Hỏi đáp pháp luật về Thủ tục Tố tụng

Hỏi đáp pháp luật Trách nhiệm của Ngân hàng trong thi hành án dân sự 18:03 | 30/08/2016
Trường hợp Cục Thi hành án dân sự TPHCM đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà nội hỗ trợ thi hành án đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật bằng việc phong tỏa tài khoản hoặc giữ tài sản đối với Ngân hàng (người bị thi hành án), nhưng đến nay đã 02 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội nhận văn bản của Cục Thi hành án dân sự mà vẫn không có văn bản trả lời. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, có quy định nào bắt buộc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội phải trả lời cho Cục Thi hành án đối với vụ việc nêu trên hay không? Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội trong trường hợp không trả lời và chậm trễ trả lời dẫn đến thiệt hại đến lợi ích của đương sự thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Thẩm quyền thu tiền thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Cho mình hỏi việc thu tiền tại các cơ quan thi hành án ngoài các Chấp hành viên thì các chuyên viên và cán bộ hoặc nhân viên hợp đồng có được phép thu các loại tiền như án phí, tiền phạt, thu bồi thường không? Theo quy định thì Chấp hành viên thực hiện các công việc thu tiền quy định tại các Điều 79, 80, 81 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau: “Điều 79. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án 1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án. Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình. 2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án. Điều 80. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ: Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng. Điều 81. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ: Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.” Ba điều luật này chỉ quy định khi cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền. Vậy, xin hỏi khi thu tiền trong những trường hợp khác thì cán bộ không phải là Chấp hành viên có được thu tiền không?
Hỏi đáp pháp luật Kê biên tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng 18:03 | 30/08/2016

Bản án số 51/DSST, ngày 21/02/2010 của Tòa án huyện H có hiệu lực thi hành buộc bà Nguyễn Thị A phải trả cho ông Đoàn Văn B số tiền là 50.000.000đ và lãi do chậm trả. Đến ngày 02/3/2010, ông B làm đơn yêu cầu thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự huyện ra quyết định theo quy định, giao Chấp hành viên tổ chức thi hành. Qua quá trình xác minh thì bà A có diện tích đất 5.000m2 lúa, ngoài ra không còn gì khác, nhưng diện tích đất lúa bà A đã thế chấp Ngân hàng NNPTNT với số tiền là 250.000.000đ. Chấp hành viên phát công văn yêu cầu Ngân hàng phối hợp thi hành, Ngân hàng đã đồng ý. Ngày 12/6/2010, Chấp hành viên đã tiến hành kê biên diện tích đất trên của bà B để thi hành cho Ngân hàng và ông B. Nhưng Viện kiểm sát huyện không đồng ý cho Ngân hàng phối hợp, yêu cầu cơ quan thi hành án chỉ kê biên tương ứng với phần nợ mà bà A nợ ông B, riêng phần nợ Ngân hàng do chưa có án nên không được tổ chức thi hành. Viện kiểm sát cho rằng chỉ thi hành khi đã có bản án, ở đây phần bà A nợ Ngân hàng là chưa có án nên cơ quan thi hành án không được tổ chức thi hành. Hỏi: Viện kiểm sát yêu cầu như vậy là có đúng không? Trong trường hợp này nếu theo yêu cầu của Viện kiểm sát thì có được kê biên một phần tài sản mà bà A đã thế chấp cho Ngân hàng để thi hành cho một mình ông B được không?

