Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn NĐ 09/2013/NĐ-CP phòng chống mua bán người

Số hiệu: 35/2013/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
Ngày ban hành: 30/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

Theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc phòng, chống mua bán người thì điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được quy định như sau:

Phòng tiếp nhận: diện tích tối thiểu 10m2; đảm bảo vật dụng cần thiết; có niêm yết nội quy. Riêng phòng ở nạn nhân đảm bảo 20m2/04người/phòng, có cửa sổ, cửa ra vào và phải có khóa.

Nếu tiếp nhận hơn 25 người phải có khu riêng biệt cho phụ nữ, trẻ em, khu vệ sinh, trang thiết bị y tế… phục vụ sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.

Ngoài ra, có ít nhất 01 nhân viên chuyên trách, nhân viên trực tiếp hỗ trợ nạn nhân phải đạt chuẩn ngạch công tác xã hội viên trở lên, bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

Cơ sở đã thành lập trước khi VB này có hiệu lực vẫn tiếp tục hoạt động và phải làm thủ tục cấp giấy phép thành lập, hoạt động theo NĐ 09/2013/NĐ-CP và TT 35 trước ngày 15/8/2014.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2014.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 35/2013/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 09/2013/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về các nội dung:

a) Quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân và các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

b) Quy trình thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân.

c) Tiêu chuẩn chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại các cơ quan tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân.

2. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán

1. Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.

2. Việc thực hiện dịch vụ hỗ trợ nạn nhân phải tuân thủ các hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP; CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 3. Điều kiện thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người (sau đây gọi tắt là Nghị định số 09/2013/NĐ-CP), cơ sở hỗ trợ nạn nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Điều kiện về cơ sở vật chất:

a) Phòng tiếp nhận nạn nhân:

- Có diện tích tối thiểu 10m2 (mười mét vuông);

- Có các trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc tiếp nhận nạn nhân, gồm bàn làm việc, ghế ngồi, tủ tài liệu, máy vi tính, điện thoại;

- Có bảng niêm yết nội quy, phạm vi dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

b) Phòng ở của nạn nhân:

- Diện tích phòng ở phải đảm bảo bình quân 05m2 (năm mét vuông) cho 01 (một) người và không quá 04 (bốn) người trong 01 (một) phòng. Các phòng ở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có cửa sổ, cửa ra vào phải có khóa;

- Có trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở như giường nằm, tủ quần áo, các đồ dùng trong sinh hoạt cá nhân.

c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải có nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm và các công trình phụ trợ khác; phải đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho nạn nhân; phù hợp với các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân có quy mô hỗ trợ từ 25 (hai mươi lăm) người trở lên phải có các phân khu riêng biệt dành cho phụ nữ, trẻ em, nhà ở, nhà bếp, khu vệ sinh, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu sinh hoạt chung, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc tối thiểu phục vụ cho sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.

2. Điều kiện về nhân sự:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 4 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, cơ sở hỗ trợ nạn nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 01 (một) nhân viên chuyên trách. Trường hợp cơ sở hỗ trợ nạn nhân có sử dụng người làm kiêm nhiệm thì phải đăng ký giờ làm việc cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ sở và nạn nhân;

b) Nhân viên trực tiếp làm công tác hỗ trợ nạn nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công tác xã hội viên trở lên theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-LĐTBXH ngày 8 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội và đã được tập huấn về công tác hỗ trợ nạn nhân;

c) Đối với nhân viên y tế (nếu có) phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên; nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đề án thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; danh sách nhân sự dự kiến làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.

4. Các giấy tờ và văn bản có liên quan:

a) Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

b) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân đặt trụ sở hoạt động, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý về việc đặt trụ sở của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

c) Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của nhân sự làm việc dự kiến tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP

Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo về tình hình hỗ trợ nạn nhân của cơ sở tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và phương hướng hoạt động tiếp theo của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản gốc Giấy phép thành lập đã được cấp.

Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân dự kiến đặt trụ sở) tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

b) Khi nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức thẩm định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các Điều 8, khoản 5 Điều 11, khoản 5 Điều 12 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP:

a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập đoàn công tác để tổ chức thẩm định việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các Điều 8, khoản 5 Điều 11, khoản 5 Điều 12 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP;

b) Thành phần đoàn thẩm định: Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn; Lãnh đạo Chi cục hoặc Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng đoàn; cán bộ Chi cục hoặc Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội làm thư ký; các thành viên gồm đại diện các cơ quan Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh, Chi cục hoặc Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Thời hạn thẩm định thực hiện theo quy định tại các Điều 8, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP.

4. Biên bản thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7; Quyết định cấp (cấp lại) giấy phép thành lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8, Quyết định sửa đổi (bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý đối với hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP

1. Định kỳ 06 (sáu) tháng hoặc đột xuất khi cần thiết, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tổ chức đoàn kiểm tra, thanh tra về hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ sở này, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép thành lập theo quy định.

Mẫu quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động quy định tại Phụ lục 14; Mẫu quyết định thu hồi giấy phép thành lập quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đề nghị chấm dứt hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP

1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân gồm:

a) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này;

b) Phương án giải quyết đối với nạn nhân, người lao động, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác khi cơ sở nạn nhân chấm dứt hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 11, Quyết định chấm dứt hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thủ tục giải quyết việc chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chấm dứt hoạt động, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phương án giải quyết đối với nạn nhân, người lao động, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác của cơ sở nạn nhân và phải có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấm dứt hoạt động đối của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấm dứt hoạt động đối của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

c) Trường hợp có tranh chấp giữa cơ sở hỗ trợ nạn nhân và các bên liên quan, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho cơ sở hỗ trợ nạn nhân và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân.

2. Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.

3. Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân.

4. Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.

5. Cung cấp thông tin cần thiết cho cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người.

6. Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú.

7. Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.

Điều 10. Cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân gồm có 01 (một) Giám đốc, 01 (một) đến 02 (hai) Phó Giám đốc và các bộ phận nghiệp vụ, gồm:

a) Bộ phận tiếp nhận, hành chính, bảo vệ;

b) Bộ phận quản lý, tư vấn;

c) Bộ phận hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

2. Căn cứ vào quy mô của cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Giám đốc cơ sở quyết định thành lập các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận nghiệp vụ do Giám đốc quyết định.

Điều 11. Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện các dịch vụ sau để hỗ trợ nạn nhân:

1. Tiếp nhận, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và bảo vệ nạn nhân:

a) Tiếp nhận nạn nhân do các cơ quan chức năng chuyển đến, bố trí nơi ăn, ở phù hợp với giới tính, lứa tuổi; hỗ trợ nạn nhân quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết trong thời gian nạn nhân lưu trú tại cơ sở;

b) Hỗ trợ cơ quan chức năng thu thập thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ các quyền hợp pháp của nạn nhân trong quá trình tham gia tố tụng. Trường hợp nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên, phải làm các thủ tục cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.

2. Hỗ trợ y tế, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý:

a) Tổ chức khám, điều trị các bệnh thông thường cho nạn nhân; trường hợp vượt quá điều kiện chuyên môn y tế của cơ sở phải chuyển đến cơ sở y tế phù hợp;

b) Bố trí cán bộ có chuyên môn tổ chức việc tư vấn, tham vấn giúp nạn nhân ổn định tâm lý, thực hiện các biện pháp can thiệp khủng hoảng tâm lý đối với nạn nhân khi cần thiết;

c) Liên hệ, giới thiệu nạn nhân tới các Trung tâm trợ giúp pháp lý để hỗ trợ nạn nhân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối với nạn nhân cần sự trợ giúp pháp lý.

3. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng:

a) Tư vấn về học văn hóa, học nghề, hướng nghiệp đối với nạn nhân có nhu cầu; liên hệ, giới thiệu, hỗ trợ nạn nhân tới các cơ sở giáo dục phù hợp, các chương trình dạy nghề miễn phí do các tổ chức, cá nhân cung cấp tại địa phương;

b) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân; cung cấp cho nạn nhân các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng; phối hợp với cơ quan Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú để liên hệ với gia đình hoặc người thân của nạn nhân trước khi đưa họ trở về;

c) Đối với nạn nhân là trẻ em, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày trước khi hết thời hạn lưu trú, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thông báo cho gia đình (cha, mẹ hoặc người giám hộ) đón về nơi cư trú hoặc bố trí cán bộ đưa về bàn giao cho gia đình. Đối với trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển chế độ hỗ trợ theo quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Chương 3.

QUY TRÌNH HỖ TRỢ NẠN NHÂN VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

MỤC 1. QUY TRÌNH HỖ TRỢ NẠN NHÂN VÀ THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CHI HỖ TRỢ NẠN NHÂN TẠI CỘNG ĐỒNG

Điều 12. Quy trình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng

1. Quy trình hỗ trợ nạn nhân là toàn bộ các bước, các dịch vụ hỗ trợ do các cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm giúp nạn nhân ổn định về tâm lý, thể chất, các điều kiện xã hội cần thiết để hòa nhập cộng đồng, xã hội.

2. Các bước của quy trình hỗ trợ nạn nhân:

a) Tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân;

b) Hỗ trợ phục hồi, chuẩn bị các điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng;

c) Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.

3. Căn cứ vào các bước của quy trình hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ xã hội tư vấn, xây dựng kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán. Việc lựa chọn dịch vụ hỗ trợ phải phù hợp, tôn trọng quyền tự quyết định, tự lựa chọn của nạn nhân.

Điều 13. Tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan giải cứu, tiếp nhận nạn nhân thuộc Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân.

2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này khi tiếp nhận nạn nhân phải thực hiện ngay việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở; thông báo cho nạn nhân về chế độ chính sách hỗ trợ và làm thủ tục cho nạn nhân trở về nơi cư trú; tư vấn cho nạn nhân biết loại phương tiện mà họ sử dụng, quãng đường và thời gian đi đường; báo tin cho gia đình, người thân trước khi đưa nạn nhân trở về.

3. Trường hợp nạn nhân cần có sự hỗ trợ, hoặc chưa có đầy đủ các thông tin để đưa trở về nơi cư trú thì cơ quan tiếp nhận làm các thủ tục đưa nạn nhân tới các cơ sở bảo trợ xã hội, hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân nơi tiếp nhận để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Điều 14. Hỗ trợ phục hồi, chuẩn bị các điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng

1. Hỗ trợ phục hồi và chuẩn bị các điều kiện để nạn nhân hòa nhập cộng đồng là giai đoạn thực hiện tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Các cơ sở này cung cấp dịch vụ giúp nạn nhân ổn định về tâm lý, kỹ năng sống trước khi đưa nạn nhân trở về cộng đồng. Thời gian lưu trú tối đa tại các cơ sở bảo trợ xã hội là 60 (sáu mươi) ngày; thời gian lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân tùy thuộc vào điều kiện, khả năng cung cấp dịch vụ của cơ sở.

2. Các dịch vụ cần có trong giai đoạn này gồm: hỗ trợ chăm sóc y tế, trợ giúp pháp lý cho nạn nhân; tư vấn về học nghề, việc làm, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nạn nhân; liên hệ, giới thiệu nạn nhân đến các cơ sở dạy nghề phù hợp; tư vấn tâm lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Điều 15. Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng

1. Hòa nhập cộng đồng là giai đoạn đưa nạn nhân trở về cộng đồng sau khi đã được hỗ trợ phục hồi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, từng bước thiết lập lại một cách bình thường các quan hệ với gia đình và xã hội. Thời gian hòa nhập phụ thuộc theo hoàn cảnh và năng lực của mỗi nạn nhân.

2. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân về gia đình và hòa nhập cộng đồng.

3. Các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ gồm: đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng, lập kế hoạch hỗ trợ nạn nhân (bao gồm cả nguồn lực tài chính và cán bộ hỗ trợ); thực hiện kế hoạch hỗ trợ nạn nhân; giám sát, đánh giá các hoạt động hỗ trợ và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.

Điều 16. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân và kết nối các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng

1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu đối với nạn nhân quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP gồm:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ của nạn nhân hoặc của gia đình nạn nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Một trong các loại giấy xác nhận sau:

- Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật phòng, chống mua bán người;

- Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan giải cứu theo quy định tại Điều 25 của Luật phòng, chống mua bán người;

- Giấy xác nhận nạn nhân của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;

- Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

2. Thủ tục giải quyết chi hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân thực hiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP.

3. Tổ chức thực hiện và kết nối các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng:

a) Trong quá trình hỗ trợ nạn nhân, căn cứ vào khả năng cung cấp dịch vụ, nguyện vọng của nạn nhân, người được giao trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân của các cơ quan liên quan hoặc người phụ trách bộ phận hỗ trợ nạn nhân của cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân đề xuất với Thủ trưởng đơn vị chuyển gửi nạn nhân tới đơn vị cung cấp dịch vụ khác phù hợp;

b) Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân phải tổ chức tiếp nhận nạn nhân khi được chuyển đến và thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Trường hợp từ chối tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối để đơn vị chuyển gửi biết.

MỤC 2. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 17. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Thông tư này gồm:

1. Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong việc tiếp nhận, phỏng vấn xác định nạn nhân quy định tại Điều 19 Thông tư này;

2. Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm bảo đảm, giám sát về chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm bảo đảm chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư này; kịp thời tiếp nhận xử lý đối với phản ánh, kiến nghị về chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; hỗ trợ, cộng tác với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và cơ quan quản lý nhà nước về hỗ trợ nạn nhân trong đánh giá và quản lý chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.

4. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư này còn phải đảm bảo quy định về tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 19. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong việc tiếp nhận, phỏng vấn xác định nạn nhân

Cơ quan tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ khi tiếp nhận, phỏng vấn xác định nạn nhân phải đảm bảo:

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.

2. Bố trí không gian an toàn, thân thiện; bố trí cán bộ tiếp nhận phù hợp với giới tính, lứa tuổi; không phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, tình trạng thể chất hoặc giới tính.

3. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cho nạn nhân về địa điểm, nội quy, quy chế nơi tiếp nhận, đảm bảo nạn nhân được cung cấp các thông tin cần thiết khác.

4. Đối với nạn nhân chưa xác định được độ tuổi nhưng có khả năng là trẻ em phải được đối xử như trẻ em. Việc phỏng vấn, xác định nạn nhân phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Điều 20. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng

1. Các tiêu chuẩn đảm bảo nạn nhân được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ hỗ trợ:

a) Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với tổ chức, cá nhân để yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ.

b) Quyền lựa chọn dịch vụ hỗ trợ của nạn nhân được bảo đảm.

c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải chủ động gặp gỡ, làm việc với nạn nhân hoặc người thân thích của họ để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến dịch vụ hỗ trợ khi cần thiết;

d) Nạn nhân được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dịch vụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện, trừ các thông tin, tài liệu không được phép công bố.

2. Tiêu chuẩn chất lượng đối với dịch vụ tư vấn tâm lý:

a) Việc hỗ trợ tâm lý cần thực hiện ngay khi nạn nhân được tiếp nhận và phải do cán bộ có chuyên môn, đã được đào tạo, tập huấn về tư vấn tâm lý đảm nhiệm;

b) Cán bộ tư vấn cần phải thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực với nạn nhân; đảm bảo trạng thái tinh thần ổn định, thoải mái, tập trung cao khi tư vấn tâm lý cho nạn nhân; xây dựng lòng tin với nạn nhân; khi cần thiết phải tiến hành ngay lập tức biện pháp can thiệp khủng hoảng đối với nạn nhân.

3. Tiêu chuẩn chất lượng đối với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân:

a) Kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá khả năng, nguyện vọng, điểm mạnh của nạn nhân và những nguồn lực có thể tiếp cận để thực hiện hỗ trợ;

b) Hoạt động, dịch vụ hỗ trợ phải tập trung vào các nhu cầu của nạn nhân và phải được thường xuyên cập nhật, kiểm tra và xem xét lại, để có sự phù hợp với thực tiễn thay đổi;

c) Nạn nhân được tham gia một cách tích cực vào việc lập kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho bản thân;

d) Kế hoạch hỗ trợ cần cụ thể về mục đích, nội dung hỗ trợ, nguồn lực hỗ trợ, quy trình giải quyết, tổ chức, cá nhân thực hiện, tiến độ thực hiện.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện Thông tư này.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Các cơ sở hỗ trợ nạn nhân đã thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực được phép tiếp tục hoạt động. Trước ngày 15 tháng 8 năm 2014, các cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải làm thủ tục cấp giấy phép thành lập, hoạt động theo quy định của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP và Thông tư này.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2014.

2. Bãi bỏ Thông tư số 05/2009/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức, hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; HĐDT và các UB của QH;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Ủy ban giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, CPCTNXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN) GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…………….1………., ngày …… tháng …… năm 20….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP (CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN) GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……..…2.......................................

……………………………………………………….3......................................................

Địa điểm: ………………4………………….; Điện thoại/fax:.........................................

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và hồ sơ, thủ tục, liên quan đến việc xin cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, thẩm định và làm thủ tục cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân (hồ sơ đề nghị kèm theo).

Chúng tôi cam đoan tuân thủ đầy đủ các quy định việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở./.

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN/CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…………….1………., ngày …… tháng …… năm 20….

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP

(Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân đề nghị thành lập) …………………………..

1. Tên cơ sở, địa chỉ, địa bàn hoạt động: .................................................................

2. Sự cần thiết thành lập: .........................................................................................

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở: .............................................................................

4. Loại hình tổ chức cần thành lập: ..........................................................................

5. Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của cơ sở:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

6. Đối tượng tiếp nhận, hỗ trợ: ..................................................................................

7. Dịch vụ hỗ trợ dự kiến thực hiện:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

8. Tổ chức bộ máy, nhân sự; số lượng người làm việc theo vị trí việc làm:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

9. Một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm giám đốc:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

10. Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế, diện tích nhà làm việc; diện tích nhà ở của nạn nhân; diện tích nhà bếp, công trình vệ sinh, khu giải trí, vui chơi, trị liệu ...) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ;

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

10. Kế hoạch kinh phí .................................................................................................

11. Dự kiến hiệu quả ..................................................................................................

12. Đề nghị của đơn vị, tổ chức/cá nhân xây dựng đề án thành lập (tên cơ sở)

...................................................................................................................................

TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

SƠ YẾU LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA NGƯỜI DỰ KIẾN LÀ GIÁM ĐỐC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…………….1………., ngày …… tháng …… năm 20….

SƠ YẾU LÝ LỊCH

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên khai sinh: …………………………………………..……… Nam/Nữ ...........

- Họ và tên thường gọi: .............................................................................................

- Sinh ngày: ………… tháng ………….. năm ............................................................

- Quê quán: ..............................................................................................................

- Nơi cư trú (nơi ở hiện nay):.....................................................................................

- Số CMND: …………………………. Ngày cấp …………….. Nơi cấp: .....................

- Điện thoại: Nhà riêng: ……………………… Cơ quan: ……………….. Di động: .......

- Thành phần gia đình xuất thân: ................................................................................

- Thành phần bản thân: ...............................................................................................

- Dân tộc: ……………………………………………….. Tôn giáo: .................................

- Trình độ học vấn: ......................................................................................................

- Trình độ chuyên môn: ...............................................................................................

- Trình độ lý luận chính trị (nếu có): ............................................................................

- Trình độ ngoại ngữ: ..................................................................................................

- Trình độ tin học: .......................................................................................................

- Nghề nghiệp, chức vụ: .............................................................................................

....................................................................................................................................

- Ngạch công chức, viên chức (nếu có): ………………………. Mã ngạch: ...............

- Bậc lương (nếu có): ……………….. Hệ số lương: …….. Ngày hưởng....................

- Phụ cấp chức vụ (nếu có): ......................................................................................

- Nơi làm việc: ............................................................................................................

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (nếu có): …………….; Ngày chính thức: .........

- Tình trạng sức khỏe: .................................................................................................

- Khen thưởng: …………………..; Danh hiệu được phong tặng cao nhất: ................

- Kỷ luật (Đảng, chính quyền, đoàn thể): ...................................................................

- Là đại biểu Quốc hội khóa (nếu có): .......................................................................

- Là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp …………….. nhiệm kỳ (nếu có): ....................

..................................................................................................................................

II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH

- Họ và tên cha: …………………………………………… Năm sinh .........................

+ Quê quán: ............................................................................................................

+ Nơi cư trú: ............................................................................................................

+ Nghề nghiệp, chức vụ: ........................................................................................

+ Nơi làm việc: ........................................................................................................

+ Đảng viên (nếu có): .............................................................................................

- Họ và tên mẹ: ……………………………………………… Năm sinh ......................

+ Quê quán: .............................................................................................................

+ Nơi cư trú: ............................................................................................................

+ Nghề nghiệp, chức vụ: ..........................................................................................

+ Nơi làm việc:..........................................................................................................

+ Đảng viên (nếu có): ..............................................................................................

- Họ và tên vợ (chồng): ……………………………………… Năm sinh ....................

+ Quê quán: .............................................................................................................

+ Nơi cư trú: ............................................................................................................

+ Nghề nghiệp, chức vụ: ..........................................................................................

+ Nơi làm việc: .........................................................................................................

+ Đảng viên (nếu có): ..............................................................................................

- Họ và tên các con, năm sinh, nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có): ............................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ tháng ……… năm ………..

đến tháng ………. năm ………

Làm công việc, giữ chức vụ, cấp bậc gì? tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nào? ở đâu?

Từ tháng ……… năm ………….

đến tháng …… năm ……………

…………………………………….

…………………………………….

…………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

XÁC NHẬN
(của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú)

………1……. ngày …… tháng ….. năm ……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ và tên)

PHỤ LỤC 4

MẪU DANH SÁCH NHÂN SỰ DỰ KIẾN LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…………….1………., ngày …… tháng …… năm 20….

DANH SÁCH

NHÂN SỰ DỰ KIẾN LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

TT

Họ và tên

Vị trí việc làm tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Chế độ làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân(2)

Các giấy tờ kèm theo

Ghi chú

1.

…………

Giám đốc cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học.

2. Bản sao có chứng thực có thời gian làm về công tác hỗ trợ nạn nhân;

3. Bản sao có chứng thực chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về hỗ trợ nạn nhân.

2.

………..

Nhân viên trực tiếp hỗ trợ nạn nhân

1. Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ cao đẳng thuộc chuyên ngành công tác xã hội trở lên.

2. Bản sao có chứng thực chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về hỗ trợ nạn nhân.

3.

………..

Nhân viên hành chính, bảo vệ

Các văn bằng, chứng chỉ liên quan

PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH HỖ TRỢ NẠN NHÂN CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CQ CHỦ QUẢN …………
Cơ sở HTNN …………..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…….1……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội2 ……………………………..

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ NẠN NHÂN

1. Thực trạng

a) Cơ sở vật chất

b) Đội ngũ cán bộ

c) Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân đang thực hiện tại cơ sở

2. Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân

a) Số lượng nạn nhân đã hỗ trợ tại cơ sở

b) Kết quả cụ thể (đánh giá trên cơ sở các dịch vụ hỗ trợ của cơ sở cung cấp)

c) Khó khăn, vướng mắc

II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO CỦA CƠ SỞ

1. Về cơ sở vật chất, bộ máy cán bộ: .......................................................................

2. Về dịch vụ hỗ trợ nạn nhân: .................................................................................

3. Các đề xuất, kiến nghị: .........................................................................................

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 6

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỞ LĐTBXH …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /PTN-LĐTBXH

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

PHIẾU TIẾP NHẬN

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ………………3 GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Họ và tên: ..........................................................................................................................

Chức vụ: ............................................................................................................................

Đơn vị công tác: .................................................................................................................

Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của …….4…… bao gồm các giấy tờ 5 sau:

1. .......................................................................................................................... □

2. .......................................................................................................................... □

3. .......................................................................................................................... □

4. .......................................................................................................................... □

5. .......................................................................................................................... □

… .......................................................................................................................... □

Các giấy tờ thiếu: ……………….

Ngày hẹn giải quyết: ………………………

NGƯỜI TIẾP NHẬN
(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:

ngày

tháng

năm

Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:

ngày

tháng

năm

Ký nhận

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:

ngày

tháng

năm

Ký nhận

PHỤ LỤC 7

MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH CẤP (CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN) GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỞ LĐTBXH …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH

CẤP, CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

I. THÀNH PHẦN THAM GIA

1. Thành phần đoàn thẩm định:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Đại diện tổ chức/cơ sở hoặc cá nhân được thẩm định:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

1. Thông tin chung:

a) Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân, giám đốc đối với trường hợp đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

b) Địa chỉ: ...................................................................................................................

c) Điện thoại/fax: …………………………………… Email (nếu có): ............................

2. Hồ sơ pháp lý:

a) Đề án thành lập: .....................................................................................................

b) Giấy phép thành lập (đối với trường hợp đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập):

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

c) Liệt kê đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Nhận xét: ....................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Liệt kê các điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Nhận xét: ....................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Điều kiện về trang thiết bị: Liệt kê các điều kiện về trang thiết bị của cơ sở:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Nhận xét: .....................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

5. Điều kiện về nhân sự: Đối chiếu các vị trí nhân sự với hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập mà cơ sở đã gửi về Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Nhận xét: ..................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

6. Các điều kiện khác:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Nhận xét: ..................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

2. Kiến nghị (nếu có):

3. Ý kiến không đồng ý với kết luận và kiến nghị của đoàn thẩm định (nếu có).

TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN/CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 8

MẪU QUYẾT ĐỊNH CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

UBND tỉnh …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /QĐ-UBND

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

QUYẾT ĐỊNH

V/V CẤP (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……3.…..

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội4 …………………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp, cấp lại giấy phép thành lập đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, gồm các nội dung sau:

1. Tên cơ sở: ………………………………………5……................................................

2. Địa chỉ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân: .........................................................................

3. Tên người đứng đầu: ………………………………….6.............................................

Năm sinh: ………../.……../ ……….

