Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 62/2001/TT-BNN hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg

Số hiệu: 62/2001/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Huy Ngọ
Ngày ban hành: 05/06/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/2001/TT-BNN

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2001

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 62/2001/TT-BNN NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VIỆC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH 46/2001/QĐ-TTG NGÀY 4/4/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THỜI KỲ 2001 - 2005

Thi hành Điều 3 và Điều 4 Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005. Bộ NN & PTNT hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp.

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này áp dụng đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, gồm:

- Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ;

- Xuất khẩu động vật hoang dã, động vật quý hiếm, thực vật rừng quý hiếm;

- Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi;

- Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú ý;

- Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và côn trùng các loại;

- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;

- Nhập khẩu phân bón và các chế phẩm phân bón;

- Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật.

2. Hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.

3. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu khai báo khi nhập khẩu, xuất khẩu và chịu trách nhiệm với người sử dụng về chất lượng hàng nhập khẩu theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

1.1. Gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước cấm xuất khẩu, gồm:

- Gỗ tròn các loại;

- Gỗ xẻ các loại;

- Sản phẩm gỗ quý hiếm từ rừng tự nhiên trong nước thuộc nhóm IA quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

- Củi, than làm từ gỗ hoặc từ củi có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước;

- Các loại gỗ có tên trong Danh mục động, thực vật hoang dã cấm buôn bán quốc tế của Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tiệt chủng (sau đây gọi tắt là CITES).

1.2. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu theo giấy phép hoặc theo điều kiện

a. Đối với gỗ có tên trong Danh mục động, thực vật hoang dã xuất khẩu có điều kiện (phụ lục II của CITES), khi xuất khẩu phải có giấy phép của Văn phòng CITES Việt Nam;

b. Sản phẩm gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 chỉ được phép xuất khẩu ở dạng hàng mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp, khi xuất khẩu doanh nghiệp phải có giấy phép của Chi cục Kiểm lâm sở tại.

1.3. Các sản phẩm được xuất khẩu không hạn chế số lượng và giá trị:

Tất cả các sản phẩm làm từ các loại gỗ không quy định tại Khoản 1.1, Khoản 1.2 và các sản phẩm từ rừng trồng (trừ gỗ tròn, gỗ xẻ) đều được phép xuất khẩu không hạn chế về số lượng và giá trị; khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

1.4. Gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng trồng và nhập khẩu:

a. Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng trồng:

Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ các loại có nguồn gốc từ rừng trồng, doanh nghiệp được xuất khẩu không hạn chế về số lượng và giá trị; khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu và xuất trình biên bản xác nhận của Hạt kiểm lâm nơi khai thác;

b. Đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc nhập khẩu:

- Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng mà tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp chỉ cần xuất trình tờ khai hải quan nhập khẩu được Hải quan cửa khẩu nhập cấp theo quy định hiện hành;

- Trường hợp doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu gỗ qua doanh nghiệp khác thì khi xuất khẩu phải có hợp đồng uỷ thác và bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu do doanh nghiệp nhận uỷ thác xác nhận;

- Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu mua lại của doanh nghiệp nhập khẩu để tái xuất thì khi làm thủ tục xuất khẩu phải có:

+ Hợp đồng mua, bán giữa hai đơn vị;

+ Bản sao tờ khai Hải quan nhập khẩu do Hạt kiểm lâm nơi doanh nghiệp bán xác nhận, đã trừ lùi khối lượng bán trên bản sao;

- Trường hợp gỗ cắt ngắn hoặc xẻ ra từ gỗ tròn nhập khẩu cần có biên bản xác nhận của Hạt kiểm lâm sở tại và có dấu búa kiểm lâm Việt Nam trên gỗ;

- Tất cả các gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc nhập khẩu phải có dấu búa của nước xuất khẩu (nếu nước xuất khẩu không có dấu búa thì đóng búa kiểm lâm của Việt Nam theo quy định và mẫu búa riêng).

2. Xuất khẩu động vật hoang dã, động vật quý hiếm và thực vật rừng quý hiếm.

2.1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại các loài động vật hoang dã và thực vật rừng quý hiếm sau đây:

a. Các loài động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

b. Các loài động vật hoang dã thông thường, khai thác, đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên theo quy định trong Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ;

c. Các loài động vật, thực vật hoang dã có tại Việt Nam và có tên trong Phụ lục I của CITES;

d. Các loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột theo Chỉ thị số 9/1998/CT- TTg ngày 18/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21/12/2000 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc công bố Danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột;

đ. Tinh dầu trầm (gió bầu) và tinh dầu xá xị theo Quyết định số 45/1999/QĐ- BNN-KL ngày 2/3/1999 của Bộ NN & PTNT.

2.2. Các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm và thực vật rừng quý hiếm được xuất khẩu khi có những điều kiện như sau:

a. Đối với các loài động vật hoang dã, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại các Điểm a và c của Khoản 2.1 khi xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác quốc tế phải được Bộ NN & PTNT cho phép; riêng đối với những loài thuộc nhóm I của Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

b. Đối với các loài động vật hoang dã, thực vật rừng quý hiếm đã được quy định tại các Điểm a, b và d của Khoản 2.1 do gây nuôi, nhân giống phát triển tại trại hoặc hộ gia đình, được xuất khẩu sản phẩm từ thế hệ F2 trở đi, nhưng phải có xác nhận của Chi Cục kiểm lâm sở tại; Văn phòng CITES Việt Nam căn cứ vào đó để cấp giấy phép xuất khẩu;

c. Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Điểm c Khoản 2.1 được xuất khẩu sản phẩm từ thế hệ F2 trở đi do nhân nuôi, sinh sản tại trại với các điều kiện:

- Có trại nuôi do CITES quốc tế xác nhận;

- Có quota do CITES quốc tế cấp;

- CITES Việt Nam căn cứ vào đó để làm thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu.

2.3. Nhập khẩu các loài động vật hoang dã và thực vật rừng nêu ở Điểm c Khoản 2.1: phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp giấy phép.

3. Xuất, nhập khẩu giống cây trồng và giống vật nuôi.

3.1. Xuất khẩu giống cây trồng và giống vật nuôi.

a. Cấm xuất khẩu các loại giống cây trồng, giống vật nuôi quý hiếm nằm trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu, Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ NN&PTNT ban hành tại Quyết định số 58/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 23/5/2001.

b. Đối với các loại giống cây trồng, giống vật nuôi khác không thuộc Danh mục trên, khi xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

3.2. Nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi.

a. Đối với giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc Danh mục giống cây trồng được nhập khẩu, Danh mục giống vật nuôi được nhập khẩu do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 58/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 23/5/2001, khi nhập khẩu doanh nghiệp phải có hồ sơ về nguồn gốc, lý lịch giống, hướng dẫn sử dụng và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Các loại giống cây trồng, vật nuôi ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu phải được Cục khuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ NN & PTNT cấp giấy phép khảo nghiệm. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ NN & PTNT sẽ bổ sung vào Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam.

c. Đối với phôi, tinh dịch gia súc, trứng giống gia cầm khi nhập khẩu phải có giấy phép của Cục khuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ NN & PTNT.

4. Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

a. Đối với các loại trong Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y được phép nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 45/2001/QĐ-BNN-TY ngày 18/4/2001, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Những loại thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và các chế phẩm sinh học dùng trong thú y ngoài Danh mục nêu trên được Cục thú y thuộc Bộ NN & PTNT cấp giấy phép khảo nghiệm theo quy định đối với từng loại. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ NN & PTNT sẽ bổ sung vào Danh mục thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và chế phẩm sinh học dùng trong thú y được nhập khẩu vào Việt Nam.

c. Đối với vaccin các loại, khi nhập khẩu phải có giấy phép của Cục thú y thuộc Bộ NN & PTNT.

5. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và côn trùng trong bảo vệ thực vật.

a. Đối với các loại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN-BVTV ngày 6/3/2001, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Cấm nhập khẩu các loại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN-BVTV ngày 6/3/2001.

c. Đối với các loại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN-BVTV ngày 6/3/2001, hàng năm Bộ NN & PTNT công bố số lượng được nhập khẩu. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh loại thuốc này đăng ký để Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN & PTNT cấp giấy phép nhập khẩu.

d. Những loại thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không thuộc các Danh mục nêu trên và côn trùng các loại dùng trong bảo vệ thực vật, Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN & PTNT cấp giấy phép khảo nghiệm theo quy định đối với từng loại. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ NN & PTNT sẽ bổ sung vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

6. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

a. Đối với các sản phẩm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam thời kỳ 2001- 2005 do Bộ NN&PTNT ban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 11/5/2001, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Cấm nhập khẩu các loại sản phẩm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 11/5/2001.

c. Những loại thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi không thuộc các Danh mục nêu trên khi nhập khẩu phải có giấy phép khảo nghiệm do Cục khuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ NN & PTNT cấp theo quy định đối với từng loại. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ NN & PTNT sẽ bổ sung vào danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

7. Nhập khẩu phân bón và chế phẩm phân bón

a. Đối với các loại phân bón và chế phẩm phân bón trong Danh mục phân bón được sử dụng và lưu thông ở Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành tại Quyết định số 123/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/8/1998, Quyết định số 219/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 30/12/1998 và Quyết định số 12/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/2/2000, khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

b. Những loại phân bón và chế phẩm phân bón ngoài Danh mục nêu trên, Cục khuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ NN&PTNT sẽ cấp giấy phép khảo nghiệm theo quy định đối với từng loại khi nhập khẩu. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ NN & PTNT sẽ bổ sung vào danh mục được phép sử dụng và lưu thông ở Việt Nam.

8. Xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật.

Tất cả vật thể là nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, chế phẩm sinh học mới dùng trong nông nghiệp phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, trao đổi khoa học kỹ thuật khi xuất, nhập khẩu phải được Cục khuyến nông và khuyến lâm thuộc Bộ NN & PTNT cấp giấy phép.

Chương 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và giấy phép khảo nghiệm theo các địa chỉ sau:

a. Chi Cục kiểm lâm sở tại: các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1.2 - Mục 1 thuộc Chương II.

b. Cục Kiểm lâm (số 2 Ngọc Hà - Quận Ba Đình - Hà Nội, điện thoại 7335674, Fax: 7335685): các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1.2 - Mục 1, Khoản 2.2 và Khoản 2.3 - Mục 2 thuộc Chương II;

c. Cục Khuyến nông và khuyến lâm (số 2 Ngọc Hà - Quận Ba Đình - Hà Nội, điện thoại 8234651, Fax: 8236403) hoặc đại diện Cục Khuyến nông và khuyến lâm tại TPHCM (số 12 Phùng Khắc Khoan - TPHCM, điện thoại 088.243.870 và 088.293.280): các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c - Khoản 3.2 - Mục 3 (trừ những loại giống cây trồng, giống vật nuôi có trong quy định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 và quy định của CITES phải gửi về Cục Kiểm lâm), Điểm c Mục 6, Điểm b - Mục 7 và Mục 8 thuộc Chương II;

d. Cục Thú y (phường Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội, điện thoại: 8696788, Fax: 8691311) hoặc cơ quan thường trực Cục Thú y tại TPHCM (số 521 Hoàng Văn Thụ - Quận Tân Bình - TPHCM, điện thoại: 08.8444024, Fax: 08.8569050): các trường hợp quy định tại Điểm b và c - Mục 4 thuộc Chương II

đ. Cục bảo vệ thực vật (số 149 phố Hồ Đắc Di - Quận Đống Đa - Hà Nội, điện thoại : 8519451, Fax: 5330043) hoặc đại diện Cục bảo vệ thực vật tại TPHCM (số 28 phố Mạc Đĩnh Chi - Quận I - TPHCM, điện thoại: 8221413, Fax: 8244187): các trường hợp quy định tại Điểm c và d - Mục 5 thuộc Chương II;

2. Mẫu hồ sơ: Theo mẫu hồ sơ do các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ NN & PTNT ban hành.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ nói tại Mục 1 Chương này phải có văn bản trả lời.

4. Hiệu lực thi hành.

Thông tư này thay thế Thông tư số 41/2000/TT-BNN-KH ngày 13/4/2000 của Bộ NN & PTNT về hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ NN & PTNT để xem xét giải quyết.

 

Lê Huy Ngọ

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 62/2001/TT-BNN

Hanoi, June 05, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE EXPORT AND IMPORT OF GOODS SUBJECT TO THE SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE AGRICULTURE SERVICE UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 46/2001/QD-TTg OF APRIL 4, 2001 ON THE MANAGEMENT OF GOODS EXPORT AND IMPORT IN THE 2001-2005 PERIOD

In furtherance of Articles 3 and 4 of the Prime Minister’s Decision No. 46/2001/QD-TTg of April 4, 2001 on the management of goods export and import in the 2001-2005 period, the Ministry of Agriculture and Rural Development hereby guides the export and import of goods subject to the agriculture service’s specialized management.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. This Circular applies to the export and import of goods subject to the agriculture services specialized management, including:

- The export of timber and wood products;

- The export of wild animals, rare and precious animals and forest plants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The import of veterinary drugs, raw materials for production thereof and bio-products for veterinary use;

- The import of plant protection drugs, raw materials for production thereof and plant protection insects of all kinds;

- The import of livestock feeds and raw materials for protection thereof;

- The import of fertilizers and fertilizer preparations;

- The export and import of gene sources of cultivation plants, livestock and micro-organisms in service of scientific and technical research and exchange.

2. Goods subject to the animal or plant quarantine shall comply with the current provisions of law.

3. Enterprises shall be responsible for the accuracy of data declared upon import or export and answerable to consumers for the quality of imported goods according to the current law of the Vietnamese State.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Timber and wood products from domestic natural forests, which are banned from export, including:

- Log timber of all kinds;

- Sawed timber of all kinds;

- Products of rare and precious woods from domestic natural forests of group IA specified in Decree No.18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government);

- Firewood and charcoal made from timber or firewood originated from domestic natural forests;

- Timber of trees named in the list of wild animals and plants banned from international trade under the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Animals and Plants (abbreviated to CITES).

1.2. Wood products exported under permits or certain conditions

a/ For timber of trees named in the list of wild animals and plants subject to conditional export (Annex II of CITES), when being exported, permits of Vietnam-based CITES office must be obtained;

b/ Products of rare and precious wood of group IIA specified in Decree No.18/HDBT of January 17, 1992 shall be permitted to be exported only in form of fine-art articles and high-class wood furniture. When exporting them, exporting enterprises must obtain permits of local ranger sub-departments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All products made from timber categories not specified in Clauses 1.1 and 1.2 as well as those from planted forests (except for log timber and sawed timber) shall be permitted to be exported with unlimited quantity and value. When exporting them, exporting enterprises shall only have to fill in the customs procedures at border-gates.

1.4. Log timber and sawed timber originated from planted forests or with import origin:

a/ For log timber and sawed timber originated from planted forests:

Enterprises may export log timber and sawed timber of all categories originated from planted forests with unlimited quantity and value. When exporting them, enterprises shall only have to fill in the customs procedures at border-gates and produce written certifications by the ranger offices of locations where timber is exploited.

b/ For log timber and sawed timber with import origin:

- Where enterprises, which have imported such timber for production and/or trading, do not use but re-export it, they shall, when carrying out the export procedures, only have to produce import customs declarations issued by the import border-gates’ customs according to the current regulations;

- Where enterprises entrust timber import to other enterprises, when exporting such timber, they must have entrustment contracts and copies of import customs declarations certified by the entrusted enterprises;

- Where an exporting enterprise re-purchases timber from an importing enterprise for re-export, when the export procedures are carried out, there must be:

+ Purchase-sale contract between the two units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For timber cut into short pieces or sawed from imported log timber, written certification by the local ranger office and the Vietnamese ranger’s hammer indentation are required;

- All log timber and sawed timber with import origin must bear the hammer indentations of the exporting countries (if the exporting countries have no hammer indentations, the Vietnamese ranger’s hammer indentation shall be appended according to regulations and specific hammer specimens).

2. The export of wild animals, rare and precious animals and rare and precious forest plants

2.1. The following wild animal species and rare and precious forest plants are banned from export for commercial purposes:

a/ Rare and precious forest animal and plant species specified in Decree No.18/HDBT of January 17, 1992 of the Council of Ministers (now the Government);

b/ Ordinary wild animal species exploited and caught directly from the nature as specified in the Prime Minister’s Directive No.359/TTg of May 29, 1996;

c/ Wild animal and plant species available in Vietnam and named in Annex I of CITES;

d/ Wild animal species being natural enemies of rats as specified in the Prime Minister’s Directive No.9/1998/CT-TTg of February 18, 1998 and Decision No.140/2000/QD-BNN-KL of December 21, 2000 of the Minister of Agriculture and Rural Development promulgating the list of a number of wild animal species being natural enemies of rats;

e/ Tram or aloes wood (of gio bau tree) essence and sarsi essence according to Decision No.45/1999/QD-BNN-KL of March 2, 1999 of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For wild animals and rare and precious forest plants specified at Points a and c of Clause 2.1, when being exported for scientific research or international cooperation purpose, the permission of the Ministry of Agriculture and Rural Development is required. Particularly for species of group I specified in Decree No.18/HDBT of January 17, 1992, the Prime Minister’s permission is required;

b/ For wild animals and rare and precious forest plants specified at Points a, b and d of Clause 2.1, which are reared, multiplied and developed at farms or households, the products of their offspring of F2 generation downward can be exported with certification by local ranger sub-departments. The Vietnam-based CITES office shall base itself on such certification to issue export permits;

c/ For wild animals specified at Point c, Clause 2.1, the products of their offspring of F2 generation downward, which are multiplied, reared and bred at farms, can be exported under the following conditions:

- There are rearing farms certified by the CITES international;

- There are quotas granted by the CITES international;

The Vietnam-based CITES office shall base itself thereon to carry out the procedures for issuing export permits.

2.3. The import of wild animal species and forest plants specified at Point c, Clause 2.1 must be permitted in writing by the Vietnam-based CITES office.

3. The export and import of cultivation plant and livestock breeds

3.1. The export of cultivation plant and livestock breeds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For other cultivation plant and livestock breeds, which are not on the above-said lists, when enterprises export them, they shall only have to fill in the customs procedures at border-gates.

3.2. The import of cultivation plant and livestock breeds

a/ For cultivation plant and livestock breeds on the list of cultivation plant varieties allowed to be imported and the list of livestock breeds allowed to be imported, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.58/2001/QD/BNN-KNKL of May 23, 2001, when enterprises import them, they must have dossiers on their origin, background and use instructions and shall only have to fill in the customs procedures at border-gates.

b/ Cultivation plant and livestock breeds outside the above-said lists, when being imported, must be given assay permits by the Department for Agriculture and Forestry Promotion of the Ministry of Agriculture and Rural Development. Basing itself on the assay results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall add them to the lists of cultivation plant and livestock breeds allowed to be imported into Vietnam.

c/ The import of cattle embryos and sperm and poultry breeding eggs must be permitted in writing by the Department for Agriculture and Forestry Promotion of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

4. The import of veterinary drugs, raw materials for the production thereof and bio-products for veterinary use

a/ For those on the list of veterinary drugs and raw materials for the production thereof allowed to be imported into Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.45/2001/QD-BNN-TY of April 18, 2001, when being imported, the importing enterprises shall only have to fill the customs procedures at border-gates.

b/ Veterinary drugs, raw materials for the production thereof and bio-products for veterinary use outside the above-said list shall be granted assay permits by the Veterinary Department of the Ministry of Agriculture and Rural Development as prescribed for each type. Basing itself on the assay results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall add them to the list of veterinary drugs, raw materials for the production thereof and bio-products for veterinary use allowed to be imported into Vietnam.

c/ For vaccines of all kinds, when being imported, the permits of the Veterinary Department of the Ministry of Agriculture and Rural Development are required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For those on the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.17/2001/QD-BNN-BVTV of March 6, 2001, when importing them, enterprises shall only have to fill in the customs procedures at border-gates.

b/ Those kinds on the list of plant protection drugs banned from use in Vietnam, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.17/2001/QD-BNN-BVTV of March 6, 2001, shall be banned from import.

c/ For those kinds on the list of plant protection drugs restricted from use in Vietnam, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.17/2001/QD-BNN-BVTV of March 6, 2001, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall annually announce the volume permitted to be imported. Enterprises qualified for trading in such drugs shall make registration for the granting of import permits by the Plant Protection Department of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

d/ For those kinds of plant protection drugs and raw materials for the production thereof not on the above-said list and insects of all kinds used in plant protection, the Plant Protection Department of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant assay permits as prescribed for each type. Basing itself on the assay results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall add them to the list of plant protection drugs and raw materials for the production thereof permitted for use in Vietnam.