Hỏi đáp pháp luật Uỷ quyền; thỏa thuận và căn cứ ra quyết định đình chỉ thi hành án dân sự. 18:03 | 30/08/2016
Người được thi hành án có văn bản ủy quyền thi hành án cho người được ủy quyền. Trong quá trình giải quyết thi hành án. Người phải thi hành án có văn bản đồng ý cho người khác thay mình thực hiện nghĩa vụ thi hành án. sau đó người được ủy quyền thi hành án và người được đại diện thực hiện thay nghĩa vụ người phải thi hành án tiến hành thỏa thuận thi hành án. Hai bên đương sự đồng ý việc thỏa thuận. đại diện người phải thi hành án nộp đủ số tiền theo biên bản thỏa thuận, người được ủy quyền (bên được thi hành án) đã có văn bản đề nghị đình chỉ việc thi hành án. Nhưng sau khi ký biên bản thỏa thuận và viết đơn đề nghị đình chỉ thi hành án (cơ quan thi hành chưa ra quyết định đình chỉ thi hành án). Sau đó người được ủy quyền thi hành án có thay đổi về việc thỏa thuận. Hỏi: Cơ quan thi hành án có được ra quyết định đình chỉ thi hành án theo nội dung thỏa thuận ban đầu hay không?
Hỏi đáp pháp luật Thủ tục lập di chúc và mở thừa kế 18:03 | 30/08/2016
2 vợ chồng cụ N có tất cả 5 người con trong đó khi lấy nhau mỗi người có một con gái riêng.(một cô đã bỏ 20 năm không tin tức) Cụ ông đã mất cách đây hơn 20 năm các cụ có khối tài sản chung gồm 1 ngôi nhà cấp 4 và quyền sử dụng 150m2 đất. Năm 2010 con trai duy nhất của các cụ ốm mất không có vợ con. hiện chỉ còn 3 cô con gái....tuy nhiên do 2 trong 3 cô con gái của cụ N có nhưng hành vi ngược đãi cụ. Nên Cụ N muốn lập di chúc cho tặng toàn bộ khối tài sản gồm nhà và đất của cụ cho một người cháu như vậy việc lập di chúc cho tặng như vậy có hợp pháp không? Thời điểm mở thừa kế các con của cụ có quyền khiếu nại đòi hỏi quyền lợi gì không? Việc lập di chúc với nội dung nêu trên tiến hành ở UBND xã phường có được k? Phải tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Trả tài sản cho vợ chồng được thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Quyết định thi hành án là trả lại tài sản cho vợ, chồng ông A, sau đó vợ ông A đến nhận nhưng không có chồng đến nhận cùng, Chấp hành viên đã làm thủ tục để trả lại cho vợ ông A (ông A không có giấy ủy quyền). Như vậy, Chấp hành viên trả lại như vậy có đúng không? Trong trường hợp này có cần phải có giấy ủy quyền của người chồng không?
Hỏi đáp pháp luật Thời hạn bán đấu giá lần hai 18:03 | 30/08/2016
Xin hỏi ông A thế chấp tài sản là nhà và quyền sử dụng đất để vay vốn Ngân hàng. Do ông A không trả nợ, Ngân hàng đã khởi kiện tại Tòa án, Tòa án đã xử buộc ông A phải trả nợ cho Ngân hàng và kê biên bảo thủ tài sản đã thế chấp. Sau đó Ngân hàng yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án đã cưỡng chế kê biên tài sản đã thế chấp và ký hợp đồng bán đấu giá với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của tỉnh. Sau 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng bán đấu giá do không có người mua nên bán đấu giá không thành, sau đó Chấp hành viên đã giảm giá bán theo quy định và tiếp tục ký hợp đồng bán đấu giá nhưng vẫn không bán được và lại tiếp tục giảm giá và ký hợp đồng bán đấu giá. Xin hỏi thời gian bán đấu giá từ lần thứ 2 trở đi tối thiểu là bao nhiêu ngày. Nếu bên yêu cầu thi hành án (Ngân hàng) yêu cầu cơ quan thi hành án ký hợp đồng với doanh nghiệp bán đấu giá khác có được không; có cần phải có sự đồng ý của bên phải thi hành án hay không? Nếu bên phải thi hành án đã đi khỏi địa phương không liên lạc được thì việc bán đấu giá các lần tiếp theo sau giảm giá có thực hiện được không?