Chức vụ: ......................................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................

4. Phạm vi, địa bàn hoạt động, các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

5. Thời hạn hoạt động: 05 năm, kể từ ngày …. tháng …. năm ...................................

Điều 2. .........................................................................................................................

Điều 3. ..........................................................................................................................

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 9:

MẪU QUYẾT ĐỊNH (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN) GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

UBND tỉnh …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /QĐ-UBND

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

QUYẾT ĐỊNH

V/V (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN) GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……..3……….

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 4………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. (Sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân, gồm các nội dung sau:

1. ...............................................................................................................................

2. ...............................................................................................................................

Điều 2. ......................................................................................................................

Điều 3. ......................................................................................................................

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 10

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……………..1…, ngày …… tháng ….. năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN2 …………………….

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội …….3……..

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Chúng tôi đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

……………………………………………………………4...............................................

Địa điểm: ……………..….5………….; Điện thoại/fax: ...............................................

Họ, tên Giám đốc cơ sở: ............................................................................................

Giấy phép thành lập số: .............................................................................................

Thời hạn giải quyết các thủ tục chấm dứt của cơ sở: ...............................................

Thời điểm chấm dứt hoạt động của cơ sở: ................................................................

Xin gửi kèm theo đơn này phương án giải quyết đối với nạn nhân, người lao động, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác khi cơ sở nạn nhân chấm dứt hoạt động (phương án kèm theo).

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và làm thủ tục chấm dứt hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 11

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI NẠN NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ LỢI ÍCH LIÊN QUAN CỦA CƠ SỞ NẠN NHÂN KHI CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……………..1…, ngày …… tháng ….. năm 20…..

PHƯƠNG ÁN

GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI NẠN NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ LỢI ÍCH LIÊN QUAN CỦA CƠ SỞ NẠN NHÂN KHI CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH

1. Thông tin chung về cơ sở hỗ trợ nạn nhân

- Tên cơ sở, địa điểm cơ sở: ......................................................................................

- Họ, tên Giám đốc cơ sở: ..........................................................................................

- Quyết định (cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn): số, ngày, tháng, năm....

a) Thực trạng về cơ sở vật chất, cán bộ: ...................................................................

b) Số nạn nhân hiện cơ sở đang quản lý: ..................................................................

c) Tình hình tài chính, công nợ của cơ sở: .................................................................

d) Tổ chức, cá nhân có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan (ghi cụ thể, chi tiết): ........

.....................................................................................................................................

II. LÝ DO CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

(Ghi rõ từng lý do)

III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

1. Đề xuất phương án giải quyết về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

2. Đề xuất phương án giải quyết đối với số nạn nhân hiện đang quản lý

3. Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện phương án giải quyết và thời hạn xử lý các vấn đề liên quan.

- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 12

MẪU QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

UBND tỉnh …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ____/QĐ-UBND

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

QUYẾT ĐỊNH

V/V CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN3………………………..

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……..4……..

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội5 ……………….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấm dứt hoạt động đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, gồm các nội dung sau:

…………………………………………………..6.............................................................

Địa điểm: ……………7………… ; Điện thoại/fax: ........................................................

Họ, tên Giám đốc cơ sở: .............................................................................................

Quyết định (cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn): số, ngày, tháng, năm ………….

Thời hạn giải quyết các thủ tục chấm dứt hoạt động của cơ sở: ................................

Thời điểm chấm dứt hoạt động của cơ sở: ................................................................

Điều 2. ........................................................................................................................

Điều 3. ........................................................................................................................

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 13

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…..1…, ngày …… tháng ….. năm 20…..

BIÊN BẢN

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN

1. Thành phần Đoàn kiểm tra:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Thành phần của cơ sở hỗ trợ nạn nhân:2 .......................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

3. Kết quả kiểm tra:

Ngày....tháng....năm 20..., Đoàn đã tiến hành kiểm tra hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân ….3….. theo các quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người; Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Kết quả kiểm tra phát hiện cơ sở có một số vi phạm, cụ thể như sau:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

4. Ý kiến kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm tra, thanh tra:

- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân phải ngừng hoạt động kể từ …..4…. trong thời hạn ....5.... do không đáp ứng các quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người; Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh …..6….. ra Quyết định ....7.... đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân ………..8……….

TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 14

MẪU QUYẾT ĐỊNH TẠM THỜI ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

UBND tỉnh …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ____/QĐ-UBND

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

QUYẾT ĐỊNH

V/v tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân3 …………..

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH …..4……

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Căn cứ Biên bản kiểm tra ngày... tháng ….. năm …….

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội5 ……………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

……………………………………………6...................................................................

Địa điểm: ……….7……………..; Điện thoại/fax: ......................................................

Họ, tên Giám đốc cơ sở: ..........................................................................................

Quyết định (cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn): số, ngày, tháng, năm ............

Điều 2. .....................................................................................................................

Điều 3. ......................................................................................................................

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 15

MẪU QUYẾT ĐỊNH THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

UBND tỉnh …...1……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /QĐ-UBND

…….2……., ngày ….. tháng ….. năm 20….

QUYẾT ĐỊNH

V/V THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CỦA CƠ SỞ HỖ TRỢ NẠN NHÂN 3…………..

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ………4……….

Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán người ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;

Căn cứ Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.

Căn cứ Biên bản kiểm tra ngày ………. tháng …….. năm …………..

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội5 …………………………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

………………………………………………….6.............................................................

Địa điểm: ……………..7……….. ; Điện thoại/fax: ......................................................

Họ, tên Giám đốc cơ sở: ............................................................................................

Quyết định (cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn): số, ngày, tháng, năm ..............

Điều 2. .......................................................................................................................

Điều 3. .......................................................................................................................

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 16

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

……….…1, ngày …… tháng ….. năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Kính gửi:

- UBND xã2 ……………………………………..
- Phòng LĐTBXH huyện ………………………….

1. Thông tin cá nhân:

ảnh (4 x 6)
(đóng dấu giáp lai trên ảnh)

Họ và tên ………………..……………….; Nam □ Nữ □; Sinh ngày: …/ …/ …..

Dân tộc: ………………………………….; Quốc tịch: ……………………………..

Địa chỉ thường trú ở Việt Nam (ghi rõ số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố hoặc thôn, xóm, xã, huyện, tỉnh): ……………………………………..

………………………………………………………………………………………….

2. Quá trình bị mua bán:

Ngày, tháng, năm bị mua bán: ……/ ……./ …………;

Địa điểm bị mua bán: ……………………………

Ngày, tháng, năm tiếp nhận (tự trở về): …./.../ ……….3;

Địa điểm tiếp nhận (tự trở về): ............................................................................... 4

3. Các giấy tờ chứng minh là nạn nhân:

- Giấy xác định nạn nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Văn bản, tài liệu khác có liên quan...)5;

4. Nội dung đề nghị hỗ trợ:

(1) ..............................................................................................................................

