Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1288/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Số hiệu: 1288/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 01/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1288/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị s 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (sau đây viết tắt là Đề án) với những nội dung sau đây:

1. Mục tiêu và định hướng

a) Mục tiêu

- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; thúc đy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hp pháp;

- Tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong các khu rừng thực hiện quản lý rừng bền vng, đáp ứng tối thiểu khoảng 80% cho nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu;

- Nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Lâm nghiệp.

b) Định hướng

- Về thực hiện quản lý rừng bền vững

Toàn bộ các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang quản lý 7.216.889 ha rừng hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bn vững.

- Về cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững

+ Công nhận nhiều loại chứng chỉ rừng hp pháp của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam;

+ Hình thành được tổ chức trong nước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của Việt Nam và của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới;

+ Duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000 ha (88.000 ha rừng tự nhiên; 147.000 ha rừng trồng);

+ Giai đoạn từ năm 2018 - 2020: Xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; giai đoạn từ năm 2020 - 2030: Xây dựng và tổ chức cp chng chỉ rừng cho 1.000.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững

- Thông tư hướng dẫn nội dung phương án quản lý rừng bền vững; trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án quản lý rừng bn vững và cấp chứng chỉ rừng.

- Bộ Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới.

- Tiêu chí, điều kiện chuyên môn đối với đội ngũ chuyên gia đánh giá cấp chứng chỉ rừng của Việt Nam.

b) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

- Tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng và một số chủ rừng là tổ chức kinh tế đang quản lý 7.041.128 ha rừng.

- Tổ chức thẩm định phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đối với chủ rừng thuộc tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định đối với chủ rừng thuộc các bộ, ngành trung ương.

- Tổng hợp, xây dựng bộ số liệu, bản đồ về mạng lưới quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của từng tỉnh, thành phố và trên phạm vi cả nước.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững của các chủ rừng.

c) Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương

- Mục đích: Mô hình sẽ là nơi thăm quan, học tập phục vụ công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng là cán bộ chuyên môn, chủ rừng; đồng thời là hiện trường để thực hiện đánh giá thử nghiệm các tiêu chí quản lý rừng bền vững của Việt Nam trước khi được ban hành.

- Nội dung: Hỗ trợ chủ rừng thực hiện các nội dung: Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi.

- Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững đối với: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ gia đình, cá nhân liên kết với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng có rừng trồng là công ty lâm nghiệp với quy mô khoảng 3.000 ha; vườn cây cao su, chủ rừng là doanh nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha; chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi với doanh nghiệp chế biến gỗ, với quy mô khoảng 3.000 ha.

d) Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và Chứng chỉ rừng:

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo với sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam về những lĩnh vực sau: Chuyên gia về quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng; chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế về quản lý rừng bền vững; chuyên gia cho các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (CB).

Nâng cao nhận thức, năng lực cho các cơ quan, cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, doanh nghiệp và chủ rừng về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

- Thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trong nước và quốc tế, bao gồm xây dựng: Website về quản lý rừng bền vững; cơ sở dữ liệu về quản lý rừng bền vững.

- Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động về quản lý rừng bền vững; quảng bá hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế.

đ) Thiết lập hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Thiết lập hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia bao gồm các cơ quan, đơn vị: Cơ quan chứng chỉ rừng quốc gia (NGB); tổ chức tư vấn hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ rừng (CB), và một số các cơ quan liên quan để đảm bảo triển khai các hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam phù hợp với thông lệ và quy định của hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế.

3. Giải pháp thực hiện Đề án

a) Về tổ chức: Cơ quan đầu mối về quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng quốc gia là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Về cơ chế, chính sách

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định: số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp và số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

- Tranh thủ nguồn lực từ các dự án ODA lâm nghiệp để thúc đẩy các hoạt động quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng;

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về tín dụng, chính sách về đất đai nhằm huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

c) Về kinh phí

- Khái toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án khoảng 1.269 tỷ đồng, bao gồm: Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững 707 tỷ đồng; đánh giá cấp Chứng chỉ rừng 270 tỷ đồng; đóng niêm liễm và vận hành hệ thống cấp chứng chỉ rừng trong 02 năm đầu khoảng 6 tỷ đồng.

- Nguồn kinh phí: Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (khoảng 301 tỷ đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp) để hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng theo Quyết định số 38/3016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2016 - 2020; hỗ trợ đóng niêm liễm cho tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế trong 02 năm đầu hợp tác; nguồn huy động từ các chủ rừng và xã hội hóa (khoảng 968 tỷ đồng).

d) Về phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường hợp tác, phối hợp với các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm để đào tạo, tập huấn xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực, trình độ, đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

- Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, nội dung đào tạo phù hợp với các đối tượng học viên là cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường đại học, các chủ rừng về thực hiện quản lý rừng bn vững.

đ) Về thông tin, tuyên truyền

- Thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trong nước và quốc tế, bao gồm xây dựng website về quản lý rừng bền vững, xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý rừng bền vững.

- Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động về quản lý rừng bn vững.

- Quảng bá hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế.

4. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và phương án bố trí ngân sách trung ương cho các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Tài chính tng hp.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.

- Giao nhiệm vụ quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, hợp tác quốc tế với tổ chứng nhận chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC) cho một đơn vị thuộc bộ, đảm bảo phù hợp với phân cấp thẩm quyền quản lý rừng bn vững và Chứng chỉ rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

- Chủ trì các hoạt động thông tin, truyền thông nhằm quảng bá bằng nhiều hình thức để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

b) Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn sự nghiệp trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Đề án.

- Bố trí kinh phí đóng niêm liễm (khoảng 40.000 USD) trong 02 năm đầu hợp tác với Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC).

c) Bộ Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các tiêu chuẩn cho các tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ rừng theo các quy định hiện hành trong nước và quốc tế.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực về bảo tồn đa dạng sinh học trong xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh

- Chủ trì chỉ đạo các sở, ban ngành xây dựng dự án quản lý rừng bền vững tại địa phương, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối vốn để thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch, phê duyệt dự án, ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, cân đối ngân sách địa phương theo cơ chế chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện xây dựng dự án quản lý rừng bền vững.

- Phối hợp thực hiện thông tin, tuyên truyền các hoạt động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: CN, KTTH, KGVX, PL, TH, NC;
- Lưu: VT, NN (2).XH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 về phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.923

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.98.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!