ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2670/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 10 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của
thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 27
tháng 12 năm 2016 Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017 của tỉnh
Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng
UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các Sở: Tư pháp, Lao động, Thương binh và
Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Du lịch, Văn hóa và
Thể thao, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận
tải và Giáo dục và Đào tạo triển khai thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành thông
qua.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp; GTVT, LĐ, TB&XH, GD&ĐT,
NN&PTNT, VHTT&DL, KHCN, Y tế, TNMT, Công thương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, Các PCVP và CV: VH, TH;
- Lưu: VT, NVTP.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
2670/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. LĨNH VỰC VĂN
HÓA VÀ THỂ THAO (08 TTHC)
1. Thủ tục: Cấp, thu hồi giấy phép
tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa
phương
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị bỏ quy
định nộp văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của
pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn
bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
Lý do:
- Việc quy định tổ chức, cá nhân phải
nộp 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác
giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác
giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là không cần thiết và
không hợp lý vì trong đơn đề nghị cấp phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đã có nội dung cam kết của đơn vị tổ
chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang về thực
hiện các nghĩa vụ liên quan đến pháp luật về quyền tác giả
và quyền liên quan. Việc quy định nộp bản sao hợp đồng hoặc
văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác
giả là không khả thi vì thực tế trong lĩnh vực nghệ thuật có nhiều tác giả lấy nghệ danh; một số tác giả đã mất hoặc có thể ở
nước ngoài cho nên khó xác định danh
tính, nơi sống của tác giả vì vậy việc liên hệ để ký hợp đồng
hoặc xin văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là khó thực hiện.
Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều 9,
Nghị định số: 15/2016/NĐ-CP , ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ quy định về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 101.120.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 82.720.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 18.400.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18%.
2. Thủ tục: Tiếp nhận hồ sơ thông
báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn, phương tiện giao thông,
biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi quy định thời hạn gửi
hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa
phương đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên băng rôn từ
15 ngày xuống còn 7 ngày trước khi thực hiện quảng cáo
Lý do:
- Quy định tổ chức, cá nhân có nhu cầu
thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản
phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi
thực hiện quảng cáo 15 ngày không khả thi và khó thực hiện đúng trong thực tế, đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trên băng
rôn. Quá trình tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên băng rôn của
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương khác
trong cả nước cho thấy rất ít tổ chức,
cá nhân gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý đúng thời hạn
trước 15 ngày trước khi thực hiện quảng cáo mà thường chỉ gửi hồ sơ trong khoảng
thời gian từ 5 ngày đến 01 tuần, nhiều trường hợp chỉ gửi trước từ 2 đến 3 ngày
trước khi thực hiện quảng cáo.
- Theo quy định trên thì những trường
hợp này sẽ không được cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ do vậy không thể thực hiện
quảng cáo (trong khi các doanh nghiệp nay đã ký kết hợp đồng thực hiện quảng
cáo với các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện quảng cáo); để tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp và công dân thì cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải tiếp nhận
hồ sơ của các đơn vị gửi không đúng thời hạn. Do vậy để quy
định được phù hợp và có tính khả thi cao khi đưa vào áp dụng
trong thực tế, đề nghị giảm quy định về thời hạn yêu cầu gửi hồ sơ thông báo sản
phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm
quyền về quảng cáo của địa phương đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện
quảng cáo trên băng rôn từ 15 ngày xuống còn 7 ngày trước khi thực hiện quảng cáo.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Khoản 1, Điều 30, Luật Quảng cáo.
3. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh hoạt động thể dục thể thao đối với câu lạc bộ thể thao
chuyên nghiệp hoặc doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động
bơi lặn
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ yêu cầu doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn phải có bác sĩ hoặc
nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao do Viện Khoa
học thể dục thể thao hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học thể
thao cấp.
Lý do:
- Quy định trên gây tốn kém và lãng
phí cho doanh nghiệp khi phải chi thêm khoản kinh phí để hợp
đồng 01 bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao; đội ngũ này
được hợp đồng để thực hiện chủ yếu nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu đối với các trường
hợp đuối nước khi tham gia hoạt động bơi lặn hoặc thực hiện công tác trị liệu,
hướng dẫn phương pháp giữ gìn, phục hồi sức khỏe ở một số cơ sở có hướng dẫn tập
luyện hoặc đào tạo vận động viên. Do vậy doanh nghiệp chỉ cần ký hợp đồng liên kết cấp cứu với cơ sở y tế gần
nhất để thực hiện những nhiệm vụ trên trong trường hợp cần thiết thay vì phải tốn kém kinh phí để hợp đồng
01 bác sĩ hoặc nhân viên y tế túc trực thường xuyên.
Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm b, Khoản 2, Mục III,
Thông tư số: 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao hướng
dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể
dục, thể thao.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 2.146.480.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 2.002.480.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 144.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7%.
4. Thủ tục: Công nhận "Thôn
văn hóa”, "Làng văn hóa”, "Bản văn hóa”, "Tổ dân phố văn hóa” và
tương đương
Nội dung đơn giản hóa:
- Tăng thời gian giải quyết từ 05
ngày lên 30 ngày.
Lý do:
- Vì Ban chỉ đạo phải tiến hành họp
xét hồ sơ và kiểm tra thực tế mới có thể tham mưu UBND cấp
huyện ra quyết định và tổ chức công nhận cho các đơn vị, việc sắp xếp thời gian
họp Ban chỉ đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thời gian 05 ngày làm việc không thể giải quyết kịp.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 8
Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 về việc quy định chi tiết về
tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu "Gia đình văn
hóa”; "Thôn văn hóa”, "Làng văn hóa”, "Ấp
văn hóa”, "Bản văn hóa”, "Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, sửa đổi
thời gian giải quyết từ 05 ngày lên 30 ngày.
