Thi hành án ra Quyết định kê biên tài sản là nhà đất tại xã T mà ông A đã giao cho tôi và yêu cầu tôi khởi kiện ra Toà để được giải quyết tranh chấp mua bán. Việc cơ quan Thi hành án kê biên nhà đất mà ông A đã giao cho tôi như vậy có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Thi hành nghĩa vụ thi hành án không đồng thời 18:03 | 30/08/2016
Tòa án tuyên: Hủy hợp đồng mua bán nhà, ông A phải trả cho bà B 1 tỷ, bà B phải trả lại ông A căn nhà. Bà B có đơn yêu cầu nhận tiền còn ông A không có đơn. Cơ quan Thi hành án chỉ thụ lý phần tiền phải trả và tiến hành kê biên tài sản của ông A. Hết thời hiệu yêu cầu phần trả nhà, ông A cho rằng do chưa được nhận nhà nên không thống nhất trả tiền, vậy việc thụ lý của cơ quan Thi hành án là đúng hay sai? Căn nhà hiện nay bà B đã bán cho người khác.
Hỏi đáp pháp luật Có được thanh toán một phần tiền thi hành án từ tài sản thế chấp không? 18:03 | 30/08/2016
Chị tôi cho người quen vay tiền nhưng không có khả năng trả nợ và đã được Toà án giải quyết bằng một bản án bên vay tiền phải trả số tiền được tính theo lãi suất Ngân hàng. Nhưng trong bản án của Toà án không ghi tài sản để đảm bảo thi hành án vì đối tượng không có mặt trong phiên toà xét xử. Sau đó chị tôi cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án bên vay nợ đang có tài sản là nhà và đất hợp pháp nhưng đang cầm cố cho một người khác. Cơ quan Thi hành án đã có công văn ngăn chặn việc chuyển nhượng, mua bán số tài sản nói trên. Sau đó bên đang cầm cố nhà và đất khởi kiện ra Toà, khi có bản án cơ quan Thi hành án tỉnh lại ra thông báo bán ngôi nhà trên để đảm bảo thi hành án cho người khởi kiện sau. Xin hỏi: Trong trường hợp này khi cơ quan Thi hành án bán nhà để đảm bảo thi hành án cho người khởi kiện sau thì chị tôi có được thanh toán một phần nợ từ tài sản đó không? Nếu được thì chị tôi phải làm những thủ tục gì? Cơ quan Thi hành án phải làm thủ tục gì để đảm bảo việc thi hành Quyết định của Toà án đã có hiệu lực.
Hỏi đáp pháp luật Cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thi hành án dân sự để biết kết quả 18:03 | 30/08/2016
Tôi có nhận Quyết định thi hành án được 09 tháng, nhưng đến nay Chi cục THADS vẫn chưa thi hành án? Tôi đã gửi đơn yêu cầu đến Ban Chỉ đạo THADS. Mặc dù họ đã gửi công văn đề nghị thi hành án trả lời nhưng họ vẫn im lặng. Tôi không biết phải gửi yêu cầu của mình đến cơ quan chức năng nào?
Hỏi đáp pháp luật Giải tỏa kê biên tài sản khi người phải thi hành án đã nộp đủ tiền thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Trường hợp Chấp hành viên đã ra Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án khi xác định họ có tài sản. Sau khi tống đạt xong quyết định cưỡng chế kê biên thì ngày hôm sau người phải thi hành án đến nộp tiền thi hành án. Như vậy Chấp hành viên có ra Quyết định thu hồi Quyết định cưỡng chế đó không và căn cứ vào đâu?
Hỏi đáp pháp luật Cơ quan thi hành án thực hiện đúng pháp luật chưa? 18:03 | 30/08/2016
Tôi có vay tiền của 37 người để làm ăn nhưng thua lỗ và không có khả năng trả nợ. Tòa án đã ra quyết định tôi phải trả nợ cho 37 người theo tỷ lệ phần trăm. Khi cơ quan thi hành án dân sự huyện A thi hành án thì chỉ trả cho 13 người, 24 người còn lại đã đến nhà tôi đòi tiền. Tôi khiếu nại và hồ sơ đã chuyển lên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh B và họ cũng chỉ chia cho 13 người và trả tôi 10 triệu. Hiện nay trong khi tôi đang khiếu nại lên Bộ Tư pháp thì cơ quan thi hành án tỉnh B đã thu hồi hết tài sản của tôi. Xin hỏi cơ quan thi hành án đã thực hiện đúng pháp luật chưa?
Hỏi đáp pháp luật Có phải cưỡng chế giao đất và nhà nữa hay không? 18:03 | 30/08/2016
Án tuyên bà B phải trả cho ông A nhà và đất ở, ông A đã có đơn yêu cầu thi hành án và được cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án theo nội dung bản án đã tuyên. Cơ quan thi hành án chưa cưỡng chế bàn giao nhà và đất cho ông A nhưng ông A đã đến UBND thành phố để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và đã được UBND cấp sổ đỏ. Xin hỏi: - Vậy cơ quan thi hành án có phải cưỡng chế bà B để buộc bà B giao nhà và đất cho ông A nữa không khi ông A đã có đầy đủ các quyền sở hữu được quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005. - Nếu không phải cưỡng chế bàn giao nhà, đất thì cơ quan thi hành án xử lý vụ việc như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử 18:03 | 30/08/2016
Tại phiên tòa xét xử phải có hai kiểm sát viên tham gia, một người thực hành quyền công tố và một người kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng. Nếu phiên tòa chỉ có một kiểm sát viên thì có trái pháp luật hay không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào