ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 144/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 28
tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp
ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai
ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số
84/NQ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 523/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số
06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;
Căn cứ Nghị quyết số
06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về
phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn
tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 466/SNN-CCKL ngày 25 tháng
02 năm 2022, Tờ trình số 325/TTr-SNN ngày 31 tháng 12 năm 2021 và ý kiến của Sở
Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 47/SKHĐT-KT ngày 07 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030
trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM
- Phát triển lâm nghiệp
trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có sự thống nhất giữa quản lý, bảo vệ,
phát triển rừng với sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản và các dịch vụ
hệ sinh thái rừng trên cơ sở có sự tham gia của các bên có liên quan, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi
thế so sánh; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại và đổi mới,
sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị tổng hợp của
rừng.
- Huy động, sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển lâm nghiệp nhanh, bền vững theo cơ
chế thị trường và hội nhập quốc tế; Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã
hội hóa và tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị lâm sản hài
hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng ngành lâm
nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp ngày càng cao
cho tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Phát huy tối đa các tiềm năng để phát triển
kinh tế lâm nghiệp nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó và
thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các
dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cho người dân. Định hướng đến năm
2030, ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật có sức
cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng;
công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ
đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia trong chuỗi cung ứng giá trị lâm sản
quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu đến năm
2025
- Đến năm 2025 trồng
mới được 15.000 ha rừng tập trung và trồng 03 triệu cây phân tán; diện tích
rừng có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 4.500 ha, khoanh nuôi phục hồi rừng được ít
nhất 7.300 ha; nuôi dưỡng làm giàu rừng ít nhất 1.000 ha; giải quyết được việc
làm cho khoảng 23.000 lao động/năm.
- Bảo vệ tốt diện tích
rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, đặc dụng; ngăn chặn và xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; phấn đấu số vụ vi phạm năm sau giảm 10% so
với năm trước.
- Độ che phủ rừng đến năm
2025 đạt 64%.
- Đến năm 2025, đảm bảo
100% diện tích rừng có chủ quản lý thực sự theo quy định của Luật Lâm nghiệp;
cho thuê đất, thuê rừng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội với
diện tích khoảng 50.000 ha.
- Khai thác, sử dụng
hiệu quả rừng trồng nguyên liệu và rừng trồng cao su, giai đoạn 2021 - 2025
khai thác và chế biến 520.000 m3 gỗ từ rừng trồng, gỗ cao su thành các sản phẩm
có giá trị kinh tế cao, tiến tới chấm dứt xuất gỗ nguyên liệu thô.
- Ngành công nghiệp chế
biến gỗ tỉnh Kon Tum cơ bản hiện đại, đủ năng lực về công nghệ tham gia hội
nhập thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng được ít nhất 01 nhà máy chế
biến gỗ công suất trên 50.000m3/năm;
- Huy động tối đa các
nguồn lực để tập trung phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn
2021 - 2025 huy động khoảng 1.500 tỷ đồng, đóng góp của ngành lâm nghiệp vào
tổng giá trị GRDP của tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 7% (tương ứng 2.800 tỷ
đồng).
b) Mục tiêu đến năm
2030
Độ che phủ rừng trên
địa bàn tỉnh đến 2030 tiếp tục duy trì đạt 64%, tập trung nâng cao chất lượng
rừng. Phấn đấu đến năm 2030 hình thành vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung có
chất lượng đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Công
nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đến năm 2030 có ít
nhất 03 nhà máy chế biến gỗ với công suất 200.000 m3/năm, khai thác,
chế biến khoảng 1 triệu m3 gỗ rừng trồng. Phấn đấu đóng góp của ngành lâm
nghiệp vào tổng giá trị GRDP của tỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 10% (tương ứng
5.000 tỷ đồng).
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên
truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Quán triệt, tuyên
truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân
dân đối với các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác
quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực
hiện.
- Thường xuyên xây dựng
các phóng sự, bài viết, tin đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng về
kết quả thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh,
gắn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.
2. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng
- Tiếp tục tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, thực hiện có hiệu quả Chỉ theo
Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương "về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng" trên địa bàn tỉnh. Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo; quán triệt, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên nêu gương; công tác kiểm tra, giám sát và xử lý đảng viên vi phạm...
- Các cơ quan tiến hành
tố tụng tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án
liên quan đến vi phạm Luật Lâm nghiệp. Mọi hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp đều
phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Xác định công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm chính đối với các
vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý
hoặc để xảy ra việc các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra,
giám sát và xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trong công tác quản
lý, bảo vệ rừng.
- Tiếp tục rà soát diện
tích 3 loại rừng cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; rà
soát lại hiện trạng rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp cho đúng với thực trạng
trên địa bàn toàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050. Xác định rõ lâm phần quản lý, xây dựng phương án thay thế chủ thể quản lý
lâm phần cho phù hợp. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng theo
quy định trước năm 2030; tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và
đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức bộ
máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ngành lâm nghiệp tinh gọn, thống nhất,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp. Nâng cao năng lực cho lực lượng
Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
- Tập trung giải quyết
dứt điểm diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị
chủ rừng trước năm 2025, không để phát sinh diện tích lấn chiếm mới; giải quyết
đất ở và sản xuất cho người dân; tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, trong
đó có tạo việc làm phi nông nghiệp cho người đồng bào dân tộc thiểu số như như
đan lát, sản xuất đồ gỗ, buôn bán lâm sản ngoài gỗ, cơ khí nhỏ, dịch vụ phục vụ
sản xuất và đời sống... để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng làm
nương rẫy.
- Tiếp tục nghiên cứu
sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty TNHH MTV lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tế và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12
tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) và các văn bản liên quan. Đẩy mạnh việc
liên doanh, kiên kết với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh phát triển kinh
tế lâm nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả
công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng Kiểm
lâm, cộng đồng dân cư thôn, làng và các cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành
vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đẩy mạnh việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo
cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Thực hiện nghiêm chủ
trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và không chuyển diện tích rừng tự nhiên
sang mục đích sử dụng khác theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017
của Ban Bí thư Trung ương và các văn bản liên quan. Theo dõi, giám sát, quản lý
chặt chẽ các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, giao rừng, cho thuê
rừng; xử lý nghiêm các trường hợp có vi phạm và thu hồi chủ trương đầu tư đối
với các dự án chậm tiến độ, có biểu hiện đầu cơ, chiếm dụng rừng và đất lâm
nghiệp.
- Thường xuyên rà soát,
nắm chắc thông tin và xử lý dứt điểm các “điểm nóng” và đối tượng phá rừng,
khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Quản lý chặt chẽ các cơ
sở chế biến gỗ, kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép các cơ sở vi
phạm theo quy định của pháp luật. Rà soát, xử lý dứt điểm các loại phương tiện
dùng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, chuyển
giao ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các
khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị
trường. Đến năm 2025, hình thành được Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng
nông lâm nghiệp trên cơ sở bộ máy hiện có để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh. Trồng thử nghiệm, xác định được danh mục các loài cây trồng
rừng mới phù hợp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho trồng rừng sản xuất. Quản lý
chặt chẽ nguồn giống trong trồng rừng, giám sát chặt chẽ từ khi trồng đến khi
thu hoạch để đảm bảo trồng rừng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn trồng rừng.
3. Nâng
cao thực hiện các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai
hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành theo quy định của Luật Lâm nghiệp và
các văn bản liên quan. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới
như: Chính sách thúc đẩy xã hội hóa lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp cộng
đồng, chính sách cung ứng tín chỉ các bon. Thí điểm thực hiện chính sách bảo
hiểm trong lâm nghiệp đặc biệt là bảo hiểm rừng trồng.
- Rà soát các chính
sách hỗ trợ phát triển rừng của Trung ương và địa phương, đề xuất sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền trên cơ hài
hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường và các điều
ước quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững; trọng tâm là
chính sách đất đai và chính sách vốn để tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ gia
đình sử dụng đất có hiệu quả và tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để phát
triển lâm nghiệp, chính sách thu hút đầu tư phát triển rừng trồng và sản xuất
chế biến gỗ, các hoạt động hỗ trợ người dân tham gia phát triển kinh tế lâm
nghiệp.
- Thực hiện tốt chính
sách khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu
nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; gắn việc quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích người dân
nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cho
người dân sống được bằng nghề rừng và vươn lên làm giàu từ nghề rừng.
4. Tập
trung phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Xây dựng, triển khai
hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp,
trọng tâm là Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh và các văn bản liên quan.
- Tập trung đẩy mạnh
công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là thu hút đầu tư
các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng, thu hút trồng rừng và sản xuất lâm sản theo
hướng hiện đại, phát triển dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái. Đến năm
2030 hình thành được Khu sản xuất lâm nghiệp công nghệ cao với quy mô khoảng
200 ha.
- Nghiên cứu, lựa chọn,
tập trung phát triển mạnh mẽ các mô hình kinh tế lâm nghiệp hộ gia đình, trang
trại, cộng đồng dân cư thôn (làng) và hợp tác xã kiểu mới phù hợp. Phát triển
các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, kinh tế
chia sẻ trong lâm nghiệp. Phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp gắn với
sinh kế của người dân sống gần rừng. Khuyến khích người dân chuyển đổi diện
tích đất trồng cây nông nghiệp hằng năm trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang
trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả đa mục tiêu như Mắc ca, Giổi lấy hạt... Lấy
thu nhập của người dân từ kinh tế lâm nghiệp làm cơ sở đánh giá kết quả phát
triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn.
- Xây dựng kết cấu hạ
tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics.
Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu quy mô, tập trung
với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm gỗ. Thu
hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics, kho bãi phục vụ phát triển sản xuất,
bảo quản và chế biến lâm sản.
- Tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế về lâm nghiệp; tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ
chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực và song phương về triển khai các chương trình,
dự án, hoạt động tăng cường năng lực, chuyển giao, hợp tác trong lĩnh vực lâm
nghiệp. Phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung ứng lâm sản
toàn cầu.
5. Bố
trí, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
- Bố trí, quản lý, sử
dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho ngành lâm nghiệp
theo quy định. Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn thu
cho ngành lâm nghiệp; khai thác các tiềm năng dịch vụ môi trường rừng, du lịch
sinh thái, dịch vụ hấp thụ các - bon...
- Đa dạng nguồn vốn huy
động để triển khai thực hiện Nghị quyết, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo
quy định. Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy động các nguồn đầu tư, đóng góp
hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.
6. Tổ
chức giám sát và đánh giá
Xây dựng, triển khai kế
hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác, đồng bộ phục vụ
công tác quản lý, quy hoạch và phát triển sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, cung
ứng dịch vụ môi trường rừng. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá nghị quyết;
các chương trình, dự án, đề án thực hiện nghị quyết đảm bảo hiệu quả, thường
xuyên, định kỳ.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
Nguồn kinh phí thực
hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương cấp theo quy định của pháp luật); Lồng ghép trong các chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác, như: Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình phát
triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;… Thu từ dịch vụ môi trường rừng
và cho thuê môi trường rừng. Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và
nước ngoài; đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân; nguồn thu từ
khai thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, cho thuê rừng, thực hiện nghĩa vụ nộp tiền
trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Trong
đó:
1. Vốn ngân sách nhà nước:
Tập trung cho đối tượng rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất
trong thời gian đóng của rừng; đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy,
chữa cháy rừng; hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư các lĩnh vực, hoạt động lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Khuyến khích tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
lĩnh vực lâm nghiệp (trồng rừng kinh tế và trồng Sâm Ngọc Linh) chế biến
và thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản theo quy định của pháp luật; huy
động các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp
của người dân, các thành phần kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn
thu cho ngành lâm nghiệp.
3. Đẩy mạnh các nguồn
thu từ dịch vụ môi trường rừng, khai thác các tiềm năng, các dịch vụ mới để tăng
nguồn thu, đặc biệt là dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ hấp thụ
các-bon,....; tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo cơ chế phù hợp để huy động
tổ chức, cá nhân đầu tư vào lâm nghiệp; bảo vệ và phát triển rừng; phát triển
cây xanh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề
án. Định kỳ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án
theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng kế
hoạch, tổng hợp nhu cầu kinh phí hằng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
trình Hội đồng nhân dân phân bổ thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển
khai thực hiện Đề án theo đúng quy định.
2. Thủ trưởng các sở,
ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị chủ rừng căn cứ
chức năng nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực
hiện có hiệu quả Đề án; định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề
án gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng và các tổ chức, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp;
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng;
- Báo Kon Tum;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP-Nguyễn Đăng Trình;
- Lưu VT, KTTH, NNTN.NVH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tháp
|
ĐỀ
ÁN
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 144 /QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
MỤC
LỤC
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
III. MỤC TIÊU XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
Phần I.ĐẶC ĐIỂM TỰ
NHIÊN VÀ TÌNH HÌNHKINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý, hành
chính
2. Địa hình
3. Khí hậu, thủy văn
4. Địa chất thổ nhưỡng
5. Tài nguyên thiên
nhiên
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ -
XÃ HỘI
1. Kinh tế
2. Xã hội
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
Phần II.TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆPTHEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. TỔNG QUAN ĐỀ ÁN GIAI
ĐOẠN 2016-2020
1. Bối cảnh hình thành
Đề án
2. Mục tiêu của Đề án
giai đoạn 2016-2020
II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, vận
động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
2. Tăng cường công tác
quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng
3. Đầu tư phát triển
rừng
4. Sử dụng có hiệu quả,
bền vững tài nguyên rừng
5. Huy động nguồn lực
phát triển lâm nghiệp bền vững
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những thành tựu đạt
được
2. Những tồn tại, hạn
chế
3. Nguyên nhân của tồn
tại, hạn chế
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phần III. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNGĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH
1. Quốc tế
2. Việt Nam
3. Tỉnh Kon Tum
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm, định
hướng phát triển
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu
cụ thể
2.2.1. Mục tiêu đến năm
2025
2.2.2. Định hướng đến năm
2030
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, vận
động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý Nhà nướctrong quản lý, b ảo vệ và phát triển rừng
3. Nâng cao hiệu quả
thực hiện các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
4. Tập trung phát triển
kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững
6. Tổ chức giám sát và
đánh giá
IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
Phần IV.HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
I. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ
II. HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI
III. HIỆU QUẢ VỀ MÔI
TRƯỜNG
Phần V.TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
MỞ ĐẦU
I.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết Đại hội đại
biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định: Phát huy lợi thế rừng và đất
rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ
rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng cho người dân,
cộng đồng dân cư; gắn việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng với phát triển du
lịch sinh thái; khuyến khích người dân nhận khoán và trồng rừng. Rà soát đất
lâm nghiệp còn trống thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và các dự án
không hiệu quả để trồng lại rừng; lựa chọn cơ cấu cây trồng có năng suất, chất
lượng, chu kỳ kinh doanh ngắn; các loại cây gỗ quí hiếm; đẩy mạnh trồng rừng
nguyên liệu theo qui hoạch gắn với thu hút nhà máy chế biến lâm sản, phấn đấu
đến năm 2025 trồng thêm được 15.000 ha rừng... như vậy phát triển lâm nghiệp
bền vững gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp đã được Tỉnh Đảng bộ quan tâm,
đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành lâm nghiệp trong thời gian đến.
Kon Tum có tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh là 967.418,35 ha, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là
781.153,06 ha, diện tích đất có rừng 609,468,58 ha, diện tích đất lâm nghiệp
chưa có rừng 171.684,5 ha, độ che phủ của rừng 63%, tổng trữ lượng gỗ 83,316
triệu m3
đây được
xem là thế mạnh của ngành lâm nghiệp(1).
Trong thời gian qua
tỉnh Kon Tum đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn nhằm quản lý, bảo vệ và
phát triển tốt vốn rừng trên địa bàn tỉnh, từ đó hoạt động lâm nghiệp của tỉnh
đã đạt được những thành tựu nhất định. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng ngày càng hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên được đảm bảo; khả năng phòng
hộ đầu nguồn được tăng cường; môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học
được bảo vệ tốt; tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 63%. Ngành lâm nghiệp
có bước chuyển biến và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo
quốc phòng, an ninh của tỉnh. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp đã và đang góp
phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm cho diện mạo nông thôn của
tỉnh khởi sắc hơn; đời sống c ủa nhân d ân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên,
tăng trưởng ngành lâm nghiệp của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế,
đóng góp vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư
cho ngành lâm nghiệp còn ít. Tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp còn diễn biến
phức tạp. Việc tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng chưa hiệu quả.
Trong bối cảnh Tỉnh Kon
Tum vẫn còn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế,
nhu cầu về vốn đầu tư lớn nhưng khả năng đáp ứng có hạn. Qui mô kinh tế còn
nhỏ, công nghệ sản xuất có năng lực cạnh tranh thấp. Tình hình lạm phát và giá
cả các mặt hàng tiêu dùng, vật tư thiết yếu có xu hướng gia tăng; thiên tai
dịch bệnh có những diễn biến phức tạp thì việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng
sản xuất, đẩy mạnh công tác trồng rừng và hướng tới sử dụng gỗ rừng trồng là
một trong các giải pháp để phát triển kinh tế và giảm nghèo đói ở khu vực nông
thôn.
Xuất phát từ tình hình
thực tế hiện tại và yêu cầu phát triển trong tương lai, ngành Lâm nghiệp cần
củng cố và điều chỉnh toàn diện các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo hướng
quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững, phù hợp xu thế đổi mới
của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án phát triển lâm
nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó.
II.
CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Lâm nghiệp năm
2017;
- Luật Đất đai năm
2013;
- Luật Đa dạng sinh học
năm 2008;
- Luật Bảo vệ môi
trường năm 2013;
- Luật Doanh nghiệp năm
2020;
- Luật Ngân sách nhà
nước năm 2015;
- Luật Trồng trọt năm 2018;
- Chỉ thị số 13-CT/TW
ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật
Đất đai;
- Nghị định số
47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo
vệ và phát triển rừng, gắn liền với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ, về sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả
hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp;
- Nghị định số
27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng
lâm nghiệp;
- Nghị quyết số
84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương
trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định 297/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án bảo vệ, khôi phục và
phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030;
- Quyết định 523/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số
524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”;
- Quyết định số
1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
- Quyết định 38/2016/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính
sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ
công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Thông tư số
15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng
dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
- Thông tư số
27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản
lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
- Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản
lý rừng bền vững;
- Thông tư số
29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy
định về biện pháp lâm sinh;
- Thông tư số
30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy
định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống;
quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;
- Nghị quyết số
06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;
- Nghị quyết số
01-NQ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị năm 2021;
- Nghị quyết số
06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về
phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn
tỉnh Kon Tum;
- Kết luận số 02-KL/TU
ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về Kế hoạch
phát triển kinh tế -xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số
56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025;
- Nghị quyết số
64/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Phương
hướng, nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2021;
- Các tài liệu sử dụng
để xây dựng Đề án gồm: Kết quả kiểm kê rừng năm 2014 tỉnh Kon Tum; Kết quả rà
soát cập nhật diễn biến rừng năm 2020 tỉnh Kon Tum; Niên giám thống kê tỉnh Kon
Tum năm 2020; Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum năm 2020, 2021;- Báo cáo
chính trị Đại hội đại biểu tỉnh Kon Tum lần thứ XVI và các tài liệu liên quan
khác.
III.
MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Cụ thể hóa chủ
trương, chính sách của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương và chủ trương của
Tỉnh Đảng bộ theo Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại hội Đại biểu tỉnh
Đảng bộ lần thứ XVI, Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Đề án xây dựng nhằm
định hướng quản lý, sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo hướng bền vững
gắn với phát triển kinh tế rừng, tạo sinh kế cho người dân và ngăn chặn tiến
đến chấm dứt tình trạng suy thoái rừng cả về số lượng và chất lượng rừng, từng
bước nâng cao diện tích và chất lượng rừng hướng đến khai thác rừng bền vững
theo tiêu chuẩn FSC.
- Đề án được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt là cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt động lâm nghiệp phù
hợp với định hướng phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp của Chính phủ, đặc thù
của địa phương; là cơ sở để giám sát, đánh hiệu quả trong công tác quản lý bảo
vệ rừng, đầu tư phát triển và sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh.
Phần I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH KON TUM
I.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.
Vị trí địa lý, hành chính
Tỉnh Kon Tum nằm ở cực
bắc Tây Nguyên, có đường biên giới chung với hai nước Lào và Căm Pu Chia. Tọa
độ địa lý từ 13º55’30” đến 15º25’30” vĩ độ Bắc, từ 107º20’15” đến 108º33’00”
kinh độ Đông.
Giới cận hành chính:
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía Nam
giáp tỉnh Gia Lai (chiều dài ranh giới 203 km), phía Đông giáp Quảng
Ngãi (chiều dài ranh giới 74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và
Campuchia (có đường biên giới trên bộ dài khoảng 292,91 3 km , giáp với
Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 154,222 km và Vương quốc Campuchia 138,691
km).
Về hành chính, tỉnh Kon
Tum có 9 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường, thị trấn. Vị trí địa lý nằm ở
ngã ba Đông Dương và là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ 40, 40B, 14 - Đường Hồ
Chí Minh, 14C, 24, Đông Trường Sơn, đây là điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành
khu vực quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ
Mianma - Đông bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền
Trung, một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại Đông - Tây ngắn nhất
thông qua cửa khẩu Bờ Y.
Hình
1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum
2.
Địa hình
Địa hình của Kon Tum có
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và thấp
dần ở phía nam. Địa hình đa dạng, gò đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ
nhau khá phức tạp. Phía bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu vực, với độ cao
2.596 m. Độ cao trung bình ở phía bắc 800 - 1. 200 m, ở phía nam chỉ có 500 -
530 m. Có thể phân chia thành 4 kiểu địa hình chính:
Kiểu địa hình núi cao: Kiểu địa hình này chiếm
0,7% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Địa
hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 25º- 30º. Độ cao bình quân 1.500m. Tỷ
lệ che phủ rừng lớn, tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao, có nhiều nguồn
gen động, thực vật quý hiếm.
Kiểu địa hình núi trung
bình: Kiểu
địa hình này chiếm 61,6% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Đăk
Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Hà. Địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ
dốc bình quân từ 20º - 25º. Độ cao bình quân 1.200m. Tỷ lệ che phủ rừng cao, là
nơi tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao.
Kiểu địa hình núi thấp:
Kiểu
địa hình này chiếm 20,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung huyện Sa Thầy,
Ngọc Hồi, Đăk Tô và phía nam các huyện Đăk Hà, Kon Plông. Đây là vùng chuyển
tiếp giữa kiểu địa hình núi trung bình và vùng thung lũng, độ dốc bình quân từ
15º- 20º, độ cao trung bình từ 600 - 800 m. Độ che phủ của rừng không cao, rừng
tự nhiên còn ít, rừng trồng manh mún.
Kiểu địa hình thung
lũng và máng trũng: Kiểu địa hình này chiếm 17,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở
thành phố Kon Tum, Huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Sa Thầy, nằm dọc theo các triền
sông Pô Kô, Đăk Pơ Xi và Đăk Bla. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ
cao trung bình từ 400 - 600m, độ dốc trung bình từ 5º - 10º.
Hình
2. Mô hình không gian ba chiều địa hình tỉnh Kon Tum
3. Khí hậu, thủy văn
3.1. Khí hậu
Tỉnh Kon Tum có kiểu
khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5-10
hàng năm, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 6-9 hàng năm (chiếm trên 80%
lượng mưa trong năm). Độ ẩm không khí cao >80%, nhất là những ngày mưa
liên tục độ ẩm không khí đạt tới độ bão hoà.
- Mùa khô từ tháng 11-4
năm sau. Vào mùa khô độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy thấp, khí hậu khô
hanh và gió nên vào mùa này nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
* Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ
địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối cao, nhiệt độ bình quân năm 24,9ºC, nhiệt
độ cao nhất 27,4ºC (tháng 5), nhiệt độ thấp nhất 21,8ºC (tháng 12).
Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 20ºC khoảng 220 ngày, tổng nhiệt lượng trong năm từ
7.700-8.700ºC.
* Mưa: Mưa tập trung theo mùa,
lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 mm, lượng mưa tháng cao nhất 379,6 mm,
lượng mưa tháng thấp nhất 1-2 mm. Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-6
và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập trung vào tháng 7-8(2).
* Gió: Có hai loại gió chính
thịnh hành:
- Gió Tây Nam hoạt động
từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32% (tháng 5), tần suất thấp
nhất 13% (tháng 9).
- Gió Đông Bắc hoạt
động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao nhất 24% (tháng 3, 4),
tần suất thấp nhất 7% (tháng 11).
Hình
3. Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng
3.2. Thủy văn
3.2.1. Nguồn nước mặt
Kon Tum có nguồn nước
mặt khá dồi dào, được dự trữ từ 4 hệ thống sông lớn và các hồ chứa nước.
- Hệ thống sông Sê San
có lưu vực chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, do chảy qua nhiều bậc thềm địa
hình nên độ dốc dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, do vậy hệ thống sông này có tiềm
năng tiềm năng thủy điện lớn. Tổng lượng dòng chảy của sông từ 10-11 tỷ m3 nước.
- Phía Đông bắc là đầu
nguồn sông Trà Khúc, phía Bắc là đầu nguồn sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Các
sông này đều chảy về các tỉnh Duyên Hải và đổ ra biển Đông, diện tích lưu vực
của 3 con sông này chỉ chiếm 1/4 diện tích của toàn tỉnh.
- Ngoài nguồn nước mặt
từ các hệ thống sông suối, Kon Tum còn có nguồn nước mặt khá dồi dào được chứa
từ các hệ thống hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện như hồ thuỷ điện Plei Krông, các hồ
thuỷ lợi: Đăk Hniêng, Mùa xuân (Đăk Uy).
3.2.2. Nguồn nước ngầm
Tài nguyên nước ngầm ở
Kon Tum chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng là tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chứa nước
khe nứt. Kon Tum có tiềm năng nguồn nước ngầm tương đối lớn và trữ lượng công
nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m.
Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Kon Plông còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả
năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh. Với trữ lượng nước
ngầm như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Hiện nay, tại một số
vùng trọng điểm như thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, Kon Plông, Sa Thầy đã
tiến hành điều tra chi tiết để đánh giá trữ lượng, chất lượng và thành lập bản
đồ địa chất thủy văn để khoanh vùng khu vực khai thác nước ngầm cung cấp nước
sinh hoạt và các mục tiêu kinh tế trên địa bàn.
Toàn tỉnh đã phát hiện
khai thác 15 điểm nước khoáng nóng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ huyện Đăk Tô;
Đăk Ring, Ngọc Tem, xã Hiếu - huyện Kon Plông. Đây là nguồn nước có dược tính
cao, phục vụ dân sinh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
4. Địa chất thổ nhưỡng
4.1. Địa chất
Kon Tum nằm trong địa
khối cổ phía Nam hay gọi là địa khối cổ Kon Tum. Nền địa chất được cấu tạo từ 4
nhóm đá mẹ chủ yếu: nhóm đá magma axít; nhóm đá sét- biến chất; nhóm đá magma
kiềm; nhóm nền địa chất bồi, dốc tụ.Kon Tum nằm trên khối puli Kon Tum, do đó
rất đa dạng trong cấu trúc địa chất và khoáng sản. Có 21 phân vị địa tầng và 19
magma phức hợp đã được nghiên cứu và thành lập bởi các nhà địa chất cho nhiều
loại khoáng sản các loại như: sắt, crom, vàng, vật liệu chịu lửa, đá quý và đá
bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu sản xuất xây dựng vật
liệu,... đã được phát hiện.
4.2. Thổ nhưỡng
Đất đai tỉnh Kon Tum có
5 nhóm đất gồm 16 đơn vị đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ
trên núi chiếm khoảng 96% tổng diện tích, phân bố theo các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa: gồm
4 đơn vị đất (đất phù sa được bồi chua Pbc, đất phù sa không được
bồi chua Pc, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf, đất
phù sa ngòi suối Py) với tổng diện tích 16.663 ha chiếm tỷ lệ
1,73%.
- Nhóm đất xám bạc màu:
gồm 2 đơn vị đất (đất xám trên phù sa cổ X và đất xám trên đá Macma axit Xa)
với tổng diện tích là 5.066 ha chiếm 0,53%.
- Nhóm đất đỏ vàng: gồm
6 đơn vị đất (đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk,
đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu, đất đỏ vàng trên
đá sét và biến chất Fs, đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa,
đất vàng nhạt trên đá cát Fq, đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp)
với tổng diện tích 579.788 ha chiếm 60,3%.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ
trên núi: gồm 3 đơn vị đất (đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính
Hk, đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs, đất mùn vàng đỏ trên đá
macma axit Ha) với tổng diện tích 343.288 ha chiếm 35,7%.
- Nhóm đất thung lũng
do sản phẩm dốc tụ: gồm 1 đơn vị đất là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D,
với tổng diện tích 1.679 ha chiếm 0,17%.
5. Tài nguyên thiên
nhiên
5.1. Tài nguyên rừng
5.1.1. Diện tích, phân
bố và các kiểu rừng
- Diện tích: Theo số liệu
công bố diễn biến rừng năm 2020, Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 967.418,35
ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 781.153,06 ha (chiếm 80,75%
diện tích tự nhiên), diện tích có rừng 609.468,58 ha; diện tích chưa có
rừng 171.684,5 ha; độ che phủ rừng đạt 63%.
- Phân theo chức năng:
Rừng và đất rừng sản xuất 505.298 ha; rừng và đất rừng phòng hộ 182.608,1 ha;
rừng và đất rừng đặc dụng 93.246,94 ha.
- Phân theo chủ quản
lý, sử dụng: Ban quản lý rừng phòng hộ 123.632 ha; Ban quản lý rừng đặc dụng
94.281 ha; các Công ty Lâm nghiệp 214.273ha; tổ chức kinh tế khác 62.051 ha; hộ
gia đình 55.242 ha; cộng đồng dân cư thôn 7.955 ha; UBND xã quản lý 221.996 ha;
đơn vị vũ trang 7.097 ha; doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài 1.720,72 ha.
- Phân bố: Rừng phân bố ở
hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên không đồng đều. Các huyện có
nhiều rừng, độ che phủ của rừng cao chủ yếu nằm các huyện như Kon Plông, Đăk
Glei, Sa Thầy và Tu Mơ Rông, các huyện còn lại độ che phủ của rừng còn khá
thấp, điển hình là thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, Đăk Tô.
- Các kiểu rừng: Rừng tự
nhiên hiện có ở Kon Tum chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá
với diện tích 443.052,31 ha (chiếm 81%), rừng gỗ lá rộng rụng lá với diện
tích 481,4 ha (chiếm 0,1%), rừng gỗ lá kim 13.402,9ha (chiếm 2,4%),
rừng hỗn giao gỗ lá rộng và lá kim 15.933,3 ha (chiếm 2,9%), rừng hỗn
giao gỗ và tre nứa 52.652,2 ha (9,6%) và rừng tre nứa 21.743,2 ha (chiếm
4%).
5.1.2. Tiềm năng của
rừng
Tài nguyên rừng của Kon
Tum rất giàu tiềm năng cung cấp gỗ, lâm sản, có giá trị phòng hộ môi trường to
lớn và tính đa dạng sinh học cao.
- Khả năng cung cấp gỗ
và lâm sản ngoài gỗ:
Trên cơ sở chỉ tiêu trữ lượng của các loại rừng ở địa bàn tỉnh Kon Tum(3),
qua tính toán xác định tổng trữ lượng gỗ 83,316 triệu m3 và 1,15 tỷ cây tre nứa
đây được xem là tiềm năng và thế mạnh số một của ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum.
Trữ lượng các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng cao, có giá trị kinh tế như:
Sâm Ngọc Linh, Hồng đẵng sâm, Sa nhân, Nhựa thông, Song mây, Mã tiền, Vạng
đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, Cây cu ly, Dây máu chó… trong đó đặc biệt là sâm
Ngọc Linh, một loại dược liệu đặc hữu với giá trị đẳng cấp thế giới đang là
điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Tính toán trên quan điểm khai thác rừng bền
vững thì hàng năm có thể khai thác được từ 30.000 - 35.000 m3 gỗ tròn từ rừng tự nhiên.
Với 61.890,46 ha rừng trồng (kể cả cao su trên đất lâm nghiệp) hiện có
của tỉnh, diện tích rừng trồng sản xuất có thể khai thác cung cấp gỗ nguyên
liệu trong thời gian đến khoảng 30.000 ha.
- Giá trị phòng hộ đầu
nguồn, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch: Tỉnh Kon Tum là điểm khởi nguồn sinh
thuỷ của các con sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải miền Trung, các tỉnh hạ Lào
và Campuchia, trên đó có nhiều công trình thuỷ lợi và thuỷ điện lớn như công
trình thuỷ điện Yaly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4, Pleikrông, công trình thuỷ
lợi Thạch nham. Do có trên 75% diện tích đất phân bố trên những vùng có độ dốc
lớn hơn 15º, nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (từ 1.800 mm đến
2.000 mm), phân bố không đều với 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa
mưa cho nên vấn đề chống xói mòn đất và điều tiết nguồn nước, bảo vệ các công
trình thuỷ điện, thuỷ lợi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước là đặc
biệt quan trọng. Chính hệ thống rừng của tỉnh Kon Tum là nơi nuôi dưỡng nguồn
nước cho các dòng sông, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống cho người dân trong
vùng và tạo nên nhiều vùng sinh thái cảnh quan của tỉnh hết sức phong phú, đa
dạng.
- Về giá trị đa dạng
sinh học: Rừng
Kon Tum có tính đa dạng sinh học cao, là nôi sinh sống của rất nhiều loài động
vật, thực vật có giá trị. Theo thống kê chưa đầy đủ, rừng Kon Tum có khoảng
1.610 loài thực vật thuộc 734 chi c ủa 175 họ thực vật trong đó có nhiều loài
thực vật quý như Sâm Ngọc linh, Pơ mu, T rầm hương, Vàng đắng, Trắc, Cẩm lai,
Gõ đỏ, … và các loài khác. Về hệ động vật, có trên 100 loài thú, 350 loài chim
và nhiều loài động vật khác, trong đó có thể kể đến một số loài quý hiếm như
Hổ, Bò rừng, Gấu, Trĩ, Sao, … và các loài khác.
Trong điều kiện môi
trường biến đổi khí hậu, diện tích rừng bị thu hẹp (do khai thác quá mức,
cháy rừng,…) sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như giảm/mất chức năng của hệ sinh
thái (điều hòa nước, chống xói mòn, làm sạch môi trường, tuần hoàn vật
chất và năng lượng,…) và giá trị tài nguyên thiên nhiên, cuối cùng làm
phát sinh thêm nhiều sự cố môi trường làm suy giảm hệ thống kinh tế, gây sức ép
lớn đến sự phát triển lâm nghiệp, môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon
Tum, tuy nhiên qua diễn biến diện tích rừng sau các sự cố môi trường, tác động
của con người trong giai đoạn 2016-2020 thì chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh
vẫn ổn định nhờ chính sách phát triển lâm nghiệp ban hành kịp thời, quản lý
chặt chẽ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng.
Diễn
biến chất lượng rừng giai đoạn 2016-2020
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Tháng 6/2020
|
1
|
Diện tích rừng bị
cháy
|
ha
|
130,53
|
0
|
0
|
21,965
|
76,937
|
|
Trong đó diện tích
rừng bị thiệt hại
|
ha
|
105,53
|
0
|
0
|
21,965
|
58,345
|
2
|
Diện tích rừng bị mất
do phá rừng
|
ha
|
12,42
|
10,44
|
26,02
|
20,4
|
17,7
|
Nguồn:
Chi cục kiểm lâm tỉnh Kon Tum.
* Tài nguyên thực vật
rừng
- Hệ thực vật rừng: Sự
đa dạng về địa hình, đất đai và khí hậu đã tạo nên môi trường thuận lợi cho sự
dung nạp của nhiều hệ thực vật có thành phần rất đa dạng và phong phú:
+ Hệ thực vật Bắc Việt
Nam- Nam Trung Hoa chủ yếu là cây lá kim của ngành phụ hạt trần như: Thông 3
lá, thông 2 lá, pơ mu. Ngoài ra còn có các loại cây lá rộng của hộ giẻ (Fagaccae),
họ thích (Aeeraccac), họ đỗ quyên (ericaccac), họ hồi (IIIciacac)
phân bố trên địa hình núi trung bình và núi cao.
+ Hệ thực vật
Inđônêxia: Đại diện là họ Bàng (Combretaceac), họ tử vi (Lithraccac),
họ gạo (Bombacacee) phân bố trên kiểu địa hình núi thấp và cao.
+ Hệ thực vật tại chỗ tiêu
biểu là chi dầu (Dipterocarpus), chi cà te (Pahudia), chi Chiêu
Liêu (Terminalia), chi bồ hòn (Sepindus)... phân bố hầu hết ở các
loại kiểu địa hình.
- Các loại cây gỗ kinh
tế: Trong tổ thành thực vật của Kon Tum có nhiều loại cây có giá trị kinh tế,
khoa học khác nhau:
+ Gỗ quý hiếm có 9 loài
trong 50 loài quý hiếm của nước ta, hiện nay đang được thị trường trong nước và
thế giới ưa chuộng như: trắc mật, cẩm lai, gụ mật, hương tía, dáng hương, cà
te, cẩm thị, muồng đen, lát vông.
+ Gỗ tàu thuyền, cầu
cống, tà vẹt gồm: gội nếp, vên vên, huỳnh đường, sao đen, sao xanh, săng lẻ...
+ Gỗ xây dựng làm đồ
gia dụng: Gội nếp, xoay, đinh hương, lòng mang, dổi đỏ, dổi xanh.
+ Gỗ dán lạng: Thông
nàng, vạng trứng, trám hồng, cóc đá, gội, chiêu liêu.
+ Gỗ làm điêu khắc mỹ
nghệ: Thông nàng, cẩm lai, trắc, cẩm thị, pơ mu, nến, dọc, thành ngạch thơm...
+ Gỗ làm nguyên liệu
giấy: Thông 3 lá, thông 2 lá, vạng trứng,...
- Đặc sản rừng: Kon Tum
có nhiều loài cây đặc sản có giá trị kinh tế và dược liệu cao.
+ Sâm Ngọc Linh: Là
loại dược liệu quý hiếm mà cả nước chỉ có ở núi Ngọc Linh.
+ Gió: Sản phẩm của nó
là trầm hương, loài cây này phân bố nhiều trong kiểu rừng kín lá rộng thường
xanh thuộc các huyện KonPlông, Đăk Tô.
+ Quế: Phân bố ở các
huyện KonPlông và Đăk Tô.
+ Ươi: Có giá trị kinh
tế và xuất khẩu, phân bố nhiều ở huyện Sa Thầy.
+ Ngoài ra còn có nhiều
loại dược liệu quý hiếm như: mã tiền, vạng đắng, hoàng đằng, ngũ gia bì, hà thủ
ô, bồ cốt toái... phân bố ở trong hầu hết các kiểu rừng.
- Song mây: Là một
nguồn lợi khá lớn gồm các loại mây tắt, mây đắng, song bột, mây nếp. Phân bố ở
khắp nơi trong tỉnh. Hàng năm tỉnh khai thác gần 1 triệu mét song mây làm
nguyên vật liệu cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
- Nứa, lồ ô: Kon Tum là
tỉnh có trữ lượng nứa, lồ ô cao nhất trong toàn quốc, đấy là những loại cây làm
nguyên liệu chế biến giấy rất tốt,...
* Tài nguyên động vật
rừng: Theo thống kê sơ bộ Kon Tum có hơn 30 loại thú và hơn 70 loại chim khác
nhau. Điều đáng chú ý là có một số loại chim, thú quý hiếm được ghi trong cuốn
sách đỏ Việt Nam như: Hươu vàng, Cà Toong, Công,...
5.2. Tài nguyên khoáng
sản
Là tỉnh có nhiều mỏ và
điểm quặng, theo số liệu đã điều tra sơ bộ trên địa bàn tỉnh có 214 mỏ và điểm
quặng, khoáng hoá, nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú, có tới 40 loại với các
loại hình nguồn gốc khác nhau: Vàng gốc, vàng sa khoáng, quặng nhôm, đá quý và
bán quý.
Nguồn nguyên vật liệu
xây dựng cũng rất phong phú, nhiều chủng loại: Sét, cát, đá xây dựng, đá ốp
lát; nguyên liệu gốm sứ như cao lanh, fenspat, fenzit; nguyên liệu chịu lửa như
đôlomit, silimamit.
- Bau xit: Tập trung ở
Măng Đen, Kon Hà Nừng (Kon Plông) với hàm lượng Al2O3 khá cao từ 48 -
51%.
- Vàng gốc: Có khoảng
20 khu vực mỏ có triển vọng, tập trung ở Đăk Roong, Đăk Pét, Đăk Blô (huyện Đăk
Glei); Đăk La, Đăk Uy (huyện Đăk Hà); Bờ Y (huyện Ngọc Hồi);
Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy); Tân Cảnh (huyện Đăk Tô).
- Vàng sa khoáng: Tập
trung ở thung lũng Đăk Pét (huyện Đăk Glei); Đăk Hniêng (huyện Ngọc
Hồi); Đăk La (huyện Đăk Hà); Đăk Tơ Re (huyện Kon Plông).
- Các nguồn đá ốp lát
có giá trị cao như gabôrpixen có màu đen ở Ngọc Hồi và xã Ya Chim (Tp. Kon
Tum).
- Các khoáng sản:
Đôlômit ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy; Wolfram ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
- Nguyên liệu gốm sứ:
Cao lanh, fenspat (ở Kon Rẫy, thị trấn Đăk Rve), đất sét bentonit đã
được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng đảm bảo sản xuất gốm sứ cao cấp,
sản xuất gạch ngói, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Khoáng sản vật liệu
xây dựng: Rất phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, có khoảng 25 điểm
mỏ sét gạch ngói, cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi ở Sa Thầy; gabro, đá
sét, có thể đảm bảo cho hàng chục xí nghiệp sản xuất, khai thác chế biến trong
vòng 30- 40 năm tới để đảm bảo sản phẩm cho nội và ngoại tỉnh.
- Các loại đá quý cũng
rất phong phú, song chưa được đánh giá chi tiết mà đang dừng lại ở mức độ điểm
quặng và khoáng hoá, hiện tại đã phát hiện 3 điểm quặng khoáng rubi, 13 điểm
quặng và khoáng hoá saphia, 1 điểm caldeon.
- Nước khoáng: đã phát
hiện khai thác 15 điểm nước khoáng nóng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (Đăk Tô);
Đăk Ring, Ngọc Tem xã Hiếu (Kon Plông). Để có thể khai thác và sử dụng
tài nguyên khoáng sản có hiệu quả kinh tế cao, cần được đầu tư cho khâu điều
tra, thăm dò, đánh giá chính xác chất lượng, trữ lượng trên diện rộng, đồng
thời tập trung vào một số tài nguyên khoáng sản có nhu cầu trước mắt của tỉnh
như đá ốp lát xuất khẩu, đá quí, vàng sa khoáng và vàng gốc, đất sét, đá xây
dựng, nước khoáng.
5.3. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra
khảo sát hiện trạng sử dụng đất trong giai đoạn 2016-2020 thì chỉ có giai đoạn
2017-2019 là đầy đủ số liệu đã được thống kê cụ thể như sau:
Hiện trạng sử dụng đất
từ năm 2017 đến năm 2019
TT
|
Loại
đất
|
ĐVT
|
Các
năm
|
2017
|
2018
|
2019
|
I
|
Đất nông nghiệp
|
Ha
|
874.614,57
|
874.465,27
|
874.465,27
|
1
|
Đất sản xuất nông
nghiệp
|
Ha
|
265.835,15
|
266.174,73
|
266.174,73
|
2
|
Đất lâm nghiệp có
rừng
|
Ha
|
608.029,45
|
607.541,64
|
607.541,64
|
3
|
Đất nuôi trồng thủy
sản
|
Ha
|
680,64
|
679,57
|
679,57
|
4
|
Đất nông nghiệp khác
|
Ha
|
69,32
|
69,32
|
69,32
|
II
|
Đất phi nông nghiệp
|
Ha
|
51.728,88
|
52.046,05
|
52.046,02
|
1
|
Đất ở
|
Ha
|
8.379,58
|
8.335,10
|
8.348,12
|
2
|
Đất chuyên dùng
|
Ha
|
33.246,92
|
33.692,02
|
33.679,00
|
3
|
Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
|
Ha
|
81,67
|
86,83
|
86,83
|
4
|
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
|
Ha
|
604,42
|
606,47
|
606,47
|
5
|
Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
|
Ha
|
9.399,33
|
9.308,66
|
9.308,66
|
6
|
Đất phi nông nghiệp khác
|
Ha
|
19,94
|
16,94
|
16,94
|
III
|
Đất chưa sử dụng
|
ha
|
41.074,93
|
40.907,07
|
40.907,07
|
|
TỔNG
|
Ha
|
967.418,38
|
967.418,38
|
967.418,38
|
Nguồn:
Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum.
Theo bảng kết quả trên thì
nhóm đất nông nghiệp chiếm 90,39% - 90,41% tổng diện tích toàn tỉnh Kon Tum,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 27,48% - 27,51% và đất lâm nghiệp
có rừng chiếm khoảng 62,8% - 62,85% so với diện tích toàn tỉnh; diện tích nhóm
đất phi nông nghiệp chiếm 5,35% - 5,38%; diện tích đất chưa sử dụng chiếm khoảng
4,23% - 4,24%.
Tỷ lệ các loại đất
trong những năm 2017-2019 khá ổn định, có sự chuyển đổi từ diện tích mục đích
sử dụng này sang diện tích mục đích sử dụng khác nhưng không đáng kể. Trong
thời gian qua đã chuyển đổi khoảng 167,86 ha đất chưa sử dụng và 149,30 ha đất
nông nghiệp sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp, nên so với diện tích toàn
tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 0,015%, diện tích phi nông
nghiệp tăng 0,033%.
- Điều kiện hình thành và
phân loại: Đất phù sa được hình thành từ trầm tích có nguồn gốc sông, suối,
tuổi Holocene muộn (aQ3-IV), thành phần trầm tích chủ yếu là cấp hạt mịn
và trung bình và đất phù sa gồm 4 đơn vị phân loại sau: đất phù sa được bồi
chua (Pbc) 912 ha; đất phù sa không được bồi chua (Pc)205 ha; đất phù sa
có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) 4.039 ha và đất phù sa ngòi suối(Py) 11.507
ha.
- Hướng sử dụng: Hầu
hết diện tích đất phù sa hiện đang sử dụng để trồng lúa, ngô, rau, đậu đỗ các
loại, mía,…
* Nhóm đất xám
- Diện tích: 5.066 ha,
chiếm 0,52% diện tích tự nhiên của tỉnh phân bố tập trung ở các huyện Kon Rẫy,
Sa Thầy, Đăk Tô, trên các dạng địa hình đồi núi thoải và bậc thềm phù sa cổ.
- Hướng sử dụng: trên vùng
đất xám hiện nay được khai thác trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,
bông, đậu đỗ,…những vùng đất dốc, tầng đất mỏng thì trồng rừng.
* Nhóm đất đỏ vàng
- Diện tích: 579.788 ha,
chiếm 59,84% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đỏ vàng phân bố ở vùng đồi
núi và các bậc thềm phù sa cổ phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong
Tỉnh.
- Hướng sử dụng: Nhóm
đất này thích hợp trồng cây lâu năm như cà phê,cao su, tiêu, cây ăn quả, cây
hàng năm khác (mía, ngô, sắn,...). Hiện nay những vùng đất có độ dốc
dưới 15 độ, tầng đất dày trên 50 cm đã được khai thác khá triệt để vào sản xuất
nông nghiệp (chủ yếu trồng cà phê, cao su,…) ; còn lại một diện tích
khá lớn là rừng tự nhiên đã và đang được khai thác chuyển sang trồng cao su.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên
núi: Có diện tích khá lớn 343.228 ha chiếm 35,42 tổng diện tích tự nhiên, phân
bố ở các vùng núi, thường trên các đới cao trên 900 m, căn cứ vào mẫu chất, đặc
điểm đất, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi được chia ra 3 đơn vị phân loại: đất
mùn nâu đỏ trên đá Bazan (Hk) 16.286 ha;đất mùn đỏ vàng trên đá Sét và
biến chất (Hs) 248.985 ha; đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít (Ha) 77.957
ha, chỉ thích hợp cho mục đích lâm nghiệp.
* Nhóm đất thung lũng
do sản phẩm dốc tụ (D):
- Diện tích: 1.679 ha,
chiếm 0,17% tổng diện tích tự nhiên phân bố rải rác trong các thung lũng vùng
đồi núi ở hầu hết các huyện (ngoại trừ Đăk Glei).
- Hướng sử dụng: Nhóm
đất này thích hợp trồng lúa, hoa màu và hiện nay đã được khai thác gần hết vào
sản xuất nông nghiệp.
5.4. Tài nguyên nước
Mạng lưới sông suối
trên địa bàn tỉnh Kon Tum khá phong phú và dày đặc nên nguồn tài nguyên nước
mặt tương đối dồi dào. Tổng lượng nước hàng năm các sông trên địa bàn tỉnh
khoảng 8.649.029.106 m3, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh
hoạt và các hoạt động sản xuất của nhân dân (sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản…), đặc biệt là tiềm năng phát triển thuỷ điện nên tài nguyên
nước mặt có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Mạng thủy văn trên địa
bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu thuộc lưu vực sông Sê San, là một trong các phụ lưu
lớn của sông Mêkông bắt nguồn từ Bắc và Trung Tây Nguyên của Việt Nam rồi chảy
sang lãnh thổ Campuchia trước khi nhập vào sông SêrêPôk gần thị trấn Stung
Treng (Campuchia). Sông Sê San có lưu vực rộng 19.150km2,
chảy qua 02 tỉnh Kon Tum và Gia Lai với tổng chiều dài sông chính là 237km.
Lưu vực sông Sê San bao
gồm ba con sông trung bình: Sông Đăk BLa, sông PôKô và sông Sa Thầy, trong đó
có hàng trăm phụ lưu cấp I, 45 phụ lưu c ấp II, 17 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu
cấp IV. Mật độ lưới sông khá lớn, trung bình 0,36 km/km2. Các sông
có đặc điểm chung là ngắn và dốc, đều xuất phát từ phía Bắc, Đông Bắc và chảy
về Nam, Tây Nam, độ dốc trung bình các lưu vực 12, 1%. Khi mưa dòng chảy tập
trung nhanh với cường độ mạnh, có thể gây lũ lớn ở các khu địa hình dốc và ngập
lụt ở các vùng trũng, nhất là thành phố Kon Tum.
- Sông Đăk Bla:Là nhánh
trái của sông Sê San có diện tích lưu vực 3.507km2, bắt nguồn từ dãy
núi Ngọc Krinh cao 2.066m, phía Bắc giáp với hệ thống sông Thu Bồn, phía Đông
giáp với hệ thống sông Trà Khúc, phía Nam là phụ lưu của sông Ba. Sông Đăk Bla
chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và hợp với sông Sê San cách YaLy 16 km về
phía thượng lưu. Độ cao đầu nguồn sông là 1.650m; tại vị trí nhập lưu vào Sê
San có độ cao là 1.100m. Đổ vào sông Đăk Bla có 18 nhánh sông suối chính, với
độ dài đa số từ 10 -70km. Những suối lớn nhất là Đăk Akol, Đăk Pône, Ia Krom
với tổng diện tích lưu vực chiếm 60% diện tích lưu vực sông Đăk Bla.
- Sông Pô Kô có diện
tích lưu vực là 3.318km2 với chiều dài là 121 km. Sông bắt nguồn từ vùng
núi cao Ngọc Linh có đỉnh cao 2.598m. Đoạn thượng nguồn dài khoảng 21,5km mang
đặc điểm sông miền núi chảy trong thung lũng hẹp dạng chữ V với độ dốc khoảng
3,3%. Đoạn trung lưu thoải hơn có độ rộng lòng sông khoảng 20 - 30m trong mùa
kiệt và 50 - 70m trong mùa lũ; đoạn này dài 144 km, có độ dốc khoảng 1,8%. Độ
cao đầu nguồn sông là 2.000m và giảm dần tới chỗ hợp lưu. Mật độ lưới sông Pô
Kô là 0,47km/km2.
- Sông Sa Thầy có diện
tích lưu vực là 1.152km2, chiều dài là 91 km. Sông bắt nguồn từ vùng
núi cao Cơ Lung - Cơ Lui cao 1.511m, sông chảy theo hướng Bắc Nam và đổ vào dòng
chính Sê San ở gần biên giới Việt Nam - Campuchia cách cửa sông Sê San 18 km;
Sông Sa Thầy có mật độ lưới sông là 0,3km/km2.
Ngoài 3 con sông
chính nêu trên, địa bàn tỉnh Kon Tum còn có các nhánh suối Đăk Drinh, Đăk
X’rack thuộc huyện Kon Plông chảy về phía Đông, và các nhánh suối Đăk Mi, Đăk
Hoi, Đăk Thiang Mak thuộc huyện Đăk Glei chảy về phía Đông Bắc, chúng đều là
các nhánh suối thuộc lưu vực sông Trà Khúc. Các sông suối này được phân chia
thành 4 tiểu lưu vực chính và 02 tiểu lưu vực nhỏ như hình bên.
|
|
Nguồn tài nguyên nước
dưới đất ở tỉnh Kon Tum tồn tại ở 2 dạng chủ yếu là nước lỗ hổng (chứa trong
các trầm tích bở rời đệ tứ) và nước khe nứt chứa trong các đới nứt nẻ của
các thành tạo lục nguyên và trong lỗ hổng của đá bazan trẻ. Các thành tạo địa
chất cổ (PR), macma xâm nhập ở Kon Tum rất nghèo nước hoặc không chứa
nước.
Tổng tiềm năng tài
nguyên nước dưới đất tỉnh Kon Tum là 3.177.998 m3/ngày, trong đó trữ
lượng tĩnh là 431.645 m3/ngày và trữ lượng động là 2.746.354 m3/ngày.
5.5. Tài nguyên du lịch
Với lịch sử hơn 100 năm
hình thành và phát triển, cùng với các yếu tố đặc thù về địa hình, thổ nhưỡng,
khí hậu, hệ thảm thực vật rừng đã tạo cho Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, độc đáo:
(1) Tài nguyên du lịch
là cảnh quan thiên nhiên
- Vùng du lịch sinh
thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch
sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung, đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum đến năm 2030. Với tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia;
là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm
phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum.
- Vườn quốc gia Chư Mom
Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với
loại sâm quý được ghi vào sách đỏ, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy,…
Các điểm suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk
Bla.
- Địa hình của Kon Tum
chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi
cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du
lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh...
(2) Tài nguyên du lịch
là các di tích lịch sử, công trình tôn giáo
Các di tích lịch sử,
cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành
phố Kon Tum), di tích lịch sử ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di
tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử
chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei
Kần (huyện Ngọc Hồi) với các dữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn, hiện
đang được tôn tạo, bảo quản giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến
trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa của nhân dân
các dân tộc tỉnh Kon Tum.
Các công trình tôn giáo
có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục, Chùa Bác Ái...
là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.
(3) Tiềm năng phát
triển du lịch cộng đồng
Tỉnh Kon Tum có hệ
thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo, thể hiện
bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, như:
văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc
cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực,
văn hóa trang phục, dệt thổ cẩm, đan lát... là điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch cộng đồng, nhằm mang lại lợi ích thiết thực về vật chất và tinh
thần cho người dân và cộng đồng xã hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống.
Hiện công tác phát
triển du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực
hiện, bước đầu đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức trong nước và quốc tế,
sự phối hợp năng động của các doanh nghiệp và sự tham gia nhiệt tình của cộng
đồng dân cư.
(4) Lợi thế từ Khu kinh
tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Nổi bật trong tiềm năng
và thế mạnh của tỉnh Kon Tum là lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y-
một địa điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, có
vị trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước và giao lưu quốc tế. Đây là con đường ngắn nhất, thuận lợi
nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh
Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Lộ trình từ các tỉnh Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan,
Đông Bắc Campuchia, các tỉnh Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y ngắn hơn lộ
trình khác khoảng gần 1.000 km. Từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến biên
giới phía Bắc Thái Lan là 340 km, đến thành phố Hồ Chí Minh 650 km (tuyến
Quốc lộ 14). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch Kon Tum
phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch
Caravan đang trở nên phổ biến như hiện nay, mở rộng hành trình du lịch giữa các
tỉnh Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào; Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
Ngã ba Đông Dương và
đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại lịch sử Cách mạng Việt Nam, đang có
sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch tưởng niệm, thăm chiến trường xưa.
Đặc biệt là “Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia” thu hút đông đảo du
khách đến tham quan.
(5) Sản phẩm và loại
hình du lịch đặc trưng của tỉnh
Trong những năm gần
đây, tỉnh Kon Tum đã xác định các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng của
tỉnh là du lịch sinh thái như tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình,
đa dạng sinh học (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc
Linh, Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy); tham quan, nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan (Suối nước nóng Đăk Tô, Vùng lòng
hồ thủy điện Ya Ly, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen). Ngoài ra, du
lịch văn hóa và du lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình riêng của
tỉnh nhà như tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa hướng về cội nguồn; du
lịch kết hợp với hoạt động công vụ; du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch
Caravan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi.
II.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.
Kinh tế
1.1. Tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quy mô kinh tế của tỉnh
tăng đáng kể; đến cuối năm 2020 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt
25.400 tỷ đồng, tăng gần 72% so với năm 2015. Tăng trưởng kinh tế bình quân
giai đoạn 2016-2020 đạt 9,13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 23,19% năm 2015 lên 29,1% năm
2020; thương mại-dịch vụ tăng từ 39,08% năm 2015 lên 43,64% năm 2020; nông,
lâm, thủy sản giảm từ 30,17% năm 2015 xuống còn 19,32% năm 2020. Thu nhập bình
quân đầu người tăng từ 1.406 USD năm 2015 lên 1.990 USD vào cuối năm 2020 (tăng
41,5%).
Tổng giá trị sản phẩm
bình quân đầu người tăng từ 32,14 triệu đồng (năm 2016) lên 46,58 triệu
đồng (năm 2020), tỷ lệ tăng trưởng GRDP trên đầu người đạt ở mức 9,35%.
So với giai đoạn 2011-2015, GRDP bình quân tăng 16,78 triệu đồng/người.
1.2. Thực trạng phát
triển các ngành kinh tế
1.2.1. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Năm 2020 tổng diện tích
gieo trồng toàn tỉnh là 178.964,8 ha đạt 104,7% kế hoạch và tăng 3,1% so với
năm 2019. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh tiếp tục được quan tâm thực hiện. Diện
tích cao su năm 2020 của tỉnh đạt 75.412ha; diện tích cà phê 25.211 ha; Sâm
Ngọc Linh 907 ha; rau, hoa quả khoảng 300 ha. Diện tích sản xuất các loại cây
trồng theo hướng an toàn, hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở
rộng, tăng về cả số lượng và chất lượng. Tổng diện tích các loại cây trồng theo
hướng ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 8.000ha, trong đó diện tích rau, hoa,
củ quả khoảng 300 ha; diện tích cây cà phê, tiêu áp dụng công nghệ tưới tiên
tiến 7.057 ha; diện tích cây ăn quả hơn 600 ha. Một số loại cây dược liệu như
Đẳng Sâm, Đương quy cũng phát triển rất tốt, diện tích cây dược liệu toàn tỉnh
2.400 ha.
Chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh năm qua cơ bản ổn định. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm
2020 đạt 1.749.370 con. Trong đó: tổng đàn trâu đạt 25.540 con; đàn bò 82.610
con; đàn lợn 150.970 con. Các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới bước đầu được ứng
dụng trong sản xuất chăn nuôi. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi
cũng được triển khai hết sức kịp thời.
Tổng sản lượng thủy sản
đạt 6.026 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh
đạt 711 ha; diện tích nuôi mặt nước lớn trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi
557 ha. Số lượng lồng nuôi thủy sản 324 lồng. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá diêu
hồng, trắm cỏ và một ít thủy đặc sản phục vụ du lịch như: cá lăng, chình trên
lòng hồ Sê San…; diện tích nuôi cá nước lạnh 0,7 ha.
1.2.2. Công nghiệp -
xây dựng
- Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2020 đạt 7.150 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng bình quân
11,5%/năm. Các ngành công nghiệp có lợi thế được quan tâm đầu tư (chế biến
cao su, cà phê, sắn, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy điện, điện
gió và điện mặt trời …). Tuy tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn
2016-2020 không đạt so với mục tiêu đề ra (chỉ đạt từ 11-12% so với mục tiêu là
15,8-16%)(4), nhưng giá trị sản xuất công nghiệp
tăng đều qua các năm.
- Hiện trên địa bàn
tỉnh có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất
lắp máy 851,3 MW và 01 dự án thủy điện lớn Thượng Kon Tum(5). Tiềm năng
để phát triển dự án điện mặt trời khoảng 6.782,637 MWp, cụ thể: Đã bổ sung quy
hoạch phát triển điện lực: 01 dự án, công suất 49 MWp do Tập đoàn Điện lực Việt
Nam làm chủ đầu tư; 09 Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo Bộ
Công Thương bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, với tổng công suất khoảng
5.585.937 MWp; 22 dự án các Nhà đầu tư đang khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy
hoạch phát triển điện lực, với tổng công suất khoảng 1147,7 MWp. Điện gió: UBND
tỉnh thống nhất chủ trương cho các Nhà đầu tư khảo sát, đánh giá tiềm năng để
nghiên cứu đầu tư Dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí
của doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 2.000 MW(6). Hiện
UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch một
số dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh(7). Dự kiến đến năm 2020,
có 30 công trình thủy điện (trong đó: 28 công trình thủy điện nhỏ và 02
công trình thủy điện lớn)hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành với sản
lượng điện sản xuất ước đạt là 2,2 tỷ KWh/năm; hình thành và phát triển được 01
khu công nghiệp mới(8), đã trình Thủ tướng Chính phủ điều
chỉnh đưa Khu công nghiệp Hòa Bình (giai đoạn 2) ra khỏi Quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp ở Việt Nam(9); thu hồi chủ trương đầu tư dự án hạ
tầng Khu công nghiệp Đăk Tô(10); đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa vào
hoạt động với tổng số mười ba Khu Kinh tế, cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp(11).
1.2.3. Dịch vụ
- Thương mại, dịch vụ
phát triển mạnh, ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa, doanh thu dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn
2016-2020 đạt 11,9%/năm. Hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại phát triển
mạnh, một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: Trung tâm thương mại
Vincom Plaza Kon Tum, Siêu thị Co.opmart Kon Tum,Vinmart Kon Tum, hệ thống cửa
hàng bán lẽ Vinmart+... đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, góp phần tham
gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu. Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển
nhanh, nhiều chi nhánh được thành lập, mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng
được nâng lên.
- Cơ sở hạ tầng du lịch
từng bước được đầu tư hoàn thiện(12), lượng khách tăng đều qua các năm(13);
các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng
và quảng bá hình ảnh cho du lịch của tỉnh(14). Tổ chức rà soát,
công nhận 9 điểm du lịch đạt điều kiện để thu hút đón khách phát triển du lịch
trên địa bàn(15). Nhiều tour, tuyến, điểm du lịch
được đưa vào khai thác(16) và thu hút lượng khách đến ngày một tăng như:
Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen phát triển khá sôi động, đã có nhiều
điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tham quan và trải nghiệm(17), du
lịch sinh thái (tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng
sinh học) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh,
Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy. Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí ở các vùng cảnh quan (Suối nước nóng Đăk Tô, Vùng lòng hồ thủy
điện Ya Ly, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen). Ngoài ra, du lịch văn
hóa và du lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình riêng của tỉnh nhà
như tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa hướng về cội nguồn; du lịch kết
hợp với hoạt động công vụ; du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch Caravan qua cửa
khẩu quốc tế Bờ Y- Ngọc Hồi.
1.3. Thu, chi ngân sách
1.3.1. Tài chính - tiền
tệ
- Trước tình hình kinh
tế còn nhiều khó khăn và sự thay đổi, điều chỉnh các chính sách thu thuế của
Chính phủ, tỉnh đã chú trọng công tác quản lý, nuôi dưỡng, phát triển và khai
thác các nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn thu từ thuế tài nguyên,
tiền sử dụng đất… đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp tiết kiệm, quản
lý chặt chẽ các khoản chi đảm bảo trong phạm vi dự toán, theo định mức, chế độ
quy định. Công tác thu hồi nợ đọng thuế được thực hiện tích cực, nợ có khả năng
thu giảm mạnh qua các năm(18).
- Thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn tăng dần qua từng năm(19) và ước thực hiện năm 2020
là 3.000 tỷ đồng, bình quân tăng 8,07%/năm, bằng 11,61% GRDP, đảm bảo 38,25%
tổng chi ngân sách và 56,62% chi thường xuyên(20); trong đó: tỷ trọng
thu nội địa ngày một tăng, năm 2020 đạt khoảng 91,8% (năm 2017 là 86,5%; năm
2018 là 90,11%; năm 2019 là 91,99%) . Tổng chi ngân sách nhà nước bình
quân hàng năm 6.674,35 tỷ đồng, tăng 9,10%/năm(21), đảm bảo chi cho khoa
học, công nghệ, giáo dục và đào tạo theo quy định. Chi thường xuyên bình quân
4.551,88 tỷ đông/năm, tăng 7,07%/năm; chi đầu tư phát triển bình quân 2.104,26
tỷ đồng/năm, tăng 12,94%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng
huy động vốn được duy trì mức độ khá cao, ước đến cuối năm 2020 đạt 16.300 tỷ
đồng, tăng 7.078 tỷ đồng so với cuối năm 2015, bình quân giai đoạn 2016-2020
tăng 12,3%/năm. Đã tập trung cho vay phục vụ sản xuất các lĩnh vực ưu tiên(22),
phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh; cho vay các
chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ; thực hiện hỗ trợ cho khách hàng
bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu phi; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm
lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2020ước khoảng 33.500 tỷ đồng, so với
cuối năm 2015 tăng 16.688 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 14,9%/năm.
Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 3% tổng dư nợ, nợ có khả năng mất vốn
chiếm tỷ lệ thấp và hầu hết khách hàng vay vốn ngân hàng thương mại đều có tài
sản đảm bảo.
1.3.2. Quản lý nợ chính
quyền địa phương
- Công các xử lý nợ
đọng xây dựng cơ bản được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt và đạt kết
quả tốt. Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đến ngày 31 tháng 12
năm 2015 là 418.878 triệu đồng, trong đó nợ từ các dự án do cấp tỉnh quản lý là
179.610 triệu đồng và nợ từ các dự án do cấp huyện quản lý là 239.268 triệu
đồng. Dự kiến đến hết kế hoạch năm 2020, trên địa bàn tỉnh cơ bản xử lý xong nợ
đọng cơ bản (nợ trước ngày Luật đầu tư công năm 2014 có hiệu lực) theo
lộ trình của Chính phủ.
- Nợ ứng trước kế
hoạch: Đến thời điểm giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020,
tổng số vốn ứng trước của các dự án chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi là
1.045.884 triệu đồng, trong đó: Ứng trước từ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân
sách địa phương là 53.352 triệu đồng(23); ứng trước nguồn vốn ngân sách Trung
ương chưa bố trí vốn để thu hồi là 992.532 triệu đồng. Kết quả: Tính đến kế
hoạch năm 2020 ngân sách địa phương đã bố trí để thu hồi dứt điểm nợ ứng trước
ngân sách địa phương 53.352 triệu đồng; Đối với khoản ứng trước từ các dự án sử
dụng ngân sách Trung ương, trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016
- 2020, Trung ương dự kiến bố trí để thu hồi là 603.007 triệu đồng(24),
số vốn ứng trước ngân sách Trung ương còn lại chưa bố trí thu hồi 319.525 triệu
đồng(25). Tính đến kế hoạch năm 2020, đã bố
trí để thu hồi 456.605 triệu đồng, số vốn ứng trước chưa được bố trí thu hồi
còn lại trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 146.402
triệu đồng.
- Tính đến hết năm
2020, tỉnh đã xử lý dứt điểm 187.500 triệu đồng đối với số nợ vay tín dụng đầu
tư theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn (bao
gồm: nợ do Ngân sách cấp tỉnh vay là 132.450 triệu đồng và do ngân sách cấp
huyện vay là 55.050 triệu đồng).
1.3.3. Đầu tư phát
triển
- Tổng vốn đầu tư toàn
xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 là 62.329 tỷ đồng, trong đó,
khu vực nhà nước chiếm khoảng 37,55%, khu vực ngoài nhà nước chiếm khoảng
62,26%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 0,18%.
- Về các nguồn vốn
thuộc ngân sách địa phương:
+ Tổng kế hoạch vốn đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn ngân sách địa phương được Trung
ương giao cho tỉnh Kon Tum là 4.179.567 triệu đồng, trong đó phân bổ chi tiết
để thực hiện dự án (90%) là 3.761.610 triệu đồng và dự phòng (10%) là
417.957 triệu đồng.
+ Trên cơ sở mức vốn
được Trung ương giao và dự kiến khả năng nguồn thu của địa phương, địa phương
đã thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối
với các nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương là 5.969.452 triệu đồng, trong đó:
phân bổ chi tiết để thực hiện các dự án là 5.962.317 triệu đồng và dự phòng để
xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung
hạn theo quy định của Luật đầu tư công là 7.135 triệu đồng(26).
+ Tính đến kế hoạch năm
2020, tổng kế hoạch vốn hằng năm đã cân đối, bố trí để thực hiện dự án là
5.725.128 triệu đồng (trong đó: kế hoạch năm 2016 là 883.324 triệu đồng, kế
hoạch năm 2017 là 957.429 triệu đồng, kế hoạch năm 2018 là 961.218 triệu đồng,
kế hoạch năm 2019 là 1.203.252 triệu đồng và Kế hoạch năm 2020 là 1.719.905
triệu đồng). Nếu không tính nguồn thu tiền sử dụng đất(27), thì
tỷ lệ phân bổ đạt 85,18% so với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016 - 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh giao và đạt 86,15 % so với mức vốn
đã phân bổ chi tiết.
+ Bên cạnh đó, ngoài
các nguồn vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm địa phương còn
thực hiện phân bổ từ các nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi với tổng mức vốn phân
bổ giai đoạn 2016-2020 là 223.835 triệu đồng(28).
- Về các nguồn vốn
thuộc ngân sách trung ương:
+ Tổng kế hoạch vốn đầu
tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 được Trung
ương giao cho tỉnh Kon Tum là 6.052.460 triệu đồng (gồm: vốn trong nước
4.334.040 triệu đồng và vốn nước ngoài 1.718.420 triệu đồng(29)),
trong đó: đã phân bổ chi tiết là 5.771.013 triệu đồng gồm: vốn trong nước
4.052.593 triệu đồng và vốn nước ngoài 1.718.420 triệu đồng) và dự phòng
chưa phân bổ là 281.447 triệu đồng.
+ Tính đến kế hoạch năm
2020, tổng kế hoạch vốn từ các nguồn vốn ngân sách trung ương đã bố trí
5.447.814 triệu đồng, (trong đó: kế hoạch năm 2016 là 663.385 triệu đồng,
kế hoạch năm 2017 là 698.576 triệu đồng, kế hoạch năm 2018 là 1.543.384 triệu
đồng, kế hoạch năm 2019 là 1.272.978 triệu đồng và Kế hoạch năm 2020 là
1.2.69.491 triệu đồng). Tỷ lệ phân bổ đạt 90, 72% so với kế hoạch vốn đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Trung ương giao.
+ Ngoài ra, trong quá
trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020,
Trung ương còn bổ sung 369.373 triệu đồng(30) từ các nguồn dự phòng
ngân sách Trung ương qua các năm, nguồn vốn Viện trợ không hoàn lại của chính
phủ Ai Len và các nguồn hỗ trợ khác.
1.4. Thu hút đầu tư xã
hội và phát triển doanh nghiệp
- Công tác thu hút đầu
tư được tăng cường và đạt nhiều kết quả. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Tổ
hỗ trợ thủ tục đầu tư tỉnh; thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống “Tiếp nhận,
phản hồi kiến nghị của doanh nghiệp” trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
triển khai thực hiện Mô hình Quán cà phê “khơi nguồn khởi nghiệp”; thành lập và
đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; kiện toàn lại
Trung tâm xúc tiến đầu tư; Trung tâm khuyến công và Trung tâm thông tin và xúc
tiến du lịch của tỉnh; thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện các dự án trọng
điểm thu hút đầu tư trên địa bàn... Qua đó, đã kịp thời giải quyết, tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án trên địa bàn. Đến nay, có 341 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư còn
hiệu lực trên địa bàn tỉnh (ngoài Khu công nghiệp, khu kinh tế) với tổng
vốn 63.771 tỷ đồng, trong đó có 201 dự án đã đầu tư hoàn thành với tổng vốn
22.297 tỷ đồng. Đã có một số nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực về
tài chính, công nghệ, kinh nghiệm đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh, như: Tập
đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Tập đoàn TH, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC,...
đây sẽ là tiềm năng, tiềm lực phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Các thành phần kinh tế
trong tỉnh bước đầu đã phát huy được nguồn lực nội tại để phát triển, nhất là
kinh tế tư nhân với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, kết quả và hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động và tăng thu ngân sách. Tổng số lượng doanh nghiệp của tỉnh ước đến hết
năm 2020 là 2.748 doanh nghiệp, trong đó thành lập mới giai đoạn 2016-2020 là
1.390 doanh nghiệp, vốn đăng ký mới 13.772 tỷ đồng.Trên địa bàn tỉnh hiện có
205 tổ hợp tác, thu hút 1.950 thành viên và người lao động tham gia. Có 132 hợp
tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 131hợp tác xã đang hoạt động với
9.968 thành viên và người lao động. Số hợp tác xã đã chuyển đổi và hoạt động
theo Luật Hợp tác xã năm 2012 là 120. Một số hợp tác có chiều hướng phát triển
ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động.
Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã chưa cao, còn mang
tính thời vụ, thiếu ổn định.
1.5. Hoạt động xuất
nhập khẩu
Toàn tỉnh Kon Tum hiện
có 04 cửa khẩu, gồm 01 cửa khẩu quốc tế và 03 cửa khẩu phụ. Cửa khẩu Bờ Y được
thành lập năm 1999, hiện đang hoạt động theo Quyết định 217/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. 03 cửa khẩu phụ Đăk Long - Văn Tách (Lào), Đăk Blô -
Đak Ba (Lào) khai thông năm 2005.
Tỉnh Kon Tum hiện có
hơn 15 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa với các mặt hàng chủ
yếu: cà phê nhân, cà phê bột, cao su thô, cao su tổng hợp, dây thun khoanh,
tinh bột sắn, bàn - ghế gỗ các loại.
Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa tăng từ 113 triệu USD năm 2016 lên 285 triệu USD năm 2020, gấp 2,52
lần so với kim ngạch năm 2016.
Kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn 2016-2020 đạt 951 triệu USD tăng 2,48 lần so với kim ngạch xuất khẩu
của cả giai đoạn 2011-2015 (383,4 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 37%/năm tăng 8,8 lần so với tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 (4,2%/năm).
Mức tăng trưởng xuất
khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 cao và tăng so với giai đoạn 2011-2015 vì giai
đoạn này kim ngạch xuất khẩu dần ổn định, nhiều nhà máy chế biến nông sản xuất
khẩu được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất, thị trường xuất khẩu một số
mặt hàng nông sản dần được mở rộng, ít phụ thuộc vào thị trường truyền thống
Trung Quốc như giai đoạn 2011-2015.
Kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa giai đoạn 2016-2020 đạt 37,5 triệu USD giảm 44,1% so với giai đoạn
2011-2015 (67,1 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm dần so
với giai đoạn trước vì phân bón và gỗ tròn, gỗ xẻ là hai mặt hàng nhập khẩu với
giá trị lớn chủ yếu nhập khẩu trong giai đoạn 2011-2015; từ năm 2016 đến nay
việc nhập khẩu phân bón, gỗ bị hạn chế nên kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với
giai đoạn trước.
Nhóm hàng nông sản (cao
su, cà phê, sắn) chiếm tỷ trọng rất cao chiếm hơn 90% tổng cơ cấu các mặt
hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm
khoảng 10%. (Giai đoạn 2006-2010 nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp chiếm 39% trong tổng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương đương 91,6 triệu
USD; nhóm hàng nông sản chiếm 61% tương đương 143,4 triệu USD. Giai đoạn 2011
-2012 nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 30,5%, nhóm
hàng nông sản chiếm 69,5% trong tổng cơ cấu).
Trong những năm gần
đây, nhóm hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất cao so với nhóm hàng công
nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là do các nhà máy thu mua và sản xuất tinh
bột sắn, cao su thô, cà phê nhân đã đi vào hoạt động ổn định và tìm được thị
trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cao su
tăng đều qua các năm: Sản lượng mủ cao su tăng từ 14,1 nghìn tấn (2013), lên
68,1 nghìn tấn (2016), lên 390 nghìn tấn (2020), tương đương tỷ
lệ tăng là 5,72 lần so với năm 2016. Điểm dễ nhận thấy nhất trong cơ cấu các
nhóm hàng xuất khẩu thời kỳ này là lợi thế nhóm hàng nông sản của tỉnh dần được
nâng cao, trong đó xuất khẩu chủ yếu vẫn là mặt hàng cao su và theo dự đoán mặt
hàng này sẽ tiếp tục đóng góp lớn cho ngành xuất khẩu trong thời gian tới.
Công tác phát triển thị
trường xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực; Hàng hóa xuất khẩu tiếp tục
khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm các
thị trường mới.
Tăng trưởng xuất khẩu
góp phần vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thành toán, thúc đẩy sản xuất
và tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
1.6. Kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội thiết yếu liên quan đến lâm nghiệp
1.6.1. Giao thông
- Hệ thống giao thông
trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp và mở mới(31); các
tuyến nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung,
các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan thông suốt, cùng với
nhiều tuyến đường huyện, đường đô thị, đường liên xã, giao thông nông thôn được
đầu tư, nâng cấp tạo nên mạng lưới giao thông cơ bản hoàn chỉnh, đảm bảo thuận
lợi cho sản xuất và phục vụ đời sống của Nhân dân. Phong trào "Toàn dân
tham gia làm đường giao thông nông thôn" được triển khai rộng khắp trên
địa bàn tỉnh; các đường, ngõ nhỏ ở đô thị và các tuyến đường ở những khu vực
khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực.
- Toàn tỉnh hiện có
6.082 km đường giao thông, trong đó: Quốc lộ: 444 km; Tỉnh lộ: 495 km;
Đường huyện: 714,62 km; Đường đô thị: 448 km; Đường xã: 948 km; Đường thôn,
xóm, trục nội đồng: 2.517 km; Đường chuyên dùng: 28 km; Đường Tuần tra Biên
giới: 435 km; Đường Trường Sơn Đông: 52 km. Kết cấu đường: Mặt đường bê tông
nhựa chiếm 17%; mặt đường bê tông xi măng chiếm 35%; mặt đường nhựa chiếm 12%;
còn lại là đường cấp phối và đường đất vẫn chiếm tỷ lệ lớn 36%. Tỷ lệ đường tốt
chiếm 40%; tình trạng đường trung bình chiếm 36%.
1.6.2. Thủy lợi
Nhiều công trình thủy
lợi lớn đã và đang được tu bổ, nâng cấp và xây mới, như: Hồ chứa nước Đăk
Pokei; Hồ chứa nước phục vụ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen;
Sửa chữa, nâng cấp Đập Bà Tri; Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)…
Trên địa bàn tỉnh hiện có 543 công trình thủy lợi(32) phục vụ sản xuất với
tổng diện tích tưới theo thiết kế là 17.250 ha (trong đó: cây lúa 11.734
ha, cây công nghiệp và hoa màu 5.516 ha).Tổng diện tích tưới năm 2019 đạt
20.042,34 ha(33), tăng 4.011,92 ha so với năm 2015.
Đã lồng ghép các chương trình, dự án, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, vận động
khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng hiện
đại, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả với hình thức tưới phun mưa và tưới nhỏ
giọt áp dụng công nghệ Israel, kết quả hiện nay diện tích cây trồng trên cạn áp
dụng mô hình tưới nước tiên tiến trên địa bàn tỉnh khoảng 6.451 ha, chủ yếu tập
trung vào các loại cây trồng như: Cà phê (5.825,91 ha), chanh dây (180,2
ha), rau, đậu các loại (191,43 ha). Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện
công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy
lợi và công tác ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy để
bảo vệ diện tích rừng hiện có và đảm bảo nguồn nước ngầm ổn định.
Đã xây dựng 112 tháp
cảnh báo lũ trên địa bàn tại một số địa phương (Đăk Tô, Kon Plông, Ngọc Hồi,
Đăk Glei và Tu Mơ Rông), lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động tại 9 huyện và 01
thành phố (do Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai hỗ trợ) để phục vụ cho
công tác cảnh báo, dự báo thời tiết, chỉ đạo điều hành trong công tác phòng
chống thiên tai tại địa phương.
1.6.3. Điện
Việc cấp điện cho các
thôn làng chưa có điện từ lưới điện quốc gia được quan tâm chỉ đạo triển khai
thực hiện(34). Đến nay,đã cấp điện đến 10 thôn,
làng trắng điện thuộc khu vực gần biên giới, vùng sâu, vùng xa cần tăng cường
về an ninh, quốc phòng(35), nâng tỷ lệ số thôn, làng, tổ dân
phố có lưới điện quốc gia lên 100% vào năm 2020 (năm 2015 là 97,35%). Hệ
thống truyền tải lưới điện được chú trọng đầu tư đưa vào vận hành, góp phần
nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,3%(năm 2015 là
98,13%) . Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phê duyệt thiết kế điển
hình dự án "Hệ thống lưới điện nông thôn" thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 161/2016/NQ-CP
ngày 02/12/2016 của Chính phủ để các ngành, địa phương căn cứ thực hiện.
1.6.4. Cấp, thoát nước
và thu gom xử lý chất thải rắn
- Hệ thống cấp nước tại
thành phố Kon Tum đã được đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước hiện có từ công
suất 12.000m3/ngày đêm lên 17.000m3/ngày đêm. Hệ thống
cấp nước ở các thị trấn huyện lỵ tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở
rộng(36). Thông qua việc phát triển hệ thống
nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan, bể, bồn chứa nước, đã nâng tỷ lệ dân số
nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 84,1% năm 2015 lên 88,7% vào năm 2019,
dự kiến năm 2020 sẽ đạt 90%.
- Hệ thống thoát nước
dọc theo các tuyến đường trong đô thị được cải tạo, xây dựng đồng thời với xây
dựng nền, mặt đường theo quy hoạch; đã tập trung giải quyết tình trạng ngập úng
cục bộ trên địa bàn thành phố Kon Tum(37);
thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế được xử lý cục bộ ngay tại các
công trình trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước chung của đô thị.
- Hệ thống thu gom và
xử lý chất thải rắn được đầu tư, một số nhà máy xử lý rác đã đi vào hoạt động,
góp phần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn tăng từ 66,29% năm 2016 lên
85% năm 2020.
1.6.5. Kết cấu hạ tầng
đô thị
- Kết cấu hạ tầng đô
thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc. Thành phố
Kon Tum ngày càng được đầu tư khang trang và mở rộng(38); thị
trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được thành lập; đô thị huyện Ngọc Hồi được tích
cực đầu tư, nâng cấp và đủ điều kiện trở thành thị xã vào năm 2020. Hạ tầng khu
hành chính mới huyện Ia H'Drai đang được hoàn thiện; trung tâm huyện lỵ các
huyện, trung tâm các xã, cụm xã được đầu tư mở rộng, nâng cấp, ngày càng đồng
bộ. Các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư, đưa vào hoạt động(39),
cơ bản đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đã ban hành Chương
trình hành động triển khai thực hiện chỉnh trang, đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng đô thị, các khu đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ
trên địa bàn tỉnh Kon Tum(40); Đã tập trung đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng đô thị, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; kết cấu hạ tầng
các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ
tầng đô thị. Qua đó, đã thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về kinh tế
vào tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh, một số dự án lớn đã được khởi công xây
dựng(41). Bộ mặt đô thị đã dần hình thành
diện mạo mới của đô thị phát triển với nhiều công trình, các khu đô thị mới,
khu dân cư, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã và đang thực hiện(42);
đầu tư nâng cấp, mở rộng và từng bước ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo
các trục giao thông đô thị; xây dựng hào kỹ thuật đối với các dự án đầu tư một
số tuyến đường chính trong các khu đô thị mới. Nhiều dự án đã được cấp có thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư đã và đang triển khai thực hiện(43).
Toàn tỉnh có 06/09 huyện, thành phố đã có bến xe khách tại trung tâm huyện cơ
bản phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Các công trình, dự án có tác động lớn
đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được tập trung đẩy nhanh thực
hiện. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn chỉnh để phục vụ yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân.
2.
Xã hội
2.1. Dân số, dân tộc,
lao động, đời sống
Dân số trung bình năm
2020 ước đạt 555 nghìn người, tốc độ tăng dân số bình quân 2,25%/năm (trong
đó tăng tự nhiên 1,2%);Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả
tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,42% năm 2015 xuống còn 1,2% vào
năm 2020. Dân tộc thiểu số 292.373 người chiếm 53,65% với 43 dân tộc cùng sinh
sống(44), trong đó có 07 dân tộc tại chỗ , gồ
m: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm.
Lao động, việc làm có
nhiều chuyển biến tích cực, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
được quan tâm chỉ đạo; hệ thống cơ sở giáo dục - nghề nghiệp từng bước được sắp
xếp tinh gọn, hiệu quả(45), năng lực đào tạo của các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo(46) và số lao động được tạo
việc làm thông qua các chương trình ngày càng tăng(47),
bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 4.600 lao động. Việc làm cho con
em đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học
được chú trọng giải quyết. Đã thực hiện tư vấn cho 9.886 lao động có nhu cầu
học nghề và tìm việc làm, trong đó lao động là dân tộc thiểu số 3.537 người; Tỷ
lệ bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được nâng lên(48).
2.2. Giáo dục và đào
tạo
- Hệ thống trường, lớp học
ngày càng được đầu tư xây dựng(49) theo hướng đồng bộ và hiện đại; công tác sắp
xếp các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn được tổ chức thực hiện,đến nay đã
có 47 xã, phường, thị trấn hoàn thành việc sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập
trên địa bàn(50),giảm 03 trường mầm non công lập, 46
trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên
cố các cấp học đạt 98,3%, tăng 1,1% so với năm học 2015-2016; cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học được đầu tư(51) theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ. Công tác xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả khả quan(52). Chất lượng giáo dục
toàn diện, giáo dục vùng dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện và có nhiều
chuyển biến tích cực(53); kết quả phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi(54), phổ cập giáo dục tiểu học(55) và giáo dục trung học
cơ sở(56) được duy trì và nâng cao; tỷ lệ huy động học
sinh các cấp trong độ tuổi hàng năm tăng(57). Công tác xã hội hóa
giáo dục được đẩy mạnh góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa
bàn tỉnh(58).
- Nguồn nhân lực tiếp
tục được chú trọng phát triển. Đội ngũ giảng viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sáng tạo, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực(59). Các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên
địa bàn được kiện toàn, sắp xếp lại(60), năng lực đào tạo của các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày
càng tăng(61), chất lượng ngày càng được nâng cao,
từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội(62).
2.3. Y tế và chăm sóc
sức khỏe
- Hạ tầng cơ sở và
trang thiết bị khám, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp(63);
mạng lưới y tế từng bước được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả(64), sau
khi sắp xếp lại đã giảm được 08 đơn vị tuyến tỉnh, 29 đơn vị tuyến huyện và 03
đơn vị tuyến xã. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế bước đầu đã có kết
quả, thu hút được 02 phòng khám đa khoa tư nhân có chất lượng đã đi vào hoạt
động và 01 bệnh viện đa khoa tư nhân đang đầu tư trên địa bàn(65).
Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân được nâng lên(66).
Tuổi thọ trung bình tăng từ 66,2 tuổi năm 2015 lên 66,8 tuổi năm 2020; tinh
thần, thái độ, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế ngày một tốt hơn, góp
phần làm tăng niềm tin và sự hài lòng của người dân(67). Tỷ
lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 91,2%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi
năm 2020 là 36,0% (giảm 3,3% so với năm 2015); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 23,7% năm 2015 xuống 20,9% năm 2020. Đã có
97 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2011-2020, dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 100%. Y tế dự phòng được đẩy mạnh(68),
các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát.
- Công tác thanh tra,
kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về an toàn thực phẩm được thực hiện thường
xuyên, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm(69);
triển khai thực hiện công tác truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng góp phần nâng cao nhận thức và thực hành cho các
cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng và giúp cho
người dân phòng tránh được ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên (nấm,
cóc,...).
2.4. Văn hóa, thể thao
Lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao chuyển biến tích cực góp phần nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn phục vụ đồng bào
vùng dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ
nhiệm vụ hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa đạt được một số kết quả đáng
khích lệ(70). Tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa
- Du lịch tỉnh với chuỗi các hoạt động thiết thực, đổi mới thu hút sự tham gia
hưởng ứng đông đảo của các nghệ nhân trong, ngoài tỉnh và được người dân đón
nhận nồng nhiệt. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, nhất là cấp xã(71).
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn và
phát huy(72). Các di tích lịch sử cách mạng, văn
hóa và danh thắng tiếp tục được bảo tồn, khôi phục(73).
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đạt
kết quả, có 587/1.045 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ
lệ 56%; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 81%; tỷ lệ hộ gia đình được
công nhận gia đình văn hóa đạt 77%. Cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa thể thao
được đầu tư(74); phong trào thể dục thể thao quần
chúng được đông đảo Nhân dân hưởng ứng, tham gia(75);thể
thao thành tích cao có bước phát triển(76).
2.5. An sinh xã hội và
giảm nghèo
Các chính sách an sinh
xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đảm bảo 100% đối tượng đủ điều kiện được
thụ hưởng các chính sách xã hội theo quy định. Công tác giảm nghèo được các cấp
chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ, phát huy hiệu quả; hoạt động trong
quản lý, điều hành, có các giải pháp chỉ đạo kịp thời tháo gỡ, giải quyết những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu kế hoạch đề
ra(77).
Giải pháp quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực lồng ghép thực hiện các nội dung,
hoạt động trọng tâm của chương trình nâng cao kết quả giảm nghèo bền vững; kết
quả tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 3,12%/năm, đạt mục tiêu đề ra(78).
Đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất, quan tâm và tạo điều kiện cho các hộ
nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thu nhập của nhóm hộ nghèo ở
nông thôn đang dần được cải thiện, ổn định nâng cao đời sống. Công tác đào tạo,
tuyên truyền về giảm nghèo bền vững được quan tâm, với nhiều phương thức mới;
người dân được tham gia bày tỏ ý kiến trong các buổi họp dân về nhu cầu hỗ trợ
phát triển sản xuất, mô hình giảm nghèo được nhân rộng, tham gia giám sát bình
xét kết quả điều ra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tham gia góp ngày
công lao động, giám sát xây dựng các công trình tại cơ sở; tham gia các mô hình
giảm nghèo… so với giai đoạn trước đã có sự chủ động hơn trong việc tìm kiếm
các giải pháp thoát nghèo và cũng ý thức được các chính sách, chương trình giảm
nghèo của Nhà nước chuyển từ hỗ trợ hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện. Giảm
dần tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội; trình độ
dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; xã hội ổn định, quốc phòng an
ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giảm nghèo bền vững.
Chính sách hỗ trợ mua
thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo: Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho
100% người nghèo, người cận nghèo tương ứng với 360.805 lượt người nghèo, người
cận nghèo(79).Ngoài
ra ngành Y tế đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho 276.607 lượt người nghèo
với tổng chi phí khám chữa bệnh là 48.052 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ về
nhà ở đạt hiệu quả: hỗ trợ xây nhà ở cho 3.272 hộ nghèo với tổng kinh phí
94.864 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg
là 2.111 hộ/3.041 hộ được phê duyệt(80), tổng số vốn đã thực hiện hỗ
trợ (giải ngân) là 60.575 triệu đồng(81). Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo”
do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực đã thực hiện hỗ trợ xây
dựng mới và sửa chữa nhà ở cho 1.161 hộ nghèo với kinh phí thực hiện là 34.289
triệu đồng(82).
2.6. Khoa học, công
nghệ
Hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời
sống đã có chuyển biến tích cực(83). Tiềm lực kho a học và công nghệ đã
được tăng cường. Nhiều kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới đã được ứng dụng
thành công; góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi
trường(84). Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng
đã được đẩy mạnh. Một số công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư bước đầu đã được tiếp cận và ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống kinh
tế, xã hội. Hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ đã được chú
trọng(85).
III.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
- Điều kiện kinh tế, xã
hội trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
xây dựng và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện
như giao thông, điện, thông tin liên lạc đã tạo điều kiện tiếp cận địa bàn sản
xuất thuận lợi, giảm giá thành trong sản xuất và vận chuyển hàng hoá.
- Hoạt động sản xuất
lâm nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt từ nhiệm vụ khai thác gỗ và lâm sản rừng
tự nhiên là chính chuyển sang nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ, xây dựng và phát triển
vốn rừng, dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh lâm sản. Lực lượng sản xuất được
xã hội hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, thay dần cơ chế tập
trung vào các tổ chức kinh tế của Nhà nước.
- Đầu tư cho lâm nghiệp
ngày càng tăng, có nhiều dự án, chương trình của quốc gia và quốc tế thúc đẩy
hoạt động sản xuất lâm nghiệp ngày càng phát triển, góp phần vào phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
2. Khó khăn
Bên cạnh những ảnh
hưởng tích cực, còn có không ít tác động tiêu cực đối với công tác bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
- Điều kiện kinh tế xã
hội ngày càng phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động và dân cư đến sinh
sống, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất, gỗ làm nhà và tiêu dùng ngày càng
tăng, đã tạo áp lực lên tài nguyên rừng.
- Tình hình giá cả thị
trường của một số mặt hàng nông sản như sắn, cà phê, cao su tác động không nhỏ
đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Thực tế cho thấy, trong những năm gần
đây tình trạng phát rừng làm nương rẫy, lấn chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp
trái phép để trồng cây công nghiệp có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh.
- Việc phát triển cơ sở
hạ tầng như xây dựng các công trình giao thông, đường điện, công trình thủy
điện, thủy lợi và phát triển cao su, cây công nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử
dụng một diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, làm giảm diện tích rừng và đất rừng
của tỉnh.
- Chất lượng đội ngũ
lao động thấp, không đáp ứng yêu cầu sản xuất quy mô công nghiệp.
Phần II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
I.
TỔNG QUAN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Bối cảnh hình thành
Đề án
Nghị quyết Đại hội đại
biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định: Phát huy lợi thế rừng và
đất rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, thực
hiện tốt việc khai thác lâm sản theo phương án quản lý rừng bền vững...
như vậy phát triển lâm nghiệp bền vững đã được Đảng bộ quan tâm.
Thực tiễn hoạt động lâm
nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016-2020 dựa vào sử dụng rừng là chủ yếu, giá trị
hoạt động sản xuất lâm nghiệp của tỉnh hiện nay dựa vào sử dụng rừng là chủ yếu
(khai thác rừng 48,27%, phát triển rừng 14,3%, lâm sản ngoài gỗ 13,53% và
dịch vụ 23,9%); cần có chủ trương, cơ chế chính sách đủ mạnh để xã hội hóa
ngành lâm nghiệp và định hướng phát triển bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội
và giá trị dịch vụ môi trường rừng.
Trước bối cảnh công tác
quản lý tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp còn nhiều hạn
chế và yếu kém. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện tại và yêu cầu phát triển
trong tương lai, ngành Lâm nghiệp cần củng cố và điều chỉnh toàn diện các hoạt
động sản xuất lâm nghiệp theo hướng quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên
rừng bền vững, phù hợp xu thế đổi mới của đất nước và quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng
bền vững giai đoạn 2016-2020 (tại Quyết định số 46/2017/QĐ-UBND ngày
19/9/2017) để triển khai thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó.
2. Mục tiêu của Đề án
giai đoạn 2016-2020
Thiết lập, quản lý, bảo
vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với phát triển du lịch sinh thái, phấn đấu đến năm
2020 duy trì và nâng độ che phủ rừng đạt 63,75%. Sử dụng có hiệu quả và bền
vững tài nguyên rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững. Phấn đấu toàn bộ
diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao và cho thuê đối với tổ chức, hộ gia
đình cá nhân và cộng đồng dân cư hướng đến cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập
và làm giàu từ rừng.
II.
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1.
Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng
bền vững
Công tác tuyên truyền, vận
động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững đã được các
cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh
tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng thông qua các hội nghị, hội thảo, các
sản phẩm truyền thông như chuyên mục về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên
Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Kon Tum và nhiều trang thông tin điện tử
khác(86).
- Đẩy mạnh tuyên truyền,
hưởng ứng thực hiện “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng” theo Kế
hoạch số 3079/KH-UBND ngày 13/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát động đợt
cao điểm phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng và triển
khai phương châm, khẩu hiệu hành động trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR)
cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan lâm nghiệp.
Hoạt động tuyên truyền
đã tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy, chính
quyền địa phương các cấp, các cơ quan, ban ngành, người dân và doanh nghiệp
trên địa bàn về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng. Công tác QLBVR, phòng cháy
chữa cháy rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tốt, có nhiều
điển hình và nhân tố mới trong QLBVR đã có tác dụng tích cực để góp phần thúc
đẩy sự nghiệp QLBVR ở địa phương.
2.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng
2.1. Về việc kiện toàn,
củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước
Đã kiện toàn Ban Chỉ
đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và thành lập Tổ công tác liên
ngành quản lý, bảo vệ rừng cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng tinh gọn(87);
rà soát, sắp xếp các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các Công ty TNHH MTV
lâm nghiệp đảm bảo việc phân cấp quản lý theo đúng quy định, tập trung một đầu
mối về cơ quan quản lý chuyên ngành, đảm bảo cho công tác tham mưu và chỉ đạo
điều hành đồng bộ, toàn diện(88); thực hiện tốt công tác luân chuyển
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý bảo vệ rừng. Rừng và đất rừng
đã giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý.
Đã giải thể 05 Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng, phòng hộ để thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của
lực lượng Kiểm lâm theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019
của Chính phủ Quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng(89);
bố trí lại lực lượng Kiểm lâm địa bàn và phân công cụ thể từng công chức Kiểm
lâm phụ trách địa bàn xã, bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn có rừng có Kiểm lâm
địa bàn xã.
Thường xuyên rà soát
kiện toàn bộ máy tổ chức của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, trong giai đoạn
2016-2020 đã sắp xếp, luân chuyển, bổ nhiệm ban lãnh đạo đối với 07 Công ty lâm
nghiệp, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của các đơn vị.
2.2. Thực hiện các văn
bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương về công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Thực hiện Chỉ thị số
13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Thông báo 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 về các giải pháp khôi
phục rừng bền vững rừng vùng Tây Nguyên, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế
hoạch số 34-KH/TU ngày 05/5/2017 thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng" trên địa bàn tỉnh. Từ tháng 7 năm 2016
đến nay tỉnh Kon Tum không giao chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên kể cả Phương
án quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ quốc tế FSC của Công ty TNHH MTV
lâm nghiệp Đăk Tô; không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên (ngoại
trừ 14 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương chuyển mục đích
sử dụng rừng và đất lâm nghiệp tại Văn bản số 161/TTg-KTN ngày 11/02/2019 và
Văn bản 1962/TTg-NN ngày 21/02/2017). Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức
năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án có chuyển
đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, không để xảy ra việc lợi dụng thi
công các công trình để vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng (khai thác
rừng trái phép, vận chuyển lâm sản, phá rừng...).
Các đơn vị, địa phương
đã thực hiện nghiêm túc việc nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản
lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu. Đã xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm hoặc buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy
ra vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, cụ thể: Từ năm 2016 đến nay, đã xử lý kỷ
luật 157 trường hợp (trong đó 43 trường hợp giữ chức vụ lãnh đạo); xử
lý hình sự 03 trường hợp với tổng cộng 11 năm, 10 tháng tù giam.
2.3. Kết quả sắp xếp
đổi mới các công ty lâm nghiệp
Thực hiện Phương án sắp
xếp, đổi mới các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo Văn
bản số 1829/TTg-ĐMDN ngày 15/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân
tỉnh đã phê duyệt Đề án sắp xếp đổi mới để tổ chức thực hiện. Kết quả: Tỉnh Kon
Tum có 07 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, trong đó có 06 Công ty TNHH MTV lâm
nghiệp (Đăk Glei, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy, Đăk Hà và Sa
Thầy) hoạt động theo loại hình Công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
thực hiện nhiệm vụ công ích và 01 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp (Công ty TNHH MTV
lâm nghiệp Đăk Tô) thuộc loại hình Công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Hoàn thành cơ bản việc
rà soát ranh giới, cắm mốc phân định ranh giới với tổng chiều dài ranh giới
2.988 km/3.227 km đạt 92,8% và tổng số mốc đã cắm 3.450 mốc/3.552 mốc đạt 97%.
Đối với công tác đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty
lâm nghiệp chưa hoàn thành lý do thiếu kinh phí nộp tiền thuê đất để được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai.
Qua triển khai thực hiện
các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp có sự chuyển biến cơ bản về phương thức tổ chức
quản lý và quản trị doanh nghiệp, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Chế độ chính sách của người lao động được đảm bảo.
Những tồn tại về tài chính cơ bản được xử lý. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của
các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp chưa rõ rệt, các hoạt động sản xuất kinh doanh
chưa đạt mục tiêu đề ra, đặc biệt là kinh doanh rừng trồng.
2.4. Rà soát, quản lý
khai thác và chế biến kinh doanh lâm sản
Hàng năm thành lập các
Đoàn công tác liên ngành tổng rà soát, kiểm tra công tác khai thác gỗ và các cơ
sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm theo quy định. Giai đoạn 2016-2020 tổng khối lượng gỗ khai thác tận
dụng trên các công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác tỉa thưa
rừng trồng, khai thác gỗ vườn nhà, gỗ cao su: 233.944 m3 gỗ các loại. Theo số
liệu thống kê lượng gỗ chế biến và xuất trong kỳ 210.457,4 m3, gồm:
Gỗ tròn 80.076,713 m3; Gỗ xẻ 22.209,452 m3; Củi 164,671
Ster và các loại ván sàn ván ép khác.
Hàng năm, các lực lượng
chức năng thường xuyên kiểm tra xử lý các cơ sở vi phạm (Quy hoạch, môi
trường, mua bán lâm sản...) theo quy định của pháp luật, đến nay trên địa
bàn tỉnh hiện còn 12 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản đang hoạt động (02
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lâm sản và 10 doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh, chế biến lâm sản), 31 cơ sở đã ngừng hoạt động.
2.5. Giải quyết đất
chồng lấn, lấn chiếm , bố trí sử dụng đất, giải quyết đất sản xuất cho người
dân
Thực hiện Phương án
giải quyết đất giao chồng lấn, đất lấn chiếm theo Quyết định số 969/QĐ-UBND
ngày 22/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đến nay đã thu hồi của các chủ rừng
là 42.708,14 ha bàn giao về địa phương quản lý. Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục
rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các chủ rừng và đã tiếp tục thu hồi
rừng và đất của các chủ rừng giao về địa phương quản lý 13.895,96 ha. Phần lớn
diện tích giao về địa phương đã được các tổ chức, cá nhân sử dụng từ trước nên
khi bàn giao họ tiếp tục sử dụng. Một phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp sau
khi bàn giao về địa phương quản lý đã giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia
đình. Giai đoạn 2016-2020 các địa phương đã bố trí đất sản xuất cho 5.841 hộ
gia đình với diện tích 10.060 ha với 13.478 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.6. Việc phối hợp thực
hiện trong công tác bảo vệ rừng
Tổ chức Hội nghị, ký
kết biên bản ghi nhớ giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển tỉnh Kon Tum, nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Attapeu, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào về Hợp tác khu vực biên giới Việt Nam-Lào trong việc kiểm
tra tình hình vi phạm phá rừng, khai thác, buôn bán gỗ, lâm sản, động vật hoang
dã(90).
Ủy ban nhân dân tỉnh phối
hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh lân cận (Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi) tổ
chức 05 Hội nghị đánh giá và ký kết Quy chế phối hợp vùng giáp ranh để làm cơ
sở cho các ngành chức năng và các địa phương liên quan thực hiện(91).
Công tác phối hợp theo
Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ được quan tâm thực
hiện, các quy chế phối hợp, kế hoạch phối hợp giữa các ngành chức năng và các
huyện, thành phố đã được ký kết và tổ chức thực hiện cơ bản hiệu quả(92).
2.7. Về công tác kiểm
kê, phân định toàn bộ diện tích các loại rừng và đất rừng; lập Quy hoạch 3 loại
rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã, Quy hoạch chế biến gỗ
gắn với quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu.
Năm 2014 tỉnh Kon Tum
hoàn thành công tác điều tra, kiểm kê rừng. Hàng năm, rừng và đất lâm nghiệp
được rà soát, cập nhật bổ sung theo chương trình cập nhật diễn biến rừng theo
quy định của Luật Lâm nghiệp. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được xác lập
theo 3 loại rừng và phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tỉnh Kon Tum tại
Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17/5/2018 của Chính phủ, theo đó tổng diện tích 03
loại rừng là 674.777,4 ha, trong đó: đặc dụng 95.015,5 ha; phòng hộ 170.391,8
ha; sản xuất 409.370,1 ha. Hiện nay đang thực hiện chuyển loại rừng theo quy định
của Luật lâm nghiệp và rà soát hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ của tỉnh
để tích hợp vào Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030 và phục vụ
lập Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Việc triển khai xây
dựng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã và Quy hoạch chế biến gỗ
gắn với quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu đang được triển khai thực hiện
theo Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị quyết số 751/2019/NQ-UBTVQH14 ngày 16/8/2019
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.
2.8. Về công tác kiểm
tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực lâm nghiệp
Các cơ quan, đơn vị,
địa phương, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xuyên quan tâm
công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Thường xuyên rà soát, xác định các điểm
nóng vi phạm và huy động lực lượng xóa bỏ các điểm nóng đã xác định được, kiểm
soát tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp. Ban chỉ đạo cấp
tỉnh đã tổ chức hơn 13 đợt kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy,
chữa cháy rừng đối với 65 lượt đơn vị chủ rừng, 12 lượt đơn vị trồng cao su
trên đất lâm nghiệp(93); tổ chức 13 cuộc thanh tra chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng đối với các đơn vị chủ rừng(94).
Qua đó, kịp thời chỉ đạo khắc phục các khuyết điểm, hạn chế trong công tác quản
lý, bảo vệ rừng; kết quả: Giai đoạn 2016-2020 đã xác định và xử lý được 400
lượt điểm nóng vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp; phát hiện 2.428 vụ vi phạm,
khối lượng gỗ vi phạm 12.592,722 m3 gỗ; diện tích rừng bị thiệt hại 115,298 ha; đã
xử lý 2.425 vụ, trong đó xử lý hành chính và xử lý khác 2.314 vụ, tổng khối
lượng lâm sản tịch thu 7.606,604 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại. Tổng số tiền xử
phạt: 24.528,5 triệu đồng. Tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu 34.135,2
triệu đồng. Khởi tố vụ án 111, xét xử 109 bị cáo tổng số thời hạn tù lên đến
115,5 năm tù. So với giai đoạn 2011-2015 số vụ vi phạm giảm 1.663 vụ (40,7%),
diện tích rừng bị thiệt hại giảm 591,6 ha (83,6%), khối lượng gỗ vi phạm
tăng 15,6%.
2.9. Công tác giao đất,
giao rừng, khoán bảo vệ rừng, cho thuê đất, thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân
thuộc các thành phần kinh tế
Việc giao đất, giao
rừng cho tổ chức, các nhân thuộc các thành phần kinh tế là bước đi ban đầu làm
nền tảng cho xã hội hoá nghề rừng; giai đoạn 2016 đến 2020, trên địa bàn tỉnh
Kon Tum đã tiến hành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng đảm bảo rừng có chủ
thực sự với diện tích 13.795,04 ha cụ thể:
- Giao đất, giao rừng
cho 35 cộng đồng với tổng diện tích 6.391,15 ha đạt 158,3% kế hoạch (giao
theo Dự án của Viện CODE và KWf10). Rừng sau khi giao được hỗ trợ của dự án
để người dân trồng bổ sung các loài cây bản địa quí hiếm như Trắc, Hương, Cẩm,
Sao đen, Xoan mộc, Nhội và Sa nhân tím. Thông qua các hoạt động hỗ trợ sau giao
đất giao rừng đã góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá nghề rừng, huy động các
nguồn lực là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư buôn làng tham gia
bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát huy tối đa lợi thế của rừng, sử dụng tiềm
năng lao động ở địa phương để bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài
nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế.
- Cho thuê rừng: Đến
nay đã cho các tổ chức kinh tế thuê rừng với tổng diện tích 7.461,29 ha đạt
74,6% để thực hiện các dự án trồng dược liệu, nông nghiệp…
- Công tác khoán bảo vệ
rừng đã được chú trọng, các chủ rừng đã xây dựng kế hoạch và thực hiện khoán
bảo vệ rừng cho 13 tổ chức, 373 cộng đồng, 140 nhóm hộ và 2.578 hộ gia đình với
diện tích 216.701,2 ha/218.000 ha. Thông qua công tác khoán bảo vệ, rừng được
giữ tốt hơn và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng.
2.10. Công tác phòng
cháy, chữa cháy rừng
Thời gian qua thời tiết
khí hậu khá cực đoan nhưng với phương châm phòng là chính, chữa cháy phải kịp
thời, hiệu quả,Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo chính quyền địa
phương, cơ quan chức năng nghiêm túc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy
rừng (PCCCR) từ công tác xây dựng phương án PCCCR, xử lý vật liệu cháy,
trực chỉ huy, kiểm tra, tuần tra canh gác việc sử dụng lửa gần rừng, ven rừng;
kịp thời thông báo cấp dự báo cháy rừng; củng cố kiện toàn Ban chỉ huy các cấp
và các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại thôn(95). Các địa phương, đơn
vị chủ rừng, cơ quan chức năng đã chủ động xử lý đối với các tình huống cháy
rừng, kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng do cháy gây ra.
Trong 05 năm qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy rừng gây thiệt hại
115,298 ha. Khi xảy ra cháy rừng, các chủ rừng, địa phương đã huy động lực
lượng chữa cháy kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng do cháy
gây ra(96).
3.
Đầu tư phát triển rừng
Các Chương trình, dự án
phát triển lâm nghiệp đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt được kết quả
khả quan, các dự án trồng rừng đã khép tán và bắt đầu cung ứng dịch vụ môi
trường rừng (như Dự án KfW10, Dự án trồng rừng thay thế; Dự án hỗ trợ trồng
rừng sản xuất;...). Giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh trồng mới được 2.780,7
ha rừng góp phần nâng cao độ che phủ rừng.
Khắc phục các hạn chế
về thiếu vốn đầu tư trong lĩnh vực phát triển rừng, đã chỉ đạo các huyện, thành
phố lập các Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
để làm cơ sở triển khai hỗ trợ từ nguồn tiền trồng rừng thay thế theo quy định
tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; đồng thời yêu cầu
các đơn vị chủ rừng sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng là nguồn thu của
đơn vị để trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng của đơn vị để
đạt mục tiêu đề ra, góp phần cải thiện chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng.
Đã tổ chức rà soát, bổ
sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa
phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất và ban hành các chính sách về
phát triển lâm nghiệp để thực hiện tại Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017
về Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên
địa bàn tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, đã xây dựng Phương án thí điểm giao rừng gắn
với hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình phát triển kinh tế rừng trên địa bàn tỉnh Kon
Tum và triển khai từ năm 2018 đến nay, kết quả: đã giao được 1.214,9 ha rừng và
đất lâm nghiệp, hỗ trợ trồng 221 ha rừng tập trung; khoanh nuôi có trồng bổ
sung 74,9 ha; người dân bước đầu có niềm tin với Nhà nước về các chính sách
giao đất giao rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất.
Thực hiện tái cơ cấu
ngành lâm nghiệp, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi
rừng trồng nguyên liệu sang kinh doanh gỗ lớn, nâng cao giá trị rừng trồng
thông qua hoạt động cấp chứng chỉ rừng (FSC), tập trung phát triển dược
liệu dưới tán rừng(Sâm Ngọc Linh), góp phần thay đổi diện mạo nông thôn,
cải thiện sinh kế người dân trong khu vực.
Việc ứng dụng khoa học
công nghệ phục vụ sản xuất lâm nghiệp đã được chú trọng thực hiện như: Sử dụng
công cụ GIS và ảnh viễn thám để theo dõi, cập nhật diễn biến rừng; sử dụng công
nghệ 3D trong chế biến gỗ mỹ nghệ cao cấp... Quan tâm nâng cao chất
lượng, năng suất rừng trồng; triển khai Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh trồng thử
nghiệm Thông Caribê và các loại Bạch đàn trên 03 vùng sinh thái đặc thù của
tỉnh (các huyện Đăk Glei, Đăk Tô và Kon Plông).
Công tác đào tạo nhân
lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững được chú trọng, giai
đoạn 2016-2020 đã đào tạo nghề trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 11.981 người
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 26,1%; Lao động quản lý trong ngành lâm
nghiệp qua đào tạo gồm: Lao động phổ thông và sơ cấp: 128 người; trung cấp 335
người; cao đẳng 100 người; đại học 601 người và thạc sỹ 32 người; ngoài ra có
769 trường hợp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị và nghiệp vụ
chuyên môn(97).
4.
Sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng
4.1. Xây dựng và thực
hiện phương án quản lý rừng bền vững
Ủy ban nhân dân tỉnh đã
phê duyệt dự án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Quyết định
1528/QĐ-UBND ngày 31/12/2 019 ) theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất
cho các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2030.
Tổng quy mô dự án 431.215,38 ha vốn đầu tư 44,8 tỷ đồng. Đến nay đã cơ bản hoàn
thành phương án quản lý rừng bền vững của các chủ rừng. Tuy nhiên các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh được giao rừng, cho thuê rừng chưa triển khai xây dựng
phương án quản lý rừng bền vững.
4.2. Thực hiện việc
định giá rừng trồng, giao vốn cho các công ty lâm nghiệp tự chủ sản xuất kinh
doanh
Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 phê duyệt kết quả điều tra,
xác định giá trị rừng trồng là rừng sản xuất phục vụ giao vốn cho các Công ty
TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị 220,7 tỷ đồng, trong đó:
Rừng trồng có trữ lượng 170,1 tỷ đồng, rừng trồng chưa có trữ lượng: 50,2 tỷ
đồng (rừng trồng thay thế).
4.3. Đẩy mạnh việc
trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ rừng, Sâm Ngọc linh và cây dược liệu
dưới tán rừng
Công tác đầu tư, phát
triển và chế biến dược liệu đã được hệ thống chính trị tập trung triển khai
thực hiện quyết liệt và đã đạt được một số kết quả nhất định. Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về phát
triển dược liệu, đặc biệt năm 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế tổ chức thành công Hội nghị đầu tư,
phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác, Hội nghị được Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và có chỉ đạo.
Triển khai chủ trương
và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư, phát triển dược liệu(98) và Nghị quyết số 08-NQ/TU
ngày 02/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, phát triển và chế biến dược
liệu trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số chính sách, đề
án(99) để hỗ trợ và cụ thể hóa
các nhiệm vụ, giải pháp và triển khai thực hiện có hiệu quả kết luận, chủ
trương của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đến 2020, tổng diện
tích dược liệu trồng được khoảng 1.867,8 ha, trong đó tiêu biểu nhất là diện
tích rừng đã được trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 907,2 ha, sản lượng đạt khoảng
213,6 tấn(100); Đảng Sâm 406,3 ha; Sa Nhân 100 ha;
Đương qui 52 ha... về cơ bản đã hình thành các vùng phát triển dược liệu tập
trung đối với các loài dược liệu chủ lực của tỉnh.
Nhiều mô hình phát
triển kinh tế dựa tài nguyên rừng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả,
nhất là các mô hình nông lâm kết hợp (chăn nuôi gia súc dưới tán rừng),
trồng dược liệu dưới tán rừng (Sâm Ngọc Linh, Sa nhân tím...) , khai
thác lâm sản ngoài gỗ (Nhựa thông, Cu ly, Máu chó, Song mây...) theo
hướng bền vững. Đến nay, đã trồng được 1.867,8 ha cây dược liệu, trong đó có
khoảng 907,2 ha Sâm Ngọc Linh; khai thác được 1.827 tấn nhựa thông, 572 tấn cu
ly, 122 tấn dây máu chó và 94,9 nghìn sợi Song mây.
4.4. Việc thu hút đầu
tư, phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng
Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2018-2020 tại
Quyết định 252/QĐ-UBND , ngày 09/3/2018 và điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số
358/QĐ-UBND ngày 15/4/2020, trong đó kêu gọi 11 dự án trồng rừng và phát triển
cây dược liệu với tổng vốn 5.759 tỷ đồng. Đã cấp phép đầu tư cho 17 dự án phát
triển rừng và cây dược liệu dưới tán rừng đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký 13.418 tỷ đồng trên diện tích đất 80.753 ha.
Chế biến gỗ rừng trồng
trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng đầu tư, sản phẩm tạo ra chưa đa dạng,
chất lượng chưa cao, chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và
quốc tế. Trong thời gian qua chưa có doanh nghiệp mới đầu tư trong lĩnh vực chế
biến gỗ rừng trồng, các doanh nghiệp đã có như Công Danh, Xuân Mai, Vinh Dung,
Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam... hoạt động cầm chừng. Nhà máy chế biến
giấy, bột giấy Tân Mai Đăk Tô đã được xúc tiến đầu tư nhưng không đi vào hoạt
động.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành Kế hoạch số 2005/KH-UBND ngày 05/8/2019 về phát triển vùng nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn tỉnh Kon
Tum, trong đó đã xác định rõ các mục tiêu và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ (về
áp dụng cơ chế chính sách, về giống, về đất đai, về vốn…) để thu hút nhà
đầu tư tham gia phát triển ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn
tỉnh.
4.5. Một số hoạt động
khác
Công tác bảo tồn thiên
nhiên, bảo vệ động vật hoang dã cũng được chú trọng; giai đoạn 2016-2020 đã
phát hiện quần thể khoảng 500 cá thể Voọc Chà vá chân xám trên địa bàn Kon
Plông; 100 cá thể Vượn má vàng Trung Bộ; tiếp nhận, cứu hộ và tái thả động vật
hoang dã 314 cá thể; tổ chức 51 đợt kiểm tra kiểm tra, kiểm soát các cơ sở
nuôi, trồng động thực vật hoang dã và các cơ sở kinh doanh, nhà hàng quán ăn
trên địa bàn tỉnh.
Công tác phát triển du
lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng bước đầu được hình thành, nhiều Nhà đầu tư
đã đến tìm hiểu, khảo sát và lập dự án đầu tư trong lĩnh vực phát triển du lịch
sinh thái gắn với quản lý, bảo vệ rừng, trọng tâm là tại huyện Kon Plông, Sa
Thầy, Đăk Glei, Đăk Hà(101).
Chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả tích, là nguồn tài
chính quan trọng cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng; giai đoạn 2016-2020 tổng số tiến dịch vụ môi trường
rừng đã được sử dụng là hơn 1.190 tỷ đồng (bao gồm 143,3 tỷ của giai đoạn
trước chuyển sang).
5.
Huy động nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững
Kết quả sau 5 năm thực hiện,
tổng nguồn vốn đã huy động được là 1.330,743 tỷ đồng, cụ thể các nguồn như sau:
- Vốn sự nghiệp ngân sách
Trung ương: 102,57 tỷ đồng, trong đó (Chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững 64,2 tỷ đồng; Thực hiện Quyết định 2242/QĐ-TTg là 38,37 tỷ
đồng);
- Vốn đầu tư phát triển
ngân sách Trung ương: 26,47 tỷ đồng (Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Chư Mom Ray
và dự án phòng cháy chữa cháy rừng);
- Nguồn cung ứng dịch
vụ môi trường rừng: 1.190 tỷ đồng;
- Nguồn huy động từ dự
án KfW10: 10,607 tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương
thực hiện Phương án thí điểm giao rừng gắn với hỗ trợ cộng đồng, hộ gia đình
phát triển kinh tế rừng: 1,096 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư hỗ trợ
doanh nghiệp: 2,464 tỷ đồng (Dự án hỗ trợ trạm bảo vệ rừng nhà làm việc
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H'Drai).
Ngoài ra vốn đầu tư của
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhân công của người dân qui ra tiền cũng rất lớn
nhưng không thống kê đầy đủ được.
Thu ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực lâm nghiệp, giai đoạn 2016-2020 đã thu được trên 170,7 tỷ đồng.
III.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI
ĐOẠN 2016-2020
Một số mục tiêu cơ bản
đã đạt được như:
- Rừng tự nhiên được
quản lý bảo vệ tốt, đến năm 2020 tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh
là 547.775,9 ha tăng 1.387,2 ha so với năm 2016. Rừng phòng hộ đặc dụng được
bảo vệ nghiêm và ít bị biến động.
- Đến năm 2020, tổng
khối lượng gỗ khai thác tận dụng, khai thác tỉa thưa rừng trồng, khai thác gỗ
vườn nhà, gỗ cao su: 233.944 m3, cơ bản đáp ứng nhu cầu dân dụng và
chế biến trên địa bàn và xuất khẩu. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp
781.153,06 ha trên địa bàn tỉnh được thiết lập quản lý thống nhất theo hệ thống
tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và ngoài thực địa, phân theo chức năng 03 loại
rừng; trong đó diện tích có rừng 609.468,58 ha và diện tích chưa có rừng
171.684,5 ha; độ che phủ rừng đạt 63%(102).
- Giai đoạn 2016-2020
đã trồng mới được 2.780,73 ha rừng tập trung; trồng được 293.478 cây lâm nghiệp
phân tán; khoanh nuôi phục hồi rừng (khoanh nuôi tự nhiên và khoanh nuôi có
trồng bổ sung) được 374,38 ha. Đã nuôi dưỡng làm giàu rừng được 152,8 ha;
chưa xây dựng được vườn thực vật rừng đặc dụng.
IV.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những thành tựu đạt
được
- Hiệu lực, hiệu quả
trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh được nâng lên; vai
trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng
được tăng cường; đã huy động toàn hệ thống chính trị và Nhân dân tích cực tham
gia quản lý, bảo vệ rừng; qua đó hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đã đạt được một
số kết quả nhất định, trong đó, cơ bản nhất là bảo vệ được vốn rừng hiện có,
duy trì độ che phủ của rừng đến năm 2020 là 63%. Rừng tự nhiên được quản lý,
bảo vệ tốt. Thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên.