5. Thủ tục: Cấp giấy phép thành lập
văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
6. Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung
giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại
Việt Nam
7. Thủ tục: Cấp lại giấy phép
thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC):
- Sửa đổi trình tự thực hiện cho phù
hợp.
Lý do: Việc
quy định nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh là chưa phù hợp
với thực tế, như vậy sẽ kéo dài quy trình giải quyết TTHC.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi khoản 2, Điều 20
khoản 3, Điều 22 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quảng cáo lại như sau:
"2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện:
a) Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Văn hóa, Thể thao cấp tỉnh nơi đặt
Văn phòng đại diện;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
hoặc Văn hóa, Thể thao tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao giấy phép đó đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;”
8. Thủ tục: Cấp Giấy phép kinh
doanh karaoke đối với hộ kinh doanh cá thể
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi quy định tại Khoản
4, Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ và Khoản
3, Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
Lý do:
Trên thực tế, một số điểm kinh doanh karaoke được xây dựng liền kề với hàng rào
các trường học nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về khoảng cách
theo quy định của pháp luật.
- Quy định hướng dẫn về áp dụng đo
khoảng cách chưa hợp lý, cần được sửa đổi để khắc phục những hạn chế, bất cập, ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học của các trường và quản lý nhà nước về hoạt
động văn hóa và kinh doanh.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi quy định tại Khoản
4, Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ và Khoản
3, Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
II. LĨNH VỰC TƯ
PHÁP (06 TTHC)
1. Nhóm thủ tục: Đăng ký khai tử -
Xóa đăng ký thường trú
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị triển khai thực hiện liên
thông việc đăng ký khai tử và việc xóa đăng ký thường trú nhằm giảm được giấy tờ,
chi phí và thời gian đi lại cho cá nhân, người dân.
Lý do: Nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Công an ban hành Thông tư nhằm hướng dẫn việc
thực hiện liên thông.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
* Đối với khu vực các thị xã,
thành phố:
Số liệu tính
toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 272.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 136.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 136.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.
* Đối với khu vực các huyện:
Số liệu tính
toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 230.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 136.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 94.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40,9%.
2. Thủ tục: Đăng ký nhận cha, mẹ,
con
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị quy định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ yêu cầu cung cấp
các giấy tờ chứng minh "nếu có”.
Lý do: Việc
quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con phải cung cấp giấy tờ của cơ quan y
tế, giấy tờ chứng minh mối quan hệ sẽ rất khó thực hiện,
gây khó khăn và tốn kém cho người dân. Vì thực tế, hiện
nay rất nhiều trường hợp nhận cha, mẹ,
con không có giấy tờ chứng minh như phim ảnh, thư từ,... thì phải tiến hành xác
định ADN như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí cho công dân.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị chỉ quy định yêu cầu cung cấp
các giấy tờ chứng minh "nếu có” hoặc văn bản cam đoan
của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất 2 người thân
thích của cha, mẹ làm chứng. Cụ thể là sửa đổi Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Hộ tịch.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 6.472.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 257.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 6.215.000 đồng/1
lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 96%.
3. Thủ tục: Thành lập Văn phòng
công chứng
Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi trình tự thực hiện cho phù hợp.
Lý do: Việc
quy định nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh là chưa phù hợp với thực tế, như vậy
sẽ kéo dài quy trình giải quyết TTHC.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 1, 2 Điều 23 của Luật Công chứng thành:
"1. Các công chứng viên thành lập
Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Sở
Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở. Hồ sơ đề
nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:...”.
4. Thủ tục: Đăng ký hoạt động của
tổ chức hành nghề luật sư
Nội dung đơn giản hóa: Bổ sung thành phần hồ sơ.
Lý do: Việc
quy định yêu cầu điều kiện "Giấy tờ chứng minh ít nhất 02 năm hành nghề
liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan tổ chức theo quy định của Luật luật sư”.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung thêm thành phần hồ sơ vào khoản 2 Điều 35 Luật Luật
sư.
5. Thủ tục: Phê duyệt Đề án tổ chức
Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật
nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư
Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi trình tự thực hiện cho phù hợp.
Lý do: Việc quy định nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh là chưa phù hợp với
thực tế, như vậy sẽ kéo dài quy trình giải quyết TTHC.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 20 Nghị định 123/2013/NĐ-CP của Chính phủ
về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Luật sư lại như sau:
"2. Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Liên đoàn luật
sư Việt Nam có ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban
chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng kỷ luật nhiệm kỳ mới. Trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận được ý kiến nhất trí của
Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố
trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại
hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật
nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư.”
6. Thủ tục: Phê chuẩn kết quả Đại
hội luật sư
Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi trình tự thực hiện cho phù hợp.
Lý do: Việc
quy định nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân tỉnh là chưa phù hợp với thực tế, như vậy
sẽ kéo dài quy trình giải quyết TTHC.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 21 Nghị định 123/2013/NĐ-CP của Chính phủ
về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư lại
như sau:
"2. Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật
sư phải gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương báo cáo kết quả Đại hội, kèm theo biên bản bầu cử,
danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng
khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư, Nghị quyết Đại hội. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả Đại hội, Sở Tư pháp tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê chuẩn kết quả Đại hội.”
III. LĨNH VỰC DU LỊCH
(06 TTHC)
1. Thủ tục: Xếp hạng cơ sở lưu trú
du lịch hạng 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch;
2. Thủ tục: Xếp hạng cơ sở lưu trú
du lịch hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch cho biệt thự du lịch,
căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách
du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực
hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Biên
lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lưu trú du lịch theo quy định hiện hành.
