Xác định đúng tài sản để thi hành án
Trường hợp nêu trên, năm 2004 tất cả 04 người con của ông A đồng ý để cho ông B (con út) được hưởng toàn bộ tài sản của ông A để lại (được UBND xã xác nhận tờ thỏa thuận phân chia di sản), mặc dù ông B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo quy định, nhưng cũng có cơ sở xác định có việc chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng tài sản nêu trên cho ông B. Ông C khiếu nại về việc Chấp hành viên không tổ chức cưỡng chế tài sản nêu trên, thì cơ quan thi hành án cần rà soát lại những việc đã thực hiện và trả lời nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ việc xử lý tài sản thi hành nghĩa vụ của ông B, cơ quan thi hành án cần xác minh cụ thể các tình tiết chứng minh tài sản đó của ông B, như: xác minh thông qua anh em của ông B, các con của ông B, quá trình quản lý, sử dụng đất. Sau khi đã xác minh và có tài liệu chứng minh tài sản đó là của ông B (mặc dù chưa hoàn tất thủ tục pháp lý) thì cơ quan thi hành án thực hiện việc xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp này, do ông B đã chết, do đó cần phải lưu ý thực hiện việc thi hành án đúng theo quy định về chuyển giao nghĩa vụ thi hành án quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự. Theo đó, trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án có văn bản thông báo, ấn định thời hạn không quá 30 ngày để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thoả thuận thực hiện. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thoả thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án, thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chấp hành viên xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định của Toà án, cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chấp hành viên yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy định của Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?