(2) ..............................................................................................................................

Đề nghị các cơ quan nghiên cứu, xem xét và giải quyết cho tôi được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định./.

XÁC NHẬN CỦA UBND xã ………………
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(hoặc gia đình, người giám hộ)
(Ký, ghi rõ họ, tên)



1 Địa danh;

2 Tên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;

3 Tên tổ chức, cá nhân, đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập;

4 Địa chỉ cụ thể của cơ sở đề nghị cấp giấy phép thành lập;

1 Địa danh

1 Địa danh

1 Địa danh nơi cư trú

1 Địa danh;

2 Ghi rõ làm việc toàn thời gian hay kiêm nhiệm;

1 Địa danh;

2 Tên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

3 Ghi rõ cấp hoặc cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn;

4 Tên cơ sở đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập,

5 Khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải kiểm tra các giấy tờ kèm theo hồ sơ và đánh dấu "x" vào các ô tương ứng. Trường hợp giấy tờ không đủ, không hợp lệ phải ghi rõ trên phiếu nhận hồ sơ;

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

3 Giống như mục 1;

4 Giống như mục 1;

5 Ghi bằng chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 12;

6 Ghi bằng chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 12;

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

3 Giống như mục 1;

4 Giống như mục 1;

1 Địa danh;

2 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

3 Tên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;

4 Giống như mục 2;

5 Địa chỉ cụ thể của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

1 Địa danh

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

3 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

4 Giống như mục 1;

5 Giống như mục 1;

6 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

7 Địa chỉ cụ thể của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

1 Địa danh;

2 Tên của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

3 Giống như mục 2;

4 Ghi rõ từ giờ, phút, ngày, tháng, năm:

5 Thời hạn tạm thời đình chỉ được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

6 Tên tỉnh;

7 Tạm thời đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép thành lập;

8 Giống như mục 2;

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

3 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

4 Giống như mục 1;

5 Giống như mục 1;

6 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

7 Địa chỉ cụ thể của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

1 Tên tỉnh;

2 Địa danh;

3 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

4 Giống như mục 1;

5 Giống như mục 1;

6 Tên cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

7 Địa chỉ cụ thể của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

1 Địa danh;

2 Nơi nạn nhân có thường trú;

3 Đối với nạn nhân tự trở về ghi rõ ngày tháng trở về nơi cư trú hiện tại;

4 Đối với nạn nhân tự trở về ghi địa chỉ cư trú hiện tại;

5 Đối với người có dấu hiệu là nạn nhân nhưng chưa được xác định, UBND cấp xã hướng dẫn làm các thủ tục xác định nạn nhân theo quy định trước khi làm thủ tục đề nghị hỗ trợ;

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 35/2013/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 30, 2013

 

CIRCULAR

GUIDELINES FOR SOME ARTICLE OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 09/2013/ND-CP DATED JANUARY 11, 2013 DETAILING THE LAW ON PREVENTION OF HUMAN TRAFFICKING

Pursuant to the Law on Prevention of human trafficking dated March 29, 2011;

Pursuant to Government's Decree No. 09/2013/ND-CP dated January 11, 2013 detailing the Law on Prevention of Human trafficking;

Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director of Department of Social Issue Prevention;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for the Government's Decree No. 09/2013/ND-CP dated January 11, 2013 detailing the Law on Prevention of Human trafficking,

Chapter 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Subjects and scope

1. This Circular deals with:

a) Conditions, procedures for issuing, reissuing, and adjusting Licenses for establishment of victim assistance centers; functions, tasks, and organizational structure of victim assistance centers, and victim assistance services at social protection establishments and victim assistances centers.

b) Procedures for victim assistance

c) Standards for quality of victim assistance services at receiving, rescuing, and assisting bodies.

2. This Circular is applied to organizations and individuals assigned to provide assistance for victims in accordance with the Law on Prevention of Human trafficking.

Article 2. Rules for providing assistance for human trafficking victims

1. The conditions and standards prescribed in this Circular must be adhered to when victim assistance services are being provided.

2. Victim assistance services must be provided in accordance with guidance on expertise of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CONDITIONS FOR ESTABLISHMENT, PROCEDURES FOR ISSUING, REISSUING, AND ADJUSTING LICENSES FOR ESTABLISHMENT; FUNCTIONS, TASKS, AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF VICTIM ASSISTANCE CENTERS, AND VICTIM ASSISTANCE SERVICES AT SOCIAL PROTECTION ESTABLISHMENTS AND VICTIM ASSISTANCES CENTERS

Article 3. Conditions for establishment of a victim assistance center

Apart from satisfying the conditions in Point a, Point b, and Point c Clause 1 Article 4 of the Government's Decree No. 09/2013/ND-CP dated January 11, 2013 detailing the Law on Prevention of Human trafficking (hereinafter referred to as the Decree No. 09/2013/ND-CP), the following conditions must also be satisfied:

1. Infrastructure:

a) Receipt room:

- At least 10 m2 in area;

- Having essential equipment serving receipt of victims, including desks, chairs, document cabinets, computers, telephones;

- Having a board showing internal regulations and victim assistance services.

b) Victim's room:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- There are essential equipment serving everyday life of victims while staying at the center such as beds, lockers, and personal belongings.

c) The victim assistance center must have a kitchen, eating room, bathroom, and other ancillary constructions; ensure security, order, and victims’ safety; comply with fire safety regulations.

If the victim assistance center is capable of 25 people or more, there must be separate areas for females, children, and old people, shared areas, water supply and drainage system, electricity, internal roads, medical equipment, and medicines serving first aid whenever necessary.

2. Personnel:

Apart from satisfying the conditions mentioned in Point d Clause 1 Article 4 of the Decree No. 09/2013/ND-CP, the victim assistance center must satisfy the following conditions:

a) There must be at least a full-time employee. If part-time employees are employed, their working hours must be registered to ensure security of the center and victims;

b) Employees that directly provide assistance for victims must meet social worker’s standards in the Circular No. 34/2010/TT-LDTBXH dated November 08, 2010 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

c) Health workers (if any) must have at least junior college degrees in medicine; security guards must have certificates of training in security in accordance with law.

Article 4. Application for License for establishment of a victim assistance center according to Article 7 of the Decree No. 09/2013/ND-CP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A plan for establishment of a victim assistance center (the template in Appendix 2 enclosed herewith).