Lý do:
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Biên lai nộp phí cần trả lại cho tổ
chức, chỉ cần xuất trình hoặc nộp bản sao.
Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Khoản 1.1, 1.3 Mục 1 Phần
III Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật
Du lịch về lưu trú du lịch.
- Đề nghị bỏ Điểm đ, Khoản 1.1 Mục I
Phần III Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số Điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 197.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 130.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 66.500 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,8%.
3. Thủ tục: Thẩm định lại, xếp hạng
lại hạng cơ sở lưu trú du lịch hạng 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch;
4. Thủ tục: Thẩm định lại, xếp hạng lại
hạng cơ sở lưu trú du lịch hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch cho
biệt thự du lịch, căn hộ du lịch bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà có
phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá
trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản
sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
Lý do:
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận
tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp
kèm theo bản chính để đối chiếu.
Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 Thông tư số
04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ,
Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL , Thông tư số 88/2002/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL .
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 218.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 151.500 đồng/1 lần thực hiện.
* Chi phí tiết kiệm: 66.500 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,5%.
5. Thủ tục: Cấp thẻ hướng dẫn viên
du lịch nội địa
6. Thủ tục: Cấp thẻ hướng dẫn viên
du lịch quốc tế
Nội dung đơn giản hóa: (cho cả 02
TTHC)
Sửa đổi thời hạn của Giấy khám sức khỏe
được quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 74 Luật Du lịch năm 2005.
Lý do:
Theo quy định tại Điều 74. Cấp thẻ hướng
dẫn viên
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn
viên bao gồm:
d) Giấy khám sức
khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá ba tháng tính đến
thời điểm nộp hồ sơ;
Trên thực tế trước đây giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp trong thời hạn không quá ba
tháng. Nhưng hiện nay, cơ quan có thẩm quyền có nhiều loại
giấy khám sức khỏe như khám sức khỏe nào, đồng thời điều chỉnh thời hạn của giấy khám sức khỏe vì hiện nay, theo quy định, các cơ sở y tế có thẩm quyền
được cấp giấy khám sức khỏe có giá trị
trong thời gian 01 năm.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa Điểm d, Khoản 1, Điều 74
Luật Du lịch năm 2005 lại như sau:
“d) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế
có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu tháng hoặc một năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;”
Lợi ích phương án đơn giản:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục hành chính là:
- Chi phí tuân thủ tục hành chính trước
khi đơn giản hóa: 434.480.000 triệu đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ tục hành chính sau
khi đơn giản hóa: 422.825.000 triệu đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 11.655.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,76%.
IV. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (23 TTHC)
1. Thủ tục: Giải quyết chế độ đối
với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị không yêu cầu nộp bản chính
mà có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và
xuất trình bản chính để đối chiếu đối
với giấy tờ: "Quyết định phục viên, xuất
ngũ;...”
Lý do:
- Các giấy tờ liên
quan đến chế độ chính sách thường phải sử dụng nhiều lần quy định nộp bản gốc như vậy là không phù hợp. Quy định như vậy nhằm đảm
bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 27
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng
dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công
với cách mạng và thân nhân.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính
toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 172.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 141.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 31.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỉ lệ cắt giảm
chi phí: 18%.
2. Thủ tục: Cấp giấy phép hoạt động
dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 11 của
Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 của Chính phủ.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp
trực tiếp thì cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính
để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi
thực hiện thủ tục hành chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 11 của
Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ
tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
việc làm.
3. Thủ tục: Gia hạn giấy phép hoạt
động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 14 của
Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 của Chính phủ.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá
nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao
có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi
thực hiện thủ tục hành chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi khoản 1, Điều 14 của
Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ
tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
việc làm.
4. Thủ tục: Đăng ký công bố hợp
quy đối với sản phẩm, hàng hóa
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 11
Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá
nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản
chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng
tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành
chính.
- Để đa dạng hóa
hình thức nộp thành phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 11
Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ LĐ-TBXH quy định thủ tục
chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản
phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi Điểm đ, Khoản 2, Điều
14 Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá
nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện
thủ tục hành chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm đ, Khoản 2, Điều
14 Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
6. Thủ tục: Quyết định công nhận
cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người
khuyết tật
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 3 của
Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá
nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng
tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành
chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 3 của
Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012.
7. Thủ tục: Gia hạn quyết định
công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là
người khuyết tật
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi
Điểm b, Khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của
Bộ LĐ-TBXH.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá nhân, tổ chức có quyền
lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc
nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân tổ chức khi thực hiện thủ tục
hành chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 3, Điều
3 của Thông tư số 26/2012/TT-BLDTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012.
8. Thủ tục: Cấp giấy phép hoạt động
cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi đối với cơ sở
thuộc tỉnh quản lý
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều
29 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 và điểm b, khoản 1, Điều 12 của
Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá
nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính đề đối chiếu hoặc
nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng
tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành
chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 1, Điều
29 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
- Đề nghị sửa đổi điểm b, Khoản 1, Điều
12 của Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Người cao tuổi.
9. Thủ tục: Cấp Giấy phép thành lập
cơ sở hỗ trợ nạn nhân
Nội
dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 4, Điều 4 của
Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì
cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính
để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng
tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành
chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 4, Điều 4 của
Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ.
10. Thủ tục: Sửa đổi, bổ sung Giấy
phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị sửa đổi
Khoản 2, Điều 11 của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp
trực tiếp thì cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính
để đối chiếu hoặc
nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do:
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng
tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành
chính.