6. The import of livestock feeds and raw materials for the production thereof

a/ For products on the list of livestock feeds and raw materials used for livestock feeds processing, allowed to be imported into Vietnam in the 2001-2005 period, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.55/2001/QD-BNN-KNKL of May 11, 2001, when importing them, enterprises shall only have to fill in the customs procedures at border-gates.

b/ Products on the list of livestock feeds and raw materials for the production thereof banned from import into Vietnam, which is promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development by Decision No.55/2001-QD/BNN-KNKL of May 11, 2001, shall be banned from import.

c/ For livestock feeds and raw materials for the production thereof not on the above-said list, when being imported, the assay permits of the Department for Agriculture and Forestry Promotion of the Ministry of Agriculture and Rural Development are required separately for each kind. Basing itself on the assay results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall add them to the list of livestock feeds and raw materials for the production thereof, permitted to be imported into Vietnam.

7. The import of fertilizer and fertilizer preparations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For fertilizers and fertilizer preparations outside the above-said list, the Department for Agriculture and Forestry Promotion of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant assay permits prescribed for each kind upon their import. Basing itself on the assay results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall add them to the list of fertilizers permitted for use and circulation in Vietnam.

8. The export and import of gene sources of cultivation plants, livestock and micro-organisms in service of scientific and technical research and exchange

The export and/or import of all objects being gene sources of cultivation plants, livestock and micro-organisms and new bio-products used in agriculture for scientific and technical research, experiment and exchange purposes must be permitted in writing by the Department for Agriculture and Forestry Promotion of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. Agencies to receive and settle dossiers of application for export permits, import permits or assay permits are located at the following addresses:

a/ Local ranger sub-departments: For cases prescribed at Point b, Clause 1.2, Section 1, Chapter II;

b/ The Ranger Department (No.2 Ngoc Ha street, Ba Dinh district, Ha Noi city, telephone: 7335674, facsimile: 7335685): For cases prescribed at Point a, Clause 1.2, Section 1, and Clauses 2.2 and 2.3, Section 2, Chapter II;

c/ The Department for Agriculture and Forestry Promotion (No.2 Ngoc Ha street, Ba Dinh district, Ha Noi city, telephone: 8234651, facsimile: 8236403) or the representative office of the Department for Agriculture and Forestry Promotion in Ho Chi Minh City (No.12 Phung Khac Khoan street, Ho Chi Minh City, telephone: 088.243870 and 088.293280): For cases prescribed at Points b and c, Clause 3.2, Section 3 (except for cultivation plant and livestock breeds specified in Decree No.18/HDBT of January 17, 1992 and the regulations of CITES, for which dossiers must be sent to the Ranger Department), Point c, Section 6; Point b, Section 7 and Section 8, Chapter II;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The Plant Protection Department (No.149, Ho Dac Di street, Dong Da district, Ha Noi city, telephone: 8519451, facsimile: 5330043) or the representative office of the Plant Protection Department in Ho Chi Minh City (No.28 Mac Dinh Chi street, District I, Ho Chi Minh City, telephone: 8221413, facsimile: 8244187): For cases prescribed at Point c and d, Section 5, Chapter II.

2. Dossier form: Dossiers shall be made according to the dossier form set by the specialized management bodies of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The time limit for settling dossiers: Within 7 working days after receiving valid dossiers, the dossier-receiving agencies defined in Section 1 of this Chapter shall have to give their written replies.

4. Implementation effect

This Circular replaces Circular No.41/2000/TT-BNN-KH of April 13, 2000 of the Ministry of Agriculture and Rural Development guiding the export and import of goods subject to specialized management by the agriculture service.

This Circular takes effect after its signing.

Any problems arising in the course of implementation should be reported by the concerned organizations and individuals to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and solution.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 62/2001/TT-BNN ngày 05/06/2001 hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.476

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.190.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!