3. A résumé of the Director of the victim assistance center, certified by the People’s Committee of the commune where that person resides or where the center is located (the template in Appendix 3 enclosed herewith); a tentative list of personnel of the victim assistance center (the template in Appendix 4 enclosed herewith).

4. Relevant documents:

a) Legitimate papers about rights to use land, ownership of house or property on land serving the operation of the victim assistance center;

b) Written opinion of the People’s Committee of the commune where the victim assistance center is located, expressing approval or disapproval of the establishment of the victim assistance center;

c) Qualifications and certificates proving expertise of the future personnel.

Article 5. Application for extension of License for establishment of a victim assistance center according to Clause 2 Article 13 of the Decree No. 09/2013/ND-CP

The application for extension consists of:

a) An application form for extension of the License for establishment of a victim assistance (the template is provided in Appendix 1 enclosed herewith);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The original License for establishment.

Article 6. Receiving, considering applications for issuance, reissuance, adjustment, and extension of License for establishment

1. Receipt of application for issuance, reissuance, adjustment, and extension of License for establishment of a victim assistance center:

a) The Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the victim assistance center is going to be located shall receive the application;

b) When receiving the application, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs must give the applicant a receipt note (the template is provided in Appendix 6 enclosed herewith).

2. Consideration of the application for issuance, reissuance, adjustment, or extension of the License for establishment according to Article 8, Clause 5 Article 11, Clause 5 Article 12, and Clause 5 Article 13 of the Decree No. 09/2013/ND-CP:

a) The Director of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall establish a consider the issuance, reissuance, adjustment, or extension of the License for establishment according to Article 8, Clause 5 Article 11, Clause 5 Article 12, and Clause 5 Article 13 of the Decree No. 09/2013/ND-CP;

b) The composition of the commission: the chief is an executive officer of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs; the deputy chief is an executive officer of the Sub-department or Division of Social Issue Prevention, which is affiliated to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs; the secretary is an officer of the Sub-department or Division of Social Issue Prevention; members are representatives of social protection departments affiliated to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, provincial police authority, and the Sub-department or Division of Social Issue Prevention.

3. The deadline for appraisal is specified in Article 8, Article 11, Article 12, and Article 13 of the Decree No. 09/2013/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Inspections at victim assistance center according to Article 17 of the Decree No. 09/2013/ND-CP

1. Every 06 months or when necessary, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall establish an inspectorate to inspect the operation of the victim assistance center. Any violations discovered shall be dealt with by the Service or by another competent authority at the request of the Service.

2. For the violations mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 17 of the Decree No. 09/2013/ND-CP, the inspectorate must make an inspection record using the template in Appendix 13 enclosed herewith. According to the seriousness of the violations, the Director of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request President of the People’s Committee of the province to suspend the operation or revoke the license for establishment.

The template of the decision on suspension is provided in Appendix 14; the template of the decision on revocation of the license for establishment is provided in Appendix 15 enclosed herewith.

Article 8. Application and procedures for shutdown of victim assistance center according to Clause 2 Article 18 of the Decree No. 09/2013/ND-CP

1. An application for shutdown of a victim assistance center consists of:

a) An application form for the License for shutdown of victim assistance center (the template is provided in Appendix 10 enclosed herewith).

b) A plan for settling victims, employees, persons with relevant rights and benefits when the center is shut down (the template is provided in Appendix 11 enclosed herewith); a Decision on shut down of victim assistance center (the template is provided in Appendix 12 enclosed herewith)

2. Procedures for considering the shutdown of a victim assistance center:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Within 05 working days from the receipt of the request from the Director of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall decide the shutdown of the victim assistance center;

c) If disputes between the victim assistance center and relevant parties arise, the Director of the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall notify the victim assistance center and send documents to competent authorities for settlement.

Article 9. Functions and tasks of victim assistance centers

1. Receive and provide shelter for victims.

2. Fulfill the victims’ essential needs, provide healthcare and psychological counseling that suit the genders, wishes of victims, and capacity of the center.

3. Provide career counseling and training in social skills for victims.

4. Assess the victims’ ability to integrate into the community; provide information about policies, benefits, and victim assistance services in the community.

5. Provide necessary information for regulatory bodies to combat and prevent the prohibited acts in Article 3 of the Law on Prevention of Human trafficking.

6. Cooperate with relevant agencies in sending victims back to their home.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Organizational structure of a victim assistance center

1. A victim assistance center has one Director, one or two Deputy Directors, and several departments, including:

a) Receipt department, administration department, security department;

b) Management department, consultancy department;

c) Community integration department.

2. Depending on the scale of the victim assistance center, the Director shall decide the establishment of other units to provide assistance for victims. Specific tasks of departments shall be decided by the Director.

Article 11. Victim assistance services at social protection establishment and victim assistance center

The social protection establishment and victim assistance center must provide the following services to support victims:

1. Receipt, fulfillment of essential needs, and victim protection:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assist regulatory bodies in collecting information about human traffickers; protect the lawful rights of victims in proceedings. If the victim is a child or underage, guardian must be appointed, or an organization may be appointed to act as a guardian as prescribed by law;

c) Take measures to protect victims in accordance with law.

2. Provision of health care, psychological counseling, and legal advice:

a) Provide medical examination and treatment for ordinary diseases for victims. If a victim’s condition is beyond the medical competence of the center, he/she must be sent to a suitable medical facility;

b) Qualified personnel shall be appointed to counsel the victims in order to help them regain their composure; measures shall be taken to intervene in victims’ psychological crisis where necessary;

c) Send victims to legal consultancy centers to help them protect their lawful rights and interests where necessary.

3. Provision of compulsory education, vocational training; formulation of community integration plan:

a) Provide consultancy on compulsory education, vocational training, and career counseling for victims in need; send victims to suitable local educational institutions that provide compulsory vocational training;

b) Assess the victims’ ability to integrate into the community; provide victims’ with information about policies, benefits, and victim assistance services in the community; cooperate with the police authorities, Offices of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the People’s Committees of the communes where victims resides to contact their families or relatives before sending them back

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

PROCEDURES FOR VICTIM ASSISTANCE AND STANDARDS FOR ASSESSING VICTIM ASSISTANCE SERVICE QUALITY

SECTION 1. VICTIM ASSISTANCE PROCESS AND PROCEDURES FOR APPLYING FOR FINANCIAL SUPPORT FOR VICTIMS IN THE COMMUNITY

Article 12. Assisting victims in community integration

1. Victim assistance process consists of all the steps and services meant to help victims regain the composure, physical condition, and social conditions that are necessary for community integration and social integration.