- Để đa dạng hóa hình thức nộp thành
phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 11 của
Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
11. Thủ tục: Đưa người nghiện ma
túy vào cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 15 của Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012 của Bộ LĐ-TBXH và Bộ Công
an.
- Ghi rõ hình thức bản sao nhằm đa dạng
hóa hình thức của thành phần hồ sơ, cụ thể là trường hợp nộp trực tiếp thì cá
nhân, tổ chức có quyền lựa chọn bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực khi gửi qua bưu điện.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho
cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
- Để đa dạng hóa
hình thức nộp thành phần hồ sơ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 15 của
Thông tư số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012 của Bộ
LĐ-TBXH và Bộ Công an Quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên,
người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
12. Thủ tục: Thông báo việc tổ chức
làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong năm.
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 4, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP
ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 124.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 124.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
13. Thủ tục: Thông báo về việc tuyển
dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc.
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/06/2013 về ban hành danh mục công việc nhẹ được
sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 183.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 183.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm
chi phí: 100%.
14. Thủ tục: Thông báo về việc chuyển
địa điểm đặt trụ sở, chỉ nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động
cho thuê lại lao động
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 6 Thông tư số
01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 236.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 236.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
15. Thủ tục: Báo cáo tình hình hoạt
động cho thuê lại lao động
Nội dung
đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục
TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn
chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 17 Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 123.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 123.000 đồng/1
lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
16. Thủ tục: Báo cáo về việc thay đổi
người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính thông
thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết quả thực
hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 20 Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 196.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 196.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
17. Thủ tục: Khai báo tai nạn lao
động
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động
chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng
lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp
hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
báo cáo kịp thời, nhanh nhất đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 10 và Điểm b Khoản 2 Điều 19
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 125.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 125.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
18. Thủ tục: Gửi biên bản điều tra
tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- TTHC này chủ yếu thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước.
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Khoản 9
Điều 13 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 167.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 167.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
19. Thủ tục: Cung cấp hồ sơ, tài
liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục
TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số
39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 661.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 661.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
20. Thủ tục: Báo cáo tai nạn lao động
của người sử dụng lao động
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thời gian, kết
quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm
thời gian xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số
39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 125.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 125.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
21. Thủ tục: Khai báo sự cố kỹ thuật
gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh
lao động nghiêm trọng
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được chuẩn hóa thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thì thủ tục này chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính
thông thường, không quy định trình tự thực hiện, không quy định thành phần hồ
sơ, không quy định thời gian, kết quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn
chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm thời gian xử lý của
cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 26 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 62.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 62.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
22. Thủ tục: Báo cáo công tác an
toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này trong Danh mục TTHC được
chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.
Lý do:
- Qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì thủ tục này
chỉ là hình thức nhận báo cáo hành chính thông thường, không quy định trình tự
thực hiện, không quy định thời gian, kết quả thực hiện.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 8, Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính
thì TTHC này không đủ điều kiện để cấu thành 01 TTHC hoàn chỉnh.
- Cắt giảm TTHC không cần thiết, giảm
chi phí của cá nhân, tổ chức đến liên hệ cũng như cắt giảm
thời gian xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ thủ tục quy định tại Điều 10 Thông
tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ chức thực hiện
công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 104.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 104.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
23. Thủ tục: Chi phí mai táng phí
cho đối tượng bảo trợ xã hội
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ bỏ thành phần hồ sơ sau: Sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của Công an cấp xã, quyết định thôi hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm
quyền đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi.
Lý do:
Vì TTHC này đã có tại hồ sơ đối tượng
khi tăng hàng tháng. Nếu đối tượng đã hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội do Luật Bảo
hiểm xã hội điều chỉnh hoặc trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường
hợp người từ đủ 80 tuổi thì không hưởng trợ cấp Bảo hiểm
xã hội hàng tháng đối với đối tượng người từ đủ 80 tuổi.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho một lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 115.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 76.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 39.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%.
V. LĨNH VỰC GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO (11 TTHC)
1. Thủ tục: Chuyển trường đối với
học sinh trung học phổ thông
2. Thủ tục: Chuyển trường đối với
học sinh trung học cơ sở
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có công
chứng Bằng tốt nghiệp cấp học dưới, Bản sao giấy khai sinh theo hướng có thể nộp
bản sao từ sổ gốc hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Đề nghị bổ sung mẫu Đơn xin chuyển
trường.
- Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết
TTHC. Cụ thể: "Giải quyết ngay trong ngày,
nếu nộp sau 15 giờ hàng ngày thì trả kết quả vào
ngày hôm sau".
Lý do: Tạo
điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất trên cả nước,
nếu đặt ra yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực sẽ làm cho cá nhân phải mất
thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục hành chính Chứng thực bản sao từ bản
chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp
hoặc chứng nhận.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị ban hành mẫu Đơn xin chuyển trường và sửa đổi Điều 5 Quyết định
số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học
sinh học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 146.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 117.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 29.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,8%.
3. Thủ tục: Cấp bản sao văn bằng,
chứng chỉ
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung mẫu Đơn đề nghị cấp bản sao vãn bằng, chứng chỉ.
Lý do:
- Thứ nhất, nhằm thể hiện ý chí, nguyện
vọng của người có yêu cầu; Tạo điều kiện thuận lợi cho người
thực hiện giải quyết TTHC và tạo sự thống nhất trên cả nước.
- Thứ hai, đảm bảo công tác quản lý
nhà nước, đảm bảo việc lưu trữ, thống kê hồ sơ thực hiện một cách khoa học;
- Thứ ba, đối với trường hợp cá nhân
gửi hồ sơ qua đường bưu điện, không thể khai thác thêm
thông tin thì đơn vị trực tiếp xử lý căn cứ vào nội dung tờ
đơn đề nghị đó của cá nhân để thực hiện chính xác yêu cầu của cá nhân đó.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị ban hành mẫu Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ và sửa
Điều 34, Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp
trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn
bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục
quốc dân.
4. Thủ tục: Đình chỉ hoạt động của
trung tâm học tập cộng đồng
5. Thủ tục: Giải thể Trung tâm học
tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ.
- Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết
TTHC. Cụ thể: "Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề
nghị của Phòng Giáo dục và đào tạo".
Lý do: Văn
bản chưa quy định, vì vậy cần bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực
hiện TTHC và tạo sự thống nhất trên cả
nước.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung, sửa đổi Khoản 3 Điều 9 và Khoản 3 Điều 10 Quyết định
số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường,
thị trấn.
6. Thủ tục: Thuyên chuyển đối tượng
học bổ túc THCS
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết TTHC. Cụ thể:
"Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đơn xin chuyển trường".
Lý do: Văn
bản chưa quy định, vì vậy cần bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực
hiện TTHC và tạo sự thống nhất trên cả nước.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung, sửa đổi điểm b, Khoản 6 Mục III
Thông tư số 17/2003/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn Điều 3, Điều
7 và Điều 8 của Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực
hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
7. Thủ tục: Cấp giấy Chứng nhận hoạt
động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi việc quy định nộp bản sao có
chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bằng
tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ tư vấn du học thành bản sao kèm bản chính để đối
chiếu.
Lý do:
Yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng
chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là không cần thiết,
vì để xác thực bản sao thì cán bộ của cơ quan hành chính chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính. Như vậy sẽ giảm
thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục hành chính Chứng thực bản sao từ bản
chính các giấy tờ, văn bản cho tổ chức thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 108 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy
định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể: "Bản
sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư".
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 108 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy
định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể:
"Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin
chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên
môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại
tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao kèm bản chính để đối
chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 214.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 157.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 57.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,6%.
8. Thủ tục: Giải thể trung tâm tin
học, ngoại ngữ (Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập)
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ,
quy định thời hạn giải quyết thủ tục vào Khoản 3 Điều 52 Mục 3 Chương IV của
Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ về việc ban hành Nghị
định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục.
Lý do: Văn
bản quy phạm pháp luật chưa quy định.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bổ
sung thành phần hồ sơ, quy định thời hạn giải quyết thủ tục hành chính (đề xuất
15 ngày) vào Khoản 3 Điều 52 Mục 3 Chương IV của Nghị định
số 47/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định
về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
9. Thủ tục: Thành lập trường năng
khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương hoặc lớp năng khiếu thể dục, thể thao
thuộc trường trung học phổ thông
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị bổ sung cách thức thực hiện,
thành phần hồ sơ, quy định thời hạn giải quyết thủ tục vào Điều 54 Mục 1 Chương
V của Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Lý do: Văn
bản quy phạm pháp luật chưa quy định.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ,
quy định thời hạn giải quyết thủ tục hành chính (đề xuất 15 ngày) vào Điều 54 Mục
1 Chương IV của Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ về việc
ban hành Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục.
10. Thủ tục: Công nhận trường Tiểu
học đạt chuẩn Quốc gia
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung Điều 16 Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Ban hành quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Lý do: Cho
phù hợp với quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung Điều 16 Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Ban hành quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
11. Thủ tục: Công nhận phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đối với đơn vị cấp cơ sở
Nội dung đơn giản hóa:
- Đề nghị bãi bỏ TTHC này tại Danh mục
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện.
Lý do: Theo
Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ thì TTHC này đã bao hàm trong TTHC về Công nhận xã đạt chuẩn phổ cập,
xóa mù chữ.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị điều chỉnh lại các quy định
tại Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn quy trình công nhận
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số
32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VI. LĨNH VỰC GIAO
THÔNG VẬN TẢI (02 TTHC)
1. Thủ tục: Cấp mới Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng ô tô;
2. Thủ tục: Cấp lại Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng ô tô do Giấy phép hết hạn
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Bỏ "Phương án kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô” trong hồ sơ đề nghị Cấp mới Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng ô tô; Cấp lại Giấy phép kinh doanh vận
tải bằng ô tô do Giấy phép hết hạn.
Lý do:
- Phương án kinh doanh vận tải là
phương án mà doanh nghiệp đề ra nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Phương án này thường xuyên được thay đổi nhằm vừa đảm bảo phục vụ tốt
khách hàng, vừa đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp. Do vậy
không cần thiết phải nộp hồ sơ này khi xin cấp Giấy phép.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bỏ điểm d, Khoản 1, Điều 21
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 272.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 104.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 168.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,7%.
VII. LĨNH VỰC CÔNG
THƯƠNG (63 TTHC)
1. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm;
2. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm;
3. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC):
- Đề nghị sửa đổi, thay thế Giấy chứng
nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm bằng Giấy chứng nhận đầu tư.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành rà soát,
đề xuất bãi bỏ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 58/2014/TT-BCT
ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 1.272.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 488.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 784.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,6%.
4. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
5. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ (trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản
xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất,
sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực)
6. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ (Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản
xuất, sản phẩm thực phẩm)
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC):
- Đề nghị sửa đổi thành phần hồ sơ
quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12
năm 2015 của Bộ Công Thương theo hướng không bắt buộc cơ sở phải có đăng ký
ngành nghề sản xuất thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi,... theo hướng có thể nộp bản sao
từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm
theo bản chính để đối chiếu.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa
chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thành phần hồ sơ quy định tại Điểm b Khoản
1 Điều 10 và Điểm c Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12
năm 2015 của Bộ Công Thương
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 741.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 361.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 379.500 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 51,2%.