- Đã tạo công ăn việc
làm cho lao động nông thôn, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản
xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống, đặc biệt là
người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.
- Tổ chức, bộ máy quản
lý nhà nước về lâm nghiệp được sắp xếp, kiện toàn, bộ máy, nhân sự hoạt động
trong lĩnh vực lâm nghiệp đã dần ổn định và hiệu quả.
- Các khó khăn vướng
mắc về hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng đã được chính quyền địa phương xác định rõ và kiến nghị với Bộ ngành Trung
ương. Đồng thời, đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng nhằm ưu đãi, thu hút các dự án đầu tư về phát triển lâm
nghiệp.
2. Những tồn tại, hạn
chế
- Tăng trưởng của ngành
lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, ảnh hưởng của
ngành lâm nghiệp đối với việc xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế người dân chưa
thể sống ổn định bằng nghề rừng.
- Chưa hoàn thành một
số các chỉ tiêu đề ra như: Việc xây dựng phương án sử dụng rừng trồng bền vững
hướng đến cấp chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCC); các chỉ tiêu về phát triển rừng
và tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp còn xảy ra có lúc có nơi còn diễn biến
phức tạp.
- Trách nhiệm quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ rừng
có nơi chưa được nâng cao đặc biệt là vai trò của người đứng đầu.
3. Nguyên nhân của tồn
tại, hạn chế
3.1. Nguyên nhân khách
quan
- Điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và đời sống người dân còn nhiều khó khăn; nhận thức của một bộ phận
dân cư vùng nông thôn còn hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phát triển lâm
nghiệp.
- Hoạt động sản xuất
lâm nghiệp có chu kỳ dài, độ rủi ro cao (địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều
kiện tự nhiên khó khăn, chi phí đầu tư cao, thiêu tai, hỏa hoạn…), lợi
nhuận thấp nên chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư và các nguồn lực xã hội tham
gia trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản. Chính sách thu hút đầu tư trong lâm
nghiệp chưa tạo đột phá, hấp dẫn nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.
- Diện tích rừng lớn,
sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng gia tăng, nhất là đối với khu
vực vùng sâu, vùng xa.
- Thị trường đầu ra của
sản phẩm rừng trồng không có tiềm năng nên người dân không phát triển trồng
rừng sản xuất. Tình hình giá cả thị trường của một số loại nông sản như cà phê,
mì, tiêu… tăng cao đã tác động không nhỏ đến hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng, người dân phá rừng để lấy đất sản xuất.
3.2. Nguyên nhân chủ
quan
- Nguồn vốn Phát triển
lâm nghiệp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; nguồn lực của khu vực ngoài quốc
doanh còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được phát huy.
- Mô hình các công ty
lâm nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, cơ chế liên doanh liên kết của các công
ty lâm nghiệp, lâm trường quốc doanh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để
trồng rừng sản xuất còn nhiều bất cập nên khó thực hiện.
- Nguyên nhân tình hình
vi phạm Luật lâm nghiệp vẫn xảy ra: (i) Năng lực tổ chức, điều hành và tinh
thần trách nhiệm của một số chủ rừng còn hạn chế, yếu kém; (ii) Lực lượng bảo
vệ rừng ở một số nơi còn buông lỏng quản lý, che giấu vi phạm, có dấu hiệu tiếp
tay cho các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; (iii) Chính quyền cấp xã thiếu sự
kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên; (iv) Việc kiểm tra, kiểm soát người, phương
tiện ra vào khu vực biên giới chưa chặt chẽ...
V.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Một là: Biết kế thừa và phát
huy những kết quả đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát
triển rừng của nhiệm kỳ trước, đồng thời nghiêm túc, quyết liệt triển khai thực
hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
và địa phương trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo tinh thần “quyết liệt, kỷ cương,
chính xác, kịp thời và hiệu quả”.
Hai là: Cần có sự chỉ đạo sâu
sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự
vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các Sở, Ban, Ngành;
Cần làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước bằng những
hình thức đa dạng thích hợp để người dân thấy rõ mục đích yêu cầu, hiểu rõ mục
tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong việc bảo vệ và phát triển rừng; tạo được
niềm tin trong nhân dân về thực thi chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp.
Ba là: Cần phải có nguồn tài
chính ổn định, bền vững để duy trì và tạo động lực thúc đẩy công tác bảo vệ và
phát triển rừng. Cần phải tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình trong
cộng đồng từ các hoạt động lâm nghiệp mới gắn kết được người dân với công cuộc
bảo vệ rừng.
Bốn là: Xây dựng lòng tin và tạo
ra sự gắn bó của người dân tham gia thực hiện Nghị quyết là rất quan trọng đặc
biệt là trong công tác bảo vệ rừng. Điều này càng cần thiết ở những nơi mà
người dân còn có thái độ thiếu tin tưởng đối với chính sách lâm nghiệp và cán
bộ Nhà nước. Thái độ tiêu cực này có thể được cải thiện bằng các tiếp cận thân
thiện, thực sự quan tâm hỗ trợ để giúp người dân giải quyết các vấn đề hàng
ngày của họ, ổn định đời sống của họ, cần công khai, minh bạch, cởi mở để tránh
các hiểu lầm giữa người dân với cán bộ Nhà nước.
Năm là: Thúc đẩy sự tham gia
tích cực của người dân là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động thực thi
nghị quyết để đáp ứng được các nhu cầu thực tế của người dân. Ở vùng sâu, vùng
xa vấn đề cấp thiết là đất và quyền sử dụng đất. Nếu quyền sử dụng đất và tiếp
cận tài nguyên rừng (theo cách truyền thống) của người dân bị hạn chế
hoặc không được thừa nhận thì nghị quyết khó đi vào cuộc sống. Thành công của
Nghị quyết không chỉ phụ thuộc vào năng lực của cán bộ quản lý mà không thể
thiếu được sự tham gia tích cực của chính những người dân. Để có thể thu hút
được nhiều hơn sự tham gia tích cực của người dân, quá trình xây dựng nghị
quyết phải nghiên cứu cẩn thận các hoạt động của người dân, nắm được lịch thời
vụ và các hoạt động lễ nghi theo phong tục của họ.
Cuối cùng là phải làm thay đổi
được tư duy sản xuất của người lao động, thay đổi từ tư duy sản xuất cổ điển,
nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp, chạy theo thị hiếu, thị trường, sang sản xuất
theo hướng hàng hóa, có định hướng chiến lược, nâng cao chất lượng, giá trị sản
phẩm theo chuỗi giá trị gia tăng. Đối với cơ quan công quyền, doanh nghiệp
không còn là đối tượng để quản lý, mà trở thành đối tác đồng hành trên con
đường phát triển. Cán bộ lãnh đạo quản lý cần lắng nghe một cách chân thành, cầu
thị, chú trọng đối thoại chính sách, để tạo hành lang pháp lý minh bạch, hỗ trợ
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Phần III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG ĐẾN NĂM
2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I.
BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH
1.
Quốc tế
Trong 10 năm tới tình
hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Hòa bình,
hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, xung đột
cục bộ tiếp tục diễn ra phức tạp và gay gắt hơn. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức. Cạnh tranh chiến
lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường,
công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt. Các dòng
vốn ODA sẽ giảm đi, vốn FDI sẽ tăng lên,hướng tới những vùng lãnh thổ có môi
trường đầu tư thuận lợi và các ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều vấn đề toàn cầu
liên quan đến tài nguyên rừng và lâm nghiệp tiếp tục diễn biến phức tạp như
biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên: hơn 50% dân số toàn cầu vào năm 2030
sẽ thiếu nước liên tục, độ đa dạng loài sẽ giảm 10% vào năm 2050 và các khu
rừng già sẽ bị giảm 13% trên toàn cầu; Phát thải khí nhà kính tăng 50% và nhiệt
độ trái đất có thể tăng từ 3º-6ºC vào năm 2050, nguy cơ cháy rừng và dịch bệnh
lan rộng; Năng lượng sinh học sẽ phát triển mạnh trước nhu cầu thực hiện các
cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Thị trường carbon thế giới và nội địa
có khả năng sẽ tăng nhanh và vận hành trên diện rộng với sự hỗ trợ của khoa học
công nghệ làm giảm chi phí đo đếm, thẩm định và giao dịch thương mại. Một số xu
thế mới về phát triển kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách thông minh các tài
nguyên sinh học có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường được chú ý,
đặc biệt là Châu Âu như: Kinh tế sinh học; Kinh tế tuần hoàn và Kinh tế chiếc
bánh vòng.
Đến năm 2030, dân số thế
giới có thể đạt 9 tỉ người; nhu cầu thực phẩm an toàn và môi trường sống xanh,
sạch, đẹp, cải thiện sức khỏe con người ngày càng tăng, thúc đẩy phát triển lâm
nghiệp đô thị và nâng cao vai trò của ngành lâm nghiệp trong đảm bảo an sinh xã
hội, y tế và nghỉ dưỡng.
Sự phát triển nhanh chóng
của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học và cách mạng công nghiệp
4.0 tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang lại thời cơ và thách thức cho mọi ngành,
lĩnh vực ở tất cả các quốc gia. Phát triển kinh tế-xã hội chuyển từ dựa vào tài
nguyên thiên nhiên sang dựa vào khoa học công nghệ như: Công nghệ thông tin,
5G, công nghệ tự động hóa,... Trong một bối cảnh thay đổi nhanh chóng và đa
dạng, ngành lâm nghiệp sẽ phải xây dựng các giải pháp tối ưu hóa, đầu tư công
nghệ, đầu tư nhân lực và chất xám, phát triển các giá trị gia tăng và các sản
phẩm mới, các vật liệu, sản phẩm thân thiện với môi trường, thay thế gỗ hay kết
hợp gỗ với các loại vật liệu khác như nhựa, giấy, kim loại,... Các doanh nghiệp
lâm nghiệp sẽ hướng vào phát triển thương mại giá trị cao, chuyển từ tập trung
vào khối lượng sang tập trung vào giá trị sản phẩm tạo ra để tăng thu nhập từ giá
trị gia tăng. Nhu cầu số hóa, các phần mềm ứng dụng và tự động hóa cho ngành lâm
nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ, logistic, chăm sóc khách hàng trong lâm nghiệp sẽ
gia tăng.
Một số vấn đề đặt ra
cần giải quyết từ năm 2020: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm kinh tế thế giới
tăng trưởng chậm lại, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và suy thoái. Chiến tranh
thương mại giữa các cường quốc sẽ tác động mạnh đến các ngành năng lượng, gỗ và
giấy. Nhu cầu sản xuất giấy sẽ giảm do phát triển truyền thông điện tử, nhu cầu
gỗ xẻ, gỗ xây dựng tăng do xây dựng nhà cửa ngày càng tăng. Cùng với sự thay
thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và thị trường sản phẩm gỗ, một
số xu hướng phát triển lâm nghiệp trên thế giới cần chú ý là: Lâm nghiệp đô
thị; lâm sản ngoài gỗ; đa dạng hóa sản phẩm với tỷ lệ ngày càng tăng các sản
phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao; thị trường và Thương mại phát thải; phát
triển thuế và thuế giá trị gia tăng của hệ sinh thái rừng; phát triển thị trường
chứng khoán, cổ phiếu và trái phiếu rừng; đặc biệt, vai trò Lâm nghiệp ngày
càng gia tăng đối với an sinh xã hội, y tế, xóa đói giảm nghèo và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
2.
Việt Nam
Sau 35 năm đổi mới,
nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; tăng
trưởng kinh tế khá cao và ổn định; mức sống của người dân được cải thiện; chất
lượng nguồn nhân lực có những chuyển biến tích cực; hệ thống luật pháp ngày
càng hoàn thiện; thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín
quốc tế ngày càng nâng cao. Trong giai đoạn tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập
quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn với nhiều thuận lợi đồng thời với những khó
khăn thách thức mới đan xen và khó dự báo.
Nền kinh tế phát triển
tuy khá nhanh nhưng chưa bền vững, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng còn thấp;
năng lực cạnh tranh yếu; hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp; chuyển dịch cơ cấu
sản xuất chậm; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, khoa
học và công nghệ chưa thành động lực cho phát triển.
Dân số Việt Nam năm 2020
hơn 97 triệu người, chiếm 1,25% dân số thế giới và đứng thứ 15 trên thế giới
với mật độ 313 người/km2 và tuổi trung bình 32,5 tuổi. Đến năm 2030 dự kiến
tăng lên 104 triệu người, tuổi thọ trung bình là 75 tuổi; xu hướng biến đổi cơ
cấu dân số theo hướng già đi; dự báo Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già
vào năm 2038 với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt trên 20%, đến năm 2049, tỷ lệ
người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là 4 người dân có một người cao
tuổi.
Hiện trạng ngành lâm
nghiệp
Sau 15 năm thực hiện
Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 và các Chương trình, Đề án
về Phát triển lâm nghiệp, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng
tốt hơn; năm 2020 tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng
42%, cơ cấu 3 loại rừng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển lâm nghiệp, bảo tồn
đa dạng sinh học và an ninh môi trường. Trồng rừng tập trung phát triển ổn
định, diện tích rừng trồng đến năm 2020 đạt hơn 4,3 triệu ha, phần lớn là rừng
sản xuất; sản lượng gỗ từ rừng trồng liên tục tăng, năm 2020 ước đạt 20,5 triệu
m3, đáp ứng trên 70% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản
phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Giá trị sản xuất lâm
nghiệp giai đoạn 2006-2020 bình quân 4,87%/nămvà tiếp tục tăng trưởng ổn định;
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2020 ước đạt 12 tỷ USD,
duy trì tăng trưởng ở mức cao, đặc biệt ở những thị trường truyền thống. Sản
phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 120 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế
giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á.
Nguồn thu từ các giá
trị môi trường rừng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 1.650 tỷ đồng/năm, chiếm
gần 20% tổng đầu tư cho ngành lâm nghiệp, trở thành một nguồn tài chính quan
trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và
phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng và người làm nghề rừng, giảm áp lực
chi ngân sách nhà nước; được đánh giá là một trong 10 thành tựu nổi bật của
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn này và được quốc tế ghi
nhận.
Đảng và Chính phủ luôn
có quan điểm, định hướng nhất quán và xuyên suốt về vai trò quan trọng của rừng
và ngành lâm nghiệp đối với sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo và quốc phòng an ninh. Độ che phủ rừng là một chỉ tiêu quốc gia
quan trọng. Lâm nghiệp hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Các doanh nghiệp
lâm nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh vào những sản phẩm chính, nhu
cầu số lượng lớn và bền vững; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào
ngành gỗ và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có xu hướng tăng. Phát triển
mạnh nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành Lâm
nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và phải đối mặt với một số khó khăn
thách thức trong giai đoạn tới như: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
thiếu ổn định, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vẫn
diễn ra phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên còn thấp, năng suất và chất lượng
rừng trồng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; năng lực chế biến lâm sản còn thấp, chủng
loại chưa phong phú, chưa gắn kết với chuỗi cung ứng lâm sản toàn cầu,…
3.
Tỉnh Kon Tum
Nền kinh tế tỉnh Kon
Tum vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, thu hút đầu tư có nhiều khởi
sắc, kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ và đạt nhiều thành quả đáng khích lệ.
Đảng Nhà nước có nhiều chính sách đặc thù với miền núi vùng cao. Quan hệ hợp
tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh thành phố trong khu vực và cả nước
đang trở thành một xu thế tất yếu. Thời gian qua việc triển khai các chủ
trương, chính sách về phát triển lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng ngày càng hiệu quả, diện
tích rừng tự nhiên được đảm bảo, khả năng phòng hộ đầu nguồn được tăng cường;
môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học được bảo vệ tốt; tỷ lệ độ che
phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 63%. Ngành lâm nghiệp có bước chuyển biến và
đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
của tỉnh.
Tuy nhiên tỉnh Kon Tum
vẫn còn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, nhu
cầu về vốn đầu tư lớn nhưng khả năng đáp ứng có hạn. Qui mô kinh tế còn nhỏ,
công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp. Tình hình lạm phát và giá
cả các mặt hàng tiêu dùng, vật tư thiết yếu có xu hướng gia tăng; thiên tai
dịch bệnh có những diễn biến phức tạp. Tăng trưởng ngành lâm nghiệp của tỉnh
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đóng góp vào GRDP của tỉnh còn hạn
chế. Nguồn lực đầu tư cho ngành lâm nghiệp còn ít. Tình trạng vi phạm Luật Lâm
nghiệp còn diễn biến phức tạp. Việc tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng
chưa hiệu quả.
II.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1.
Quan điểm, định hướng phát triển
Rừng vừa là tài nguyên,
vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có khả năng tái tạo, là tài sản,
nguồn lực to lớn của đất nước, của tỉnh, vừa là yếu tố quan trọng bậc nhất của
môi trường sinh thái, đóng góp vào giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
và bảo tồn đa dạng sinh học, đóng góp chủ chốt vào cam kết tự nguyện giảm phát
thải của quốc gia; phát triển lâm nghiệp nhanh, bền vững trên cơ sở kế thừa những
thành tựu của ngành lâm nghiệp, những thành quả đã đạt được cũng như bài học
kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 để nâng
ngành Lâm nghiệp lên một tầm cao mới; phát triển lâm nghiệp trở thành một ngành
kinh tế-kỹ thuật có sự thống nhất giữa quản lý, bảo vệ, phát triển rừng với sử dụng
rừng, chế biến và thương mại lâm sản và các dịch vụ hệ sinh thái rừng trên cơ
sở có sự tham gia của các bên có liên quan, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phát huy tiềm năng về khí hậu, đất đai và lợi thế so sánh; ứng dụng khoa
học và công nghệ tiên tiến, hiện đại và đổi mới, sáng tạo để nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị tổng hợp của rừng.
Huy động, sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển lâm nghiệp nhanh, bền vững theo cơ
chế thị trường và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sớm
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có sự thống nhất giữa quản lý, bảo vệ,
phát triển rừng với sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản và các dịch vụ
lâm nghiệp. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa và tổ chức liên
kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị lâm sản hài hòa mục tiêu phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
2.
Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển ngành lâm
nghiệp tỉnh Kon Tum trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật hiện đại, đóng góp ngày
càng cao trong tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh. Phát huy tối đa các tiềm
năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi
trường, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học,
cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cho người
dân. Định hướng đến năm 2030, ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum phát huy hiệu quả
tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng,sử dụng công nghệ hiện đại và thân
thiện môi trường,có sức cạnh tranh cao tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa
dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia trong chuỗi cung ứng giá trị lâm sản quốc
gia
2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu
cụ thể
2.2.1. Mục tiêu đến năm
2025
a) Về kinh tế
- Huy động tối đa các
nguồn lực để tập trung phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn
2021-2025 huy động khoảng 1.500 tỷ đồng, đóng góp của ngành lâm nghiệp vào tổng
giá trị GRDP của tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 7%. Phát triển dịch vụ môi trường
rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật;
tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau cao hơn năm trước.
- Nâng cao chất lượng
rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết
hợp.Trồng mới được 15.000 ha rừng tập trung và trồng 03 triệu cây phân tán;
diện tích rừng có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 4.500 ha, khoanh nuôi phục hồi
rừng được ít nhất 7.300 ha; nuôi dưỡng làm giàu rừng ít nhất 1.000 ha.
- Cho thuê đất, thuê
rừng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội với diện tích khoảng
50.000 ha.
- Khai thác, sử dụng
hiệu quả rừng trồng nguyên liệu và rừng trồng cao su, giai đoạn 2021-2025 khai
thác và chế biến 520.000 m3 gỗ từ rừng trồng, gỗ cao su thành các sản phẩm
có giá trị kinh tế cao, tiến tới chấm dứt xuất gỗ nguyên liệu thô.
- Ngành công nghiệp chế
biến gỗ tỉnh cơ bản hiện đại, đủ năng lực về công nghệ tham gia hội nhập thị
trường trong nước và quốc tế, xây dựng được ít nhất 01 nhà máy chế biến gỗ công
suất trên 50.000m3/năm
b) Về xã hội
- Ngành lâm nghiệp giải
quyết được việc làm cho khoảng 23.000 lao động/năm và bảo đảm bình đẳng giới;
khoảng 50% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia
sản xuất lâm nghiệp.
- Mức thu nhập bình
quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng trên 1,5 lần so với năm
2020; góp phần phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 3-4%/năm (riêng các
huyện nghèo giảm từ 6-8%/năm).
c) Về môi trường
- Bảo vệ tốt diện tích
rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, đặc dụng; ngăn chặn và xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; phấn đấu số vụ vi phạm năm sau giảm 10% so
với năm trước.