Hỏi đáp pháp luật Yêu cầu người đang quản lý, sử dụng đất giao đất cho người được thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Tòa án tuyên vợ chồng ông A, bà B phải nộp 500.000đ tiền án phí và trả vợ chồng ông C, bà D 100m2 đất trong tổng số 200m2. 200m2 đất này là của ông C, bà D nhờ vợ chồng ông A, bà B trông coi hộ từ trước, nay ông C, bà D về đòi thì ông A, bà B không trả nên ông C, bà D kiện đòi đất. Tòa án tuyên ông A, bà B trả lại ông C, bà D 100m2, 100m2 còn lại ông C, bà D cho ông A, bà B vì đã trông coi hộ. Cơ quan THA thi hành chưa có kết quả thì bà B mất, ông A lấy vợ và vẫn sống trên mảnh đất 100m2 được cho và quản lý 100m2 phải giao trả ông C, bà D. Vậy xin hỏi nghĩa vụ thi hành án hiện tại là của một mình ông A có đúng không? cơ quan thi hành án có phải ra quyết định thi hành án mới về việc thi hành án này không? buộc một mình ông A thi hành án có đúng không hay phải xác định phần của từng người rồi chuyển giao việc thi hành án theo thừa kế với phần của bà B?
Hỏi đáp pháp luật Thi hành án giao con 18:03 | 30/08/2016
Tôi và chồng tôi đã ly dị nhau và theo bản án của Tòa thì tôi được quyền nuôi dưỡng con, nhưng đã hơn 1 năm nay kể từ ngày bản án có hiệu lực thì chồng tôi vẫn chưa giao con cho tôi. Tôi đã làm đơn yêu cầu thi hành án nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa giải quyết được. Đến nay thì cơ quan thi hành án trả lời là đã chuyển hồ sơ của tôi qua Viện kiểm sát. Vậy tôi phải chờ đến khi nào? Trong thời gian bao lâu kể từ ngày nhận được hồ sơ của tôi thì Viện kiểm sát mới giải quyết xong?
Hỏi đáp pháp luật Kê biên tài sản thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Ông A nợ ông B 100.000.000đ đã được Tòa án giải quyết. Sau khi có bản án, ông B đã gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành án. Qua xác minh ông A có đủ điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. CHV xác minh ông A có 1 thửa đất nhưng ông A đã đổi với người anh ruột là ông C và sử dụng ổn định từ năm 1988 nhưng chưa làm thủ tục chuyển đổi đúng quy định pháp luật. Ông C đồng ý để cơ quan thi hành án kê biên phát mãi thi hành án cho ông B. Xin hỏi CHV có được quyền kê biên phần đất của ông C đổi với ông A để thi hành án cho ông A không? Vì ông A nợ ông B từ năm 2003 đến nay chưa được giải quyết.
Hỏi đáp pháp luật Thủ tục bán đấu giá tài sản thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Gia đình em đang trong giai đoạn bán đấu giá tài sản là vườn (rẫy) ra thi hành án và việc đấu giá đã diễn ra 2 lần rồi nhưng chưa thành công. Cho em hỏi là thời gian đấu giá tài sản diễn ra mấy lần trong một năm?
Hỏi đáp pháp luật Giải quyết việc thi hành án khi thu hồi quyết định thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự về chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án thì: “Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao và ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trước đây. Đối với các quyết định, thông báo khác về thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thi hành án dân sự giữ nguyên, thu hồi hoặc ra các quyết định, thông báo khác phù hợp theo quy định của Luật này.” Vậy xin cho tôi hỏi, sau khi có quyết định thu hồi và ra quyết định thi hành án mới thì quyết định thi hành trước đây có đương nhiên kết thúc không? cơ quan thi hành án có thể xóa sổ thụ lý và tính là một việc thi hành xong không, nếu không thì xử lý trường hợp này như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Thụ lý đơn yêu cầu thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Quyết định số 72/2010/HNGĐ-ST ngày 08/9/2010 của TAND huyện tuyên về con chung giao cháu Nguyễn Ngọc Hà Nhi, sinh ngày 09/4/2006 cho anh T trực tiếp nuôi dưỡng. Chị C được quyền qua lại thăm nom, chăm sóc con chung không ai được cản trở. Sau khi án có hiệu lực chị C giao con chung cho anh T trực tiếp nuôi dưỡng. Việc giao nhận này do hai bên tự thực hiện không có sự chứng kiến của cơ quan THADS và chính quyền địa phương. Cháu Hà Nhi ở với anh T được 02 năm thì ngày 05/9/2012 chị C đến trường bắt cháu Hà Nhi về sống với chị C. Vậy anh T có quyền làm đơn yêu cầu THA yêu cầu chị C giao lại con cho anh T trực tiếp nuôi dưỡng không? Chi cục THADS huyện có thụ lý đơn yêu cầu thi hành án của anh T không?