7. Thủ tục: Cấp Giấy phép bán buôn
sản phẩm thuốc lá
8. Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung
Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá
9. Thủ tục: Cấp lại Giấy phép bán
buôn sản phẩm thuốc lá (Trường hợp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cấp hết thời hạn
hiệu lực).
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC): Đề nghị bỏ yêu cầu điều kiện và bỏ thành phần hồ
sơ: Hồ sơ về điều kiện phương tiện vận tải.
Lý do: Không
thực sự cần thiết vì hiện nay kinh doanh không cần thiết phải có phương tiện vận
tải, nhằm đơn giản hóa thành phần hồ sơ cho người thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bỏ điểm e, Khoản 2, Điều 26
và bỏ điểm g, Khoản 2, Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 25.830.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 20.541.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 5.289.000 đồng/1
lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,5%.
10. Thủ tục: Cấp Giấy phép bán lẻ
sản phẩm thuốc lá
11. Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung
Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá
12. Thủ tục: Cấp lại Giấy phép bán
lẻ sản phẩm thuốc lá (Trường hợp Giấy phép mua bán
sản phẩm thuốc lá đã được cấp hết thời hạn
hiệu lực).
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC): Đề nghị bỏ yêu cầu điều kiện và bỏ thành phần hồ
sơ: Hồ sơ về điều kiện diện tích địa điểm kinh doanh.
Lý do:
- Không thực sự cần thiết vì hiện nay
nhiều người kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá không cần thiết phải có địa điểm
kinh doanh với diện tích từ 3m2 trở lên, nhằm đơn giản hóa
thành phần hồ sơ cho người thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bỏ điểm b, Khoản 3, Điều 26
và bỏ điểm d, Khoản 3, Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 5.239.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 2.162.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 3.077.000 đồng/1
lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58,7%.
13. Thủ tục: Cấp Giấy phép kinh
doanh bán buôn sản phẩm rượu;
14. Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung
Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu;
15. Thủ tục: Cấp lại Giấy phép
kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC):
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ về điều kiện phương tiện vận
tải.
- Bảng kê danh sách thương nhân, bản
sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh
doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp
đã hoặc sẽ thuộc hệ thống bán buôn sản phẩm rượu (tối thiểu
phải có từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên).
- Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Lý do: Không
thực sự cần thiết vì hiện nay kinh doanh không cần thiết
phải có phương tiện vận tải hoặc hợp đồng với các đơn vị bán lẻ, nhằm đơn giản
hóa thành phần hồ sơ cho người thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bỏ Khoản 5, Khoản 8 và Khoản
10, Điều 11 Thông tư số 60/2014/TT-BCT của Bộ Công thương về việc quy định chi
tiết một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu.
- Đề nghị bỏ Điểm e, Khoản 2, Điều 17
Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh
rượu.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 26.514.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 20.541.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 5.973.000 đồng/1
lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,5%.
16. Thủ tục: Cấp Giấy phép kinh
doanh bán lẻ sản phẩm rượu;
17. Thủ tục: Cấp sửa đổi, bổ sung
Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu;
18. Thủ tục: Cấp lại Giấy phép
kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC):
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ
Tài chính.
- Đề nghị bỏ yêu cầu điều kiện về kho
hàng.
Lý do: Không
thực sự cần thiết vì hiện nay nhiều người kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá
không cần thiết phải có kho hàng, nhằm đơn giản hóa thành phần hồ sơ cho người thực hiện TTHC.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bỏ Khoản 6, Điều 12 Thông
tư số 60/2014/TT-BCT của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết một số điều của
Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh
rượu.
- Đề nghị bỏ Điểm d, Khoản 3, Điều 17
Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh
rượu.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 4.250.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 1.651.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 2.598.500 đồng/1
lần thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,1%.
19. Thủ tục: Đăng ký thực hiện
khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi;
20. Thủ tục: Đăng ký sửa đổi, bổ
sung nội dung chương trình thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi;
21. Thủ tục: Đăng ký tổ chức hội
chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh;
22. Thủ tục: Đăng ký thay đổi, bổ
sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh;
23. Thủ tục: Đăng ký trưng bày
hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật tại hội chợ,
triển lãm thương mại.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 05
TTHC):
- Đa dạng hóa hình thức thực hiện thủ
tục, cụ thể là trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản sao có chứng
thực, trường hợp nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản chụp, xuất trình bản
chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực; trên cơ sở đa dạng hóa hình
thức của thành phần hồ sơ.
Lý do: Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân,
tổ chức thực hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung một khoản quy định về thành phần hồ sơ của Thông tư
liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định
tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 123.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 97.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 26.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21%.
24. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện nạp LPG vào chai;
25. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện nạp LPG vào chai;
26. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai;
27. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai;
28. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện nạp LPG vào phương tiện vận tải;
29. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện nạp LPG vào phương tiện vận tải;
30. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào phương tiện vận tải;
31. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nạp LPG vào phương tiện vận tải;
32. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện cấp LPG;
33. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện cấp LPG;
34. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG;
35. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện cấp LPG;
36. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG;
37. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG;
38. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG;
39. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG;
40. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG;
41. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG;
42. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG;
43. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG;
44. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai;
45. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai;
46. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai;
47. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai;
48. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải;
49. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải;
50. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải;
51. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nạp LNG vào phương tiện vận tải;
52. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện cấp LNG;
53. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện cấp LNG;
54. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện cấp LNG;
55. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện cấp LNG;
56. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện nạp CNG vào phương tiện vận tải;
57. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện nạp CNG vào phương tiện vận tải;
58. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nạp CNG vào phương tiện vận tải;
59. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nạp CNG vào phương tiện vận tải;
60. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện cấp CNG;
61. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận
đủ điều kiện cấp CNG;
62. Thủ tục: Cấp điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện cấp CNG;
63. Thủ tục: Cấp gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện cấp CNG.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 40
TTHC): Giảm thời gian giải quyết xuống còn 15 ngày làm
việc.