- Độ che phủ rừng đến
năm 2025 đạt 64%,
- Đảm bảo 100% diện
tích rừng có chủ quản lý thực sự theo quy định của Luật Lâm nghiệp và được quản
lý bền vững; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ
của rừng, đảm bảo an ninh môi trường.
2.2.2. Định hướng đến năm
2030
Tiếp tục duy trì độ che
phủ rừng đạt 64%, tập trung nâng cao chất lượng rừng. Phấn đấu hình thành vùng
rừng trồng nguyên liệu tập trung có chất lượng đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp
chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. Công nghiệp chế biến gỗ trở thành ngành công
nghiệp mũi nhọn, đến năm 2030 có ít nhất 03 nhà máy chế biến gỗ với công suất
200.000 m3/năm, khai thác, chế biến khoảng 1 triệu m3 gỗ rừng trồng. Phấn đấu
đóng góp của ngành lâm nghiệp vào tổng giá trị GRDP của tỉnh đến năm 2030 đạt
khoảng 10%.
III.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.
Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng
bền vững
Tăng cường công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về
các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng;
vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị cung
ứng dịch vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững. Tăng
cường truyền thông với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, phát huy truyền
thông hiện đại và mạng xã hội tạo sự thay đổi về nhận thức về bảo vệ và phát
triển rừng; chú ý yếu tố văn hóa, dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền;
nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở và
các ngành về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng; tuân thủ các quy định của pháp
luật và các tiêu chuẩn, cam kết về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp.
Nghiên cứu đổi mới và
tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo
vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam
kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận
thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh; phát
triển nông lâm kết hợp, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ và
các dịch vụ môi trường rừng.
2.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng
Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương "về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng"
trên địa bàn tỉnh, thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy định pháp luật lâm nghiệp.
Nâng cao năng lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngành lâm
nghiệp tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp; kiện
toàn hệ thống kiểm lâm, tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn và lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách, ưu tiên khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác và vận
chuyển lâm sản trái pháp luật.Rà soát, sắp xếp lại, kiện toàn các ban quản lý
rừng phòng hộ theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Đổi mới phương thức
quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh tự
chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị
trường.
Đẩy mạnh việc liên
doanh, kiên kết với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh phát triển kinh tế lâm
nghiệp.Xã hội hóa các dịch vụ công về lâm nghiệp nhằm giảm áp lực về biên chế,
ngân sách nhà nước, cung cấp cho xã hội chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Tiếp tục rà soát diện
tích 3 loại rừng cho phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; rà
soát lại hiện trạng rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp cho đúng với thực trạng
trên địa bàn toàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050. Xác định rõ lâm phần quản lý, xây dựng phương án thay thế chủ thể quản lý
lâm phần cho phù hợp. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng theo
quy định trước năm 2030; tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và
đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tập trung giải quyết
dứt điểm diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị
chủ rừng trước năm 2025, không để phát sinh diện tích lấn chiếm mới; giải quyết
đất ở và sản xuất cho người dân; tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, trong
đó có tạo việc làm phi nông nghiệp cho người đồng bào dân tộc thiểu số như như
đan lát, sản xuất đồ gỗ, buôn bán lâm sản ngoài gỗ, cơ khí nhỏ, dịch vụ phục vụ
sản xuất và đời sống... để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng làm
nương rẫy.
Tiếp tục nghiên cứu sắp
xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tế và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3
năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) và các văn bản liên quan.
Nâng cao hiệu quả công
tác phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng kiểm lâm,
cộng đồng dân cư thôn, làng và các cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi
vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đẩy mạnh việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo cơ
chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Thực hiện nghiêm chủ
trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và không chuyển diện tích rừng tự nhiên
sang mục đích sử dụng khác theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017
của Ban Bí thư Trung ương và các văn bản liên quan. Theo dõi, giám sát, quản lý
chặt chẽ các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng, giao rừng, cho thuê
rừng; xử lý nghiêm các trường hợp có vi phạm và thu hồi chủ trương đầu tư đối
với các dự án chậm tiến độ, có biểu hiện đầu cơ, chiếm dụng rừng và đất lâm
nghiệp.
Thường xuyên rà soát,
nắm chắc thông tin và xử lý dứt điểm các “điểm nóng” và đối tượng phá rừng,
khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Quản lý chặt chẽ các cơ
sở chế biến gỗ, kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép các cơ sở vi
phạm theo quy định của pháp luật. Rà soát, xử lý dứt điểm các loại phương tiện
dùng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, chuyển giao
ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các khâu
của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường.
Đến năm 2025, hình thành được Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng nông
lâm nghiệp trên cơ sở bộ máy hiện có để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Trồng thử nghiệm, xác định được danh mục các loài cây trồng rừng
mới phù hợp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho trồng rừng sản xuất. Quản lý chặt chẽ
nguồn giống trong trồng rừng, giám sát chặt chẽ từ khi trồng đến khi thu hoạch
để đảm bảo trồng rừng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn trồng rừng.
3.
Nâng cao hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
Rà soát các chính sách
hỗ trợ phát triển rừng của Trung ương và địa phương, đề xuất sửa đổi, bổ sung
hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp theo thẩm quyền trên cơ sở hài
hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường và các điều
ước quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững; trọng tâm là
chính sách đất đai và chính sách về vốn tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ gia
đình tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, sử dụng đất có hiệu quả và phát triển
lâm nghiệp, chính sách thu hút đầu tư phát triển rừng trồng và sản xuất chế
biến gỗ, các hoạt động hỗ trợ người dân tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới như: Chính sách thúc
đẩy xã hội hóa lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, chính sách cung ứng
tín chỉ các bon; thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm trong lâm nghiệp đặc
biệt là bảo hiểm rừng trồng; chính sách định giá rừng, cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công đối với các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; chính sách
khuyến khích đổi mới, sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến sâu, phát
triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường;...
Thực hiện tốt chính
sách khoán quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu
nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; gắn việc quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích người dân
nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cho
người dân sống được bằng nghề rừng và vươn lên làm giàu từ nghề rừng.
4.
Tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững
Xây dựng, triển khai
hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp,
trọng tâm là Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến 2050 trên địa bàn tỉnh và các văn bản liên quan.
Tập trung đẩy mạnh công
tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là thu hút đầu tư các
nhà máy chế biến gỗ rừng trồng và thu hút trồng rừng và sản xuất lâm sản theo
hướng hiện đại, phát triển dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái. Đến năm
2030 hình thành được Khu sản xuất lâm nghiệp công nghệ cao với quy mô khoảng
200 ha.
Nghiên cứu, lựa chọn,
tập trung phát triển mạnh mẽ các mô hình kinh tế lâm nghiệp hộ gia đình, trang
trại, cộng đồng dân cư thôn (làng) và hợp tác xã kiểu mới phù hợp. Phát triển
các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, kinh tế
chia sẻ trong lâm nghiệp. Phát triển các mô hình nông-lâm kết hợp gắn với sinh
kế của người dân sống gần rừng. Khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất
trồng cây nông nghiệp hàng năm trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây
lâm nghiệp, cây ăn quả đa mục tiêu như Mắc ca, Giổi lấy hạt...Lấy thu nhập của
người dân từ kinh tế lâm nghiệp làm cơ sở đánh giá kết quả phát triển lâm
nghiệp bền vững trên địa bàn.
Xây dựng kết cấu hạ
tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ
logistics.Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu quy mô,
tập trung với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm
gỗ. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics, kho bãi phục vụ phát triển sản
xuất, bảo quản và chế biến lâm sản.
Tăng cường hội nhập
kinh tế quốc tế về lâm nghiệp; tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ
chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực và song phương về triển khai các chương trình,
dự án, hoạt động tăng cường năng lực, chuyển giao, hợp tác trong lĩnh vực lâm
nghiệp. Phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản
toàn cầu.
5.
Bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
Bố trí, quản lý, sử
dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho ngành lâm nghiệp
theo quy định. Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn thu
cho ngành lâm nghiệp; khai thác các tiềm năng dịch vụ môi trường rừng, du lịch
sinh thái, dịch vụ hấp thụ các - bon...
Đa dạng các nguồn lực
cho phát triển lâm nghiệp nói chung và phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo
bền vững ở các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số có nhiều rừng; bảo đảm
huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định. Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy
động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.
6. Tổ chức giám sát và
đánh giá
Giám sát, đánh giá nhằm
nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện Đề án; ứng dụng khoa học công nghệ,
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác, đồng bộ phục
vụ công tác quản lý, quy hoạch và phát triển sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp,
cung ứng dịch vụ môi trường rừng; kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách hoặc
điều chỉnh kịp thời các nội dung, hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện đảm
bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn; việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.
IV.
NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1.
Dự kiến nhu cầu nguồn lực thực hiện
1.1. Huy động nguồn lực
- Ngân sách nhà nước (ngân
sách Trung ương, ngân sách địa phương cấp theo quy định của pháp luật).
- Lồng ghép trong các
chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác, như: Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025;
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;…
- Thu từ dịch vụ môi
trường rừng và cho thuê môi trường rừng.
- Vốn tín dụng từ tổ
chức tài chính trong nước và nước ngoài; đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ
tổ chức, cá nhân.
- Nguồn thu từ khai
thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, cho thuê rừng, thực hiện nghĩa vụ nộp tiền
trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
1.2. Khái toán nhu cầu
vốn thực hiện Đề án
Tổng nhu cầu vốn thực
hiện Đề án khoảng 47.868 tỷ đồng, trong đó:
a. Vốn đầu tư phát
triển: 47.028 tỷ đồng gồm:
- Vốn Ngân sách: 386,02
tỷ đồng, phân theo nguồn vốn:
+ Ngân sách Trung
ương 310,8 tỷ đồng đầu tư theo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền
vững.
+ Ngân sách địa phương
75,22 tỷ đồng,
- Vốn xã hội hóa: 46.642,09
tỷ đồng (vốn kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trồng Sâm Ngọc Linh và trồng
rừng kinh doanh; công lao động của người dân trồng rừng sản xuất...).
b. Vốn sự nghiệp:
839,851 tỷ đồng gồm:
- Vốn Ngân sách: 398,92
tỷ đồng, phân theo nguồn vốn:
+ Ngân sách Trung
ương 390,83 tỷ đồng, theo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền
vững.
+ Ngân sách địa phương
8,09 tỷ đồng;
- Tiền dịch vụ môi
trường rừng: 428,22 tỷ đồng;
- Vốn xã hội hóa:12,71
tỷ đồng (Vốn của doanh nghiệp thực hiện bảo vệ rừng đối với diện tích rừng đã
giao, cho thuê).
(Chi tiết có biểu 11,
12 kèm theo đề án)
2.
Định hướng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
- Vốn ngân sách nhà
nước: Tập trung cho đối tượng rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng
sản xuất trong thời gian đóng của rừng; đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng; hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư các lĩnh vực, hoạt động
lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
lĩnh vực lâm nghiệp (trồng rừng kinh tế và trồng Sâm Ngọc Linh) chế
biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản theo quy định của pháp luật;
huy động các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài
trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng
góp của người dân, các thành phần kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các
nguồn thu cho ngành lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh các nguồn
thu từ dịch vụ môi trường rừng, khai thác các tiềm năng, các dịch vụ mới để
tăng nguồn thu, đặc biệt là dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ hấp thụ
các-bon,....; tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo cơ chế phù hợp để huy động
tổ chức, cá nhân đầu tư vào lâm nghiệp; bảo vệ và phát triển rừng; phát triển
cây xanh.
Phần IV
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ
Dự kiến đến năm 2025 tổng
giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 144.881tỷ đồng, đóng góp GRDP của tỉnh
ước khoảng 2.800 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị sản xuất Sâm Ngọc linh và tăng
trưởng rừng tự nhiên). Như vậy giá trị của ngành lâm nghiệp đóng góp vào GRĐP
của tỉnh đến năm 2025 ước khoảng 7,3%.
Dự kiến nguồn thu nộp
ngân sách nhà nước đến 2025 đạt 405,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,1% so với mục
tiêu của Nghị quyết Nghị quyết 06-NQ/ĐH của đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ (mục
tiêu thu ngân sách 5.000 tỷ đồng). Các nguồn thu được xác định từ cho thuê
rừng, thuế giá trị gia tăng từ các hoạt động như khai thác, chế biến, các sản
phẩm từ Sâm Ngọc linh và lâm sản ngoài gỗ.
II. HIỆU QUẢ VỀ XÃ HỘI
Tạo công ăn việc làm
cho hàng ngàn lao động, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản xuất
lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là
các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Ngoài ra còn góp phần
cùng các chương trình của Nhà nước để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trên địa bàn, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng - an ninh.
Từ các chỉ tiêu sản
xuất ngành, xác định được khoảng 28.649.900 ngày công lao động tương đương với
115.100 người lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 23.020 lao
động.
III. HIỆU QUẢ VỀ MÔI
TRƯỜNG
Nâng tỷ lệ che phủ rừng
của tỉnh và duy trì ổn định ở mức 64%, nâng cao chất lượng rừng, tăng hiệu năng
phòng hộ đầu nguồn, giảm thiểu tác hại do thiên tai; bảo vệ đồng ruộng và khu
dân cư; cải thiện môi trường ở các khu công nghiệp, khu đô thị và cảnh quan môi
trường nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tăng cường khả năng
phòng hộ đầu nguồn cho các thủy điện như Ya ly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4,
Pleikrông và một số thủy điện nhỏ. Đảm bảo nước tưới cho các đập thủy lợi phục
vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời góp phần bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh
học của rừng Tây nguyên, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh tiến đến tiếp cận thị
trường tín chỉ cacbon.
Góp phần thực hiện mục
tiêu quốc gia đến năm 2030 giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính theo cam
kết của Chính phủ tại Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu triển khai tổ
chức thực hiện Đề án; xây dựng các dự án, chương trình cụ thể để thực hiện các
nội dung của Đề án; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
Đề án; định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế,
chính sách liên quan để huy động nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án
phục vụ Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí vốn đầu tư và lồng ghép đề án vào
các chương trình, dự án thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch
đầu tư công trung hạn và hằng năm của tỉnh.
3.
Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành tham mưu bố trí kinh phí cho các hoạt động của Đề án; hướng
dẫn thực hiện giải ngân, sử dụng các nguồn kinh phí trong thực hiện Đề án bảo
đảm các quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
- Tham mưu, đề xuất ưu
tiên nguồn vốn và đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện Đề án
này.
4.
Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các cơ
quan liên quan, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính
sách tài chính về đất đai đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh để bổ sung, hoặc
điều chỉnh các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo
quy định của pháp luật.
- Thường xuyên kiểm tra
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; hướng dẫn các
huyện, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định, làm căn cứ
hoàn thành thủ tục, hồ sơ về đất đai để thực hiện các dự án sản xuất hàng hóa
nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.
5.
Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát, củng
cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức theo vị trí việc làm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển lâm nghiệp;
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức ngành nông, lâm nghiệp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng
yêu cầu của vị trí việc làm.
6.
Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất các dự án xây
dựng mô hình ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đó chú trọng
công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng mã số, mã vạch cho các sản phẩm thuộc lĩnh
vực lâm nghiệp.
- Tham mưu ban hành
chính sách thu hút, nhận chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ mang lại
hiệu quả kinh tế, để mở rộng trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh, đặc biệt
các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững.
- Phối hợp với Sở Tài
chính đề xuất ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện
các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ, công
nghệ cao vào sản xuất lâm nghiệp.
- Chủ động mời gọi các
nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp liên kết
nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ để phát triển
sản xuất lâm nghiệp hàng hóa năng suất, chất lượng cao.
- Chủ trì phối hợp với
Sở Công Thương điều tra đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản
xuất, bảo quản, chế biến hàng hóa lâm sản trên địa bàn tỉnh; triển khai Chương
trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng,
phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Công Thương
- Phối hợp với các sở,
ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển
thị trường, công tác quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm lâm nghiệp; phối
hợp thực hiện các hoạt động về dịch vụ môi trường rừng.
- Tiếp tục phát triển
tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; tham mưu chương trình thu hút phát triển
công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm lâm nghiệp (gỗ và lâm
sản ngoài gỗ...) .
- Chủ trì, phối hợp với
các ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất tiêu chí, điều
kiện, lập kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm
sản công nghệ cao tại Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Lao động,Thương
binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ
chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo q uy định, chú trọng nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức triển khai đào tạo nghề
gắn với chương trình, dự án, chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh.
9. Sở Giao thông vận
tải
Chủ trì phối hợp với
các đơn vị có liên quan tham mưu phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết
vùng nguyên liệu quy mô, tập trung với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận
chuyển, tăng giá trị sản phẩm gỗ từng bước hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và
dịch vụ logistics.
10.
Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí lồng ghép nguồn vốn từ
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để lồng ghép thực hiện các mục
tiêu của Đề án này.
11.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các dự án phát triển các loại
hình du lịch gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững theo nội dung của Đề án.
12.
Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án liên
quan đến vi phạm Luật Lâm nghiệp. Mọi hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp đều phải
được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Xử lý triệt để các phương tiện
độ chế để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
13.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
Đẩy mạnh công tác thu
tiền DVMTR, giải ngân tiền DVMTR kịp thời cho các chủ rừng để thực hiện công
tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; phối hợp với các Sở, ngành và các
địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính
sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn tỉnh.
14.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức tín
dụng ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh
vực phát triển kinh tế lâm nghiệp; triển khai có hiệu quả các chương trình tín
dụng đối với lĩnh vực lâm nghiệp để thực hiện Đề án này.
15.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum
Tuyên truyền, phổ biến
nội dung đề án; tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ và
phát triển rừng, pháp luật lâm nghiệp.
16.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Tham gia phối hợp với
các Sở, ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện tốt các nội dung của Đề án, các quy định của pháp luật về công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện giám sát, phản biện công tác triển
khai thực hiện Đề án.
17.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Thực hiện tuyên truyền,
vận động, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển các hợp tác xã; vận động hợp
tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị
sản phẩm lâm nghiệp nghiệp. Trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án,
dự án, kế hoạch phát triển hợp tác xã lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
18.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch
thực hiện Đề án trên địa bàn để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng Kế hoạch sản
xuất hàng hóa trên địa bàn đối với những cây trồng lâm nghiệp, cây dược liệu có
lợi thế, giá trị kinh tế, có sức cạnh tranh cao và có khả năng đáp ứng yêu cầu
thị trường.
- Tăng cường công tác
tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp để nâng cao nhận thức
của người dân, các cấp, các ngành và doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng
của rừng.
- Vận dụng linh hoạt cơ
chế, chính sách của tỉnh để điều phối, bố trí nguồn vốn khuyến khích đầu tư
phát triển sản xuất lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của
địa phương; tăng cường thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển kinh tế lâm
nghiệp trên địa bàn.
- Tập trung thực hiện
các giải pháp phát triển các trang trại lâm nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp, mô
hình kinh tế lâm nghiệp tổng hợp, mô hình kinh tế dưới tán rừng (trồng dược liệu,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển du lịch...) trên địa bàn. Đến năm
2025, có ít nhất một mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp, mang lại hiệu quả,
giá trị thu nhập cao.
- Chủ trì, tham gia,
phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của đề án liên
quan trên địa bàn; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng theo quy định; quản lý tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, tiếp
tục thực hiện cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp; thanh tra, kiểm tra, đề
xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện các
hoạt động về dịch vụ môi trường rừng; chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện
tốt các chương trình, kế hoạch sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý, bảo vệ
rừng trên địa bàn.
19.
Các doanh nghiệp, chủ rừng
- Bảo vệ và phát triển
vốn rừng hiện có, khai thác sử dụng rừng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu
quả nguồn tài nguyên được giao quản lý sử dụng theo Luật Lâm nghiệp; nghiêm túc
thực hiện quy chế quản lý rừng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Triển khai thực hiện
hiệu quả phương án quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng phòng hộ và đặc
dụng, phương án quản lý rừng bền vững đối với diện tích rừng sản xuất.
- Tham gia nghiên cứu,
sản xuất, phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ để nâng cao tối đa giá trị rừng trồng; chế biến các sản phẩm có giá
trị gia tăng cao.
- Áp dụng các giải pháp
kỹ thuật tiên tiến trong tổ chức sản xuất lâm nghiệp, canh tác, quản lý rừng
trồng và chế biến, thương mại lâm sản; thực hiện tốt các chủ trương, định hướng
phát triển lâm nghiệp của tỉnh, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư để
phát triển sản xuất, kinh doanh.