Kê biên tài sản là có cơ sở
Trường hợp bà hỏi, bà và ông A thỏa thuận ông A bán nhà đất nói trên cho bà với giá 4,5 tỷ đồng, nhưng lại thể hiện bằng việc bà và ông A đến phòng Công chứng lập hợp đồng uỷ quyền có nội dung ông A uỷ quyền cho bà toàn quyền quản lý sử dụng và định đoạt tài sản trên trong thời hạn 10 năm mà không lập hợp đồng mua bán. Vì vậy, về mặt pháp lý tại thời điểm xảy ra vụ kiện chia thừa kế và khi cơ quan thi hành án kê biên tài sản, thì tài sản này không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà, mà là của ông A theo nội dung bản án của Tòa án đã tuyên.
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên giao cho ông A toàn quyền sở hữu nhà đất tại xã T, ông A có nghĩa vụ trích trả cho các đồng sở hữu số tiền 2 tỷ đồng. Ông A không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tài sản của ông A để đảm bảo thi hành án là có cơ sở.
Bản án cũng đã xác định quan hệ giao dịch giữa bà và ông A không có ai tranh chấp nên các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, nếu sau này có tranh chấp thì sẽ giải quyết bằng một vụ án khác. Vì vậy, bà có thể khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?