Lý do: Tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nhưng vẫn đảm bảo thời gian thực hiện
TTHC đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 43
Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí và Thông
tư số 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết
một số điều của Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/03/2016 của Chính phủ về kinh
doanh khí.
VIII. LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (27 TTHC)
1. Thủ tục: Xác nhận nội dung quảng
cáo thực phẩm
2. Thủ tục: Xác nhận lại nội dung
quảng cáo thực phẩm
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực của các loại giấy tờ kèm theo như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng
minh nhân dân,... theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng
thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 188.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 157.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 31.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,5%.
3. Thủ tục: Cấp giấy phép cho hoạt
động trồng cây lâu năm thuộc rễ ăn sâu trên 1m
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh;
4. Thủ tục: Cấp giấy phép cho hoạt
động nổ mìn và hoạt động gây nổ không gây tác hại
khác trong phạm vi bảo
vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh;
5. Thủ tục: Cấp giấy phép cho các
hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ các trường
hợp sau: a) các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) xe cơ giới đi trên đường
giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công
trình thủy lợi;
6. Thủ tục: Gia hạn, điều chỉnh nội
dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc
thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh;
7. Thủ tục: Cấp giấy phép cho việc
khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động
nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình các hoạt động
kinh doanh dịch vụ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải
quyết của UBND tỉnh;
8. Thủ tục: Cấp giấy phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 10 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN
ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 06
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có công
chứng của một số loại hồ sơ theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản
sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Đa dạng hóa hình thức của thành phần
hồ sơ trên cơ sở đa dạng hóa phương thức thực hiện thủ tục, cụ thể là trường hợp
nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản sao có chứng thực,
trường hợp nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản chụp,
xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004
và Điều 1 Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính
toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 172.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 140.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 32.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,5%.
9. Thủ tục: Cấp giấy phép xả nước
thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh;
10. Thủ tục: Gia hạn, điều chỉnh nội
dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND tỉnh.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có công
chứng của một số loại hồ sơ theo hướng có thể nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp
bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Đa dạng hóa hình thức của thành phần hồ sơ trên cơ sở đa dạng hóa phương thức thực hiện thủ tục, cụ thể là
trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản sao có chứng thực, trường hợp
nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản chụp, xuất
trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 và Điều 2 Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 151.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 120.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 31.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,5%.
11. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá đóng mới;
12. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá tạm thời;
13. Thủ tục: Cấp lại giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá;
14. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận
tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu;
15. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu;
16. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá đối với tàu cá cải hoán;
17. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận
đăng ký bè cá;
18. Thủ tục: Cấp sổ danh bạ thuyền
viên tàu cá.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 08
TTHC):
a) Về trình tự thực hiện:
- Đa dạng hóa hình thức thực hiện thủ
tục, cụ thể là trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp
bản sao có chứng thực, trường hợp nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản
chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực; trên cơ
sở đa dạng hóa hình thức của thành phần hồ sơ.
b) Về thành phần hồ sơ:
- Bỏ thành phần hồ sơ: c) Biên lai nộp
thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính); do hiện nay đã bỏ thuế trước bạ
đối với tàu cá nhỏ.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung một khoản quy định về thành phần
hồ sơ tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản và sửa đổi Điều 5 Thông
tư số 24/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số
quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 150.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 120.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 30.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm
chi phí: 19,9%.
19. Thủ tục: Cấp văn bản chấp thuận
đóng mới, cải hoán tàu cá;
20. Thủ tục: Xác nhận đã đăng ký
tàu cá
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 02
TTHC):
- Đa dạng hóa hình thức thực hiện thủ
tục, cụ thể là trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản sao có chứng
thực, trường hợp nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản chụp, xuất trình bản
chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực; trên cơ sở đa dạng hóa hình
thức của thành phần hồ sơ.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung một khoản quy định về cách thức thực hiện và thành phần
hồ sơ tại Thông tư 02/2007/TT-BTS của Bộ Thủy sản về việc
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về
đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần
thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 123.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 97.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 26.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21%.
21. Thủ tục: Cấp phép nhập khẩu
tàu cá mới;
22. Thủ tục: Cấp phép nhập khẩu
tàu cá đã qua sử dụng;
23. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá không thời hạn (đối với tàu cá nhập khẩu);
24. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá tạm thời (đối với tàu cá nhập khẩu).
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 04
TTHC):
- Đa dạng hóa hình thức thực hiện thủ
tục, cụ thể là trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản sao có chứng
thực, trường hợp nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực; trên cơ sở đa dạng hóa hình thức của
thành phần hồ
sơ.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung một khoản quy định về cách thức
thực hiện và thành phần hồ sơ tại Nghị định 52/2010/NĐ-CP của Chính phủ về nhập
khẩu tàu cá.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 172.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 141.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 31.000 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18%.
25. Thủ tục: Cấp giấy phép khai
thác thủy sản;
26. Thủ tục: Cấp gia hạn giấy phép
khai thác thủy sản;
27. Thủ tục: Cấp đổi và cấp lại giấy
phép khai thác thủy sản.
Nội dung đơn giản hóa (cho cả 03
TTHC):
- Đa dạng hóa hình thức thực hiện thủ
tục, cụ thể là trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính thì nộp bản sao có chứng thực,
trường hợp nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản chụp, xuất trình bản
chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực trên cơ sở đa dạng hóa hình
thức của thành phần hồ sơ.
Lý do: Tạo
sự minh bạch, rõ ràng, tăng tính lựa chọn, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực
hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị bổ sung một khoản quy định về thành phần hồ sơ tại Nghị
định 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh
doanh một số ngành nghề thủy sản và
Thông tư 62/2008/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp về việc sửa đổi,
bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị
định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh
doanh một số ngành nghề thủy sản.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
trước khi đơn giản hóa: 157.000 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
sau khi đơn giản hóa: 119.500 đồng/1 lần thực hiện.
- Chi phí tiết kiệm: 37.500 đồng/1 lần
thực hiện.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,9%.
IX. LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (02 TTHC)
1. Thủ tục: Miễn, giảm tiền sử
dụng đất
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc.
Lý do:
- Theo quy định tại Điều 16 Thông tư
số 76/2014/TT-BTC như sau: "Căn cứ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất nhận được từ tổ chức kinh tế hoặc từ cơ quan
Tài nguyên và Môi trường chuyển đến, trong thời hạn
15 ngày làm việc, cơ quan thuế xác định và ban hành Quyết định miễn, giảm tiền
sử dụng đất".
- Như vậy, khi tiếp nhận hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất từ cơ quan Tài nguyên và Môi trường thì
hồ sơ đã đầy đủ, có xác nhận thuộc đối tượng được miễn, giảm
tiền sử dụng đất theo quy định nhưng đến cơ quan Thuế lại
phải đợi đến 15 ngày làm việc như vậy sẽ tốn thời gian chờ
đợi của công dân, không đảm bảo được nguyên tắc cải cách
hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết cho tổ chức, cá nhân.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điều 16 Thông tư số
76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều của Nghị định
số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
2. Thủ tục: Thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt
là Giấy chứng nhận)
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị xác định trình tự, thủ tục thu hồi.
Lý do:
- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 106
Luật đất đai 2013 và Điểm b, Khoản 4, Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai năm 2013 thì sau
khi UBND cấp huyện phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của
pháp luật thì có văn bản giao trách nhiệm cho cơ quan Thanh tra cùng cấp để thẩm
tra xác minh trước khi ban hành quyết định thu hồi.
- Tuy nhiên, ngày theo quy định tại
Khoản 56, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì khi UBND cấp huyện phát
hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định của pháp luật
thì kiểm tra lại thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định
thu hồi Giấy chứng nhận (không còn
quy định phải có văn bản kết luận của cơ quan Thanh tra cùng
cấp trước khi ban hành Quyết định thu hồi).
- Như vậy, trình tự, thủ tục thu hồi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thay đổi và tại Khoản 56, Điều 2 Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP không còn phù hợp với Khoản 3, Điều 106
Luật Đất đai 2013.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị Chính phủ, Bộ, ngành có hướng
dẫn cụ thể hoặc sửa đổi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Đất đai
năm 2013.
X. LĨNH VỰC Y TẾ
(03 TTH)
1. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề
dược
Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30 ngày xuống còn
25 ngày.
Lý do: Thời
gian 30 ngày là tương đối dài, thực tế quá trình giải quyết thủ tục này theo
trình tự, thủ tục tại địa phương là 25 ngày kể từ ngày nhận
hồ sơ hợp lệ.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán
bộ, công chức trong phục vụ người dân, giảm thời gian, chi phí khi thực hiện thủ
tục hành chính.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 18
Nghị định số 79/2006/NĐ-P ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
2. Thủ tục: Đăng ký hội thảo giới
thiệu thuốc
Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 10 ngày xuống còn
07 ngày.
Lý do: Thời
gian 10 ngày là tương đối dài, thực tế quá trình giải quyết thủ tục này theo
trình tự, thủ tục tại địa phương là 07 ngày kể từ ngày nhận
hồ sơ hợp lệ.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của
cán bộ, công chức trong phục vụ người dân, giảm thời gian, chi phí khi thực hiện
thủ tục hành chính.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 20
Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội
dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đặc biệt
thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
3. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế
Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 60 ngày xuống còn
50 ngày.
Lý do:
- Thời gian quy định giải quyết thủ tục
hành chính là tương đối dài; quá trình giải quyết thủ tục hành chính này theo
trình tự, thủ tục thực tế tại địa phương là 50 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Việc rút ngắn thời gian giải quyết
sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức trong phục vụ người dân;
đồng thời giảm thời gian, chi phí khi
thực hiện thủ tục hành chính cho người dân.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi quy định tại Khoản
2, Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
XI. LĨNH VỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (01 TTHC)
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận hoạt
động lần đầu cho văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ
Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện từ 15
ngày làm việc xuống 13 ngày làm việc;
- Đa dạng hóa hình thức nộp hồ sơ, cụ
thể: trường hợp nộp qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực, trường hợp
nộp trực tiếp thì có quyền lựa chọn nộp bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng
thực.
Lý do:
- Việc rút ngắn thời gian giải quyết
sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức trong phục vụ người dân;
đồng thời giảm thời gian, chi phí khi
thực hiện thủ tục hành chính cho người dân.
- Tạo sự minh bạch, rõ ràng, tăng
tính lựa chọn, thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi quy định tại Điểm
đ, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
ngày 27/01/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Đề nghị sửa đổi quy định tại Điểm
d, Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.