2. Steps of victim assistance:

a) Receive and provide initial assistance for victims;

b) Prepare the conditions for community integration;

c) Assist victims in integrating into the community.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Initial assistance for victims

1. The People’s Committee of communes, the Offices of Labor, War Invalids and Social Affairs of districts, social protection establishments, victim assistance centers, the Vietnam’s representative bodies overseas , other rescuing and receiving bodies of the border guard, the police, and the coastguard shall receive and provide initial assistance for victims.

2. When receiving victims, the entities mentioned in Clause 1 of this Article must immediate fulfill victims’ essential needs (accommodation, clothes, food); inform victims of assistance policies and complete the procedures for taking them home; inform them of the vehicles, distance, and traveling time; inform their families or relatives before taking them home.

3. If victims need support or information is not sufficient to take them home, the receiving body shall send them to a local social protection establishment or victim assistance center to provide suitable assistance.

Article 14. Assistance in recovery, preparation of conditions for victims to integrate into the community

1. Assistance in recovery and preparation of conditions for victims to integrate into the community is carried out at social protection establishments and victim assistance centers. Those facilities shall provide services that help them recover from their psychological trauma and learn social skills before social integration. The maximum stay at a social protection establishment is 60 days; the stay at a victim assistance center depends on the conditions and capacity of the center.

2. Necessary services during this period: healthcare, legal support; career counseling, support policies of the state; introduction to suitable vocational training institutions; psychological counseling, preparation of other conditions for victims to integrate into the community.

Article 15. Assistance in community integration

1. Community integration is the stage in which victims are brought back to their community after they have recovered and provided with necessary conditions for establishing normal relationship with their families and society. The period of time needed for community integration depends on the background and capacity of each victim.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Assistance services include: assessing ability to integrate into the community, formulating victim assistance plans (including financial resources and officials); implementing victim assistance plans; supervising and assessing the assistance and adjusting the plan if necessary.

Article 16. Procedures for provision of financial support for compulsory education, vocational training, initial assistance for victims, and connection with victim assistance services in the community

1. An application for financial support for compulsory education, vocational training, and initial assistance for a victim mentioned in Point a Clause 3 Article 23 of the Decree No. 09/2013/ND-CP consists of:

a) An application form which is made by the victim or his/her family and certified by the People’s Committee of the commune (the template is provided in Appendix 16 enclosed herewith);

b) One of the following certifications:

- Certification of victim issued by a police authority of the district, town, or provincial city (hereinafter referred to as district) according to Clause 4 Article 24 of the Law on Prevention of Human trafficking;

- Certification of victim issued by a rescuing body according to Article 25 of the Law on Prevention of Human trafficking;

- Certificate of victim issued by an investigating body, a the People’s Procuracy, or a People’s Court;

- A paper proving the victimization issued by a foreign authority and consularly legalized by a Vietnam’s representative body overseas or the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Providing and connecting victim assistance services in the community:

a) During assistance, depending on the capacity of the center and wishes of victims, the person assigned to provide assistance shall propose that the victims be transferred to another eligible service provider.

b) The organization or individual assigned to provide assistance for victims must receive victims that are transferred and provide them with assistance within the scope of their competence.

If victims are refused, explanation must be provided in writing.

SECTION 2. STANDARDS FOR ASSESSING VICTIM ASSISTANCE SERVICE QUALITY

Article 17. Standards for assessing victim assistance service quality

Standards for assessing victim assistance service quality in this Circular include:

1. Service quality standards when receiving, interviewing victims specified in Article 19 of this Circular;

2. Quality standards for recovery services and assistance in community integration specified in Article 20 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Providers of victim assistance services must ensure quality of victim assistance services.

2. Services of Labor, War Invalids and Social Affairs of provinces, shall carry out inspections to assess quality of victim assistance services according to the standards mentioned in Article 19 and Article 20 of this Circular; receive and settle complaints against quality of victim assistance services.

3. Encourage other organizations and individuals to supervise and assess quality of victim assistance services; cooperate with provider of victim assistance services and regulatory agencies in charge of victim assistance in assessing and controlling quality of victim assistance services.

4. Apart from ensuring quality of victim assistance services according to the standards in Article 19 and Article 20 of this Circular, victim assistance centers and social protection establishments must adhere to regulations on standards at social protection establishment in the Circular No. 04/2011/TT-BLDTBXH dated February 25, 2011 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 19. Quality standards when receiving, interviewing victims

When receiving and interviewing victims, the agency that receives, rescues, or provide assistance must ensure that:

1. Regulations of law on procedures for receiving and providing assistance for victims are complied with.

2. The environment is safe and amiable; officials appointed are suitable for the victims' genders and age; victims are not discriminated on grounds of nationality, ethnic group, religion, social class, physical condition, or gender.

3. Receiving officials must inform victims of the location, rules and regulations of the receiving center, and other necessary information.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Quality standards for recovery services and assistance in community integration

1. Standards about provision of sufficient information about assistance services for victims:

a) Victims or their legal representatives are enabled to be provided with information about assistance services.

b) Victims' right to select assistance services is defended.

c) Service providers must actively approach, contact victims or their relatives to collect relevant information and documents;

d) Victims are provided with sufficient information about assistance services, except for confidential information and documents.

2. Standards for psychological counseling:

a) Psychology counseling must be provided when victims are received by qualified counselors;

b) Counselors establish a positive relationship with victims; ensure stable, comfortable mentality and concentration while giving psychological counseling; build up victims’ trust; promptly take measures for crisis intervention if necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The plan for community integration must be formulated according to assessment of ability, needs, strengths of victims, and accessible resources

b) Assistance activities and services must focus on victims’ needs; the plan must be regularly reviewed and adjusted to reality;

c) Victims may participate in the formulation of the plan for assistance in their community integration;

d) The purposes, contents, sources, executing entities, and schedule must be specified in the assistance plan.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION

Article 21. Organization of implementation

1. The Director of Department of Social Issue Prevention shall assist the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in providing guidance, carry out inspection and supervision of the implementation of this Circular.

2. Presidents of the People’s Committees of provinces shall direct Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant agencies to implement this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Victim assistance centers established before this Circular takes effect may keep operating. By August 15, 2014, victim assistance centers must apply for licenses for establishment and operation in accordance with the Decree No. 09/2013/ND-CP and this Circular.

Article 23. Effect

1. This Circular takes effect on February 15, 2014.

2. The Circular No. 05/2009/TT-BLDTBXH dated February 17, 2009 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on organizational structure and operation of victim assistance centers under the Prime Minister’s Decision No. 17/2007/QD-TTg dated January 29, 2007 is abolished.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Trong Dam

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 hướng dẫn Nghị định 09/2013/NĐ-CP về Luật Phòng, chống mua bán người do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27.780

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.30.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!