Hỏi đáp pháp luật Kê biên quyền sử dụng đất chưa được chia thừa kế 18:03 | 30/08/2016
Hiện tôi đang phải thi hành án về thanh toán nợ 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng). Tôi không có tài sản gì để thi hành án. Trước khi mất bố tôi có để lại di chúc (có chứng thực của UBND xã) chia cho tôi một phần đất của ông. (Thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của bố mẹ tôi, khi mất ông chỉ để lại di chúc chia phần của ông là 1/2 thửa đất của ông bà). Do anh trai tôi không đồng ý chia đất cho tôi theo di chúc nên sau khi bố tôi mất di chúc chưa được thực hiện. Chấp hành viên ấn định cho tôi trong thời gian 4 tháng để thực hiện chia đất theo di chúc hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án chia tài sản theo di chúc. Nếu sau thời gian 4 tháng mà tôi không nhận được đất thừa kế mà không khởi kiện ra tòa án yêu cầu chia thừa kế thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên, bán đấu giá thửa đất nói trên để thi hành án. Vậy cơ quan thi hành án có quyền kê biên đất chưa chia thừa kế không? Nếu kê biên đất thì được kê biên tất cả thửa đất của bố mẹ tôi hay chỉ được kê biên phần đất của bố tôi để lại hay chỉ kê biên phần đất tôi được hưởng theo di chúc?
Hỏi đáp pháp luật Khấu trừ thu nhập đảm bảo thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Chấp hành viên có được ra quyết định khấu trừ thu nhập đối với khoản tiền mà người phải thi hành án là thương binh, bênh binh và người có công với cách mạng được hưởng hàng tháng không? Quy định ở văn bản nào?
Hỏi đáp pháp luật Nên liên hệ trực tiếp với cơ quan thi hành án dân sự 18:03 | 30/08/2016
Tôi tên Trần Quốc Việt đang sinh sống tại Tây Ninh là con trai trưởng của người bị hại. Sau đây tôi xin trình bày sự việc như sau: Cha tôi là Trần Văn Phúc, năm 2003 cha tôi đi thăm quan du lịch tại Hà Tiên đã gặp tai nạn và chết tại nơi này (chết 11 người do chìm tàu). Sau khi được xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Kiên Giang, rồi Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM xét xử vụ án trên. Căn cứ vào Bản án số 782/HSPT ngày 14/4/2004 của Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM về vụ việc Châu Thanh Hà và đồng bọn phạm tội “vi phạm an toàn giao thông đường thủy”. Theo quyết định của bản án trên thì gia đình tôi được nhận số tiền bồi thường thiệt hại là 36.200.000 đồng (được biết thêm số tiền bồi thường này do công ty bảo hiểm bồi thường). Do điều kiện gia đình rất khó khăn không thể trực tiếp đến cơ quan thi hành án được, gia đình đã gửi đơn xin yêu cầu thi hành án nhiều lần đến cơ quan (trong đơn có ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để liên lạc) nhưng đến nay đã rất lâu vẫn không có bất kỳ thư phản hồi nào của cơ quan thi hành án. Vậy trong trường hợp này tôi và gia đình cần phải làm gì để nhận tiền bồi thường tính mạng của cha tôi, không lẽ gia đình cứ gửi đơn hoài như vậy?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào