Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 886/QĐ-TTg 2017 phê duyệt Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2016 2020

Số hiệu: 886/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 16/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 886/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2011/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về kết thúc việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5% đến 6,0%/năm.

b) Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha.

c) Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm.

d) Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD.

đ) Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Chương trình

Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dự án thuộc đối tượng đầu tư của chương trình; trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

2. Đối tượng của Chương trình

a) Đối tượng thụ hưởng: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

b) Đối tượng thực hiện: Người dân và cộng đồng dân cư thôn, bản; hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên

a) Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và rừng được tạo mới trong giai đoạn 2016 - 2020.

b) Đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng; đến năm 2020, tăng thêm khoảng 100.000 ha rừng đặc dụng. Số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng và số lượng quần thể các loài được cải thiện.

c) Tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó diện tích rừng bị thiệt hại và số vụ vi phạm giảm 30 - 35% so với giai đoạn 2011 - 2015.

2. Phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

a) Trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác: 1.025.000 ha; trong đó: 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 200.000 ha rừng trồng thâm canh glớn.

b) Khoanh nuôi tái sinh rừng: 360.000 ha/năm.

c) Trồng cây phân tán: 250 triệu cây.

d) Chuyển hóa rừng trồng, kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn: 90.000 ha.

đ) Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống: 75 - 80%.

3. Nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm lâm nghiệp

a) Phát triển công nghiệp chế biến gỗ thông qua việc hỗ trợ xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, các khu lâm nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ tại các vùng kinh tế trọng điểm.

b) Tăng tỷ trọng đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở, hạ tầng và dịch vụ trong lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường vận xuất, vận chuyển nhằm giảm chi phí trực tiếp cho các hoạt động trồng, khai thác, vận chuyn và chế biến sản phẩm từ rừng.

c) Hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững: 100.000 ha rừng/năm, đảm bảo sản phẩm gỗ của Việt Nam đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu quốc tế khi tham gia các hiệp định thương mại tự do.

IV. NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Tại mỗi bộ, ngành, địa phương xây dựng, triển khai các dự án thành phần, nội dung đầu tư chủ yếu, bao gồm:

1. Đầu tư bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng; bảo tồn voi và một số loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Đầu tư phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Phát triển giống cây lâm nghiệp; trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất; trồng cây phân tán; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng; phát triển lâm sản ngoài gỗ.

3. Đầu tư hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông nội vùng, công nghiệp chế biến gỗ, dịch vụ lâm nghiệp và nâng cao giá trị sản phẩm ngành Lâm nghiệp, cụ thể:

a) Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp cho các đơn vị, địa phương có vùng nguyên liệu tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhằm phục vụ công tác bảo vệ rừng tại các Ban Quản lý rừng.

b) Đầu tư xây dựng khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiếp thị lâm sản (01 miền Bắc, 01 miền Trung và 01 miền Nam); hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

4. Đầu tư, tăng cường năng lực quản lý và điều phối, giám sát ngành lâm nghiệp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp xây dựng, triển khai các dự án:

a) Điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia nhằm đánh giá trữ lượng, chất lượng rừng và các chỉ tiêu sinh thái rừng toàn quốc, đánh giá trữ lượng các-bon rừng phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và chi trả dịch vụ môi trường rừng, giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng (REDD+) và thực hiện các cam kết quốc tế.

b) Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng bền vng.

c) Giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý đầu tư công, quản lý dự án của toàn bộ chương trình; thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá đầu tư công đến từng dự án cụ thể; tăng cường, nâng cao năng lực giám sát đầu tư, năng lực báo cáo từ cơ quan trung ương đến địa phương, điều phối các nhiệm vụ/nội dung hoạt động của Chương trình theo đúng mục tiêu và kế hoạch.

V. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Tổng mức vốn thực hiện Chương trình: 59.600 tỷ đồng, trong đó:

1. Ngân sách trung ương cho Chương trình: 14.575 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 9.460 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 5.115 tỷ đồng. Trường hợp vốn đầu tư phát triển bố trí không đủ trong giai đoạn, cho phép kéo dài thời gian để thực hiện.

2. Vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác: Khoảng 45.025 tỷ đồng.

VI. CÁC GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

a) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng.

b) Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sng trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn.

2. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

a) Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, đảm bảo thực hiện các định hướng Chiến lược phát triển Lâm nghiệp đến năm 2020; đồng thời, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

b) Hoàn thành rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận ổn định quốc gia; các địa phương tổ chức rà soát thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý, thống nhất giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và trên thực địa, giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với ngành Tài nguyên và Môi trường.

c) Quy hoạch, bố trí hợp lý các nhà máy theo các vùng, trong đó ưu tiên xây dựng các nhà máy chế biến gỗ ở miền núi có đủ nguyên liệu để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn miền núi.

d) Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và việc mua bán đất lâm nghiệp trái pháp luật. Chính quyền địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát thực hiện đầy đủ việc trồng rừng thay thế đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định hiện hành.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể và thực hiện phương thức đồng quản lý trong quản lý rừng; tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp tạo vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phương thức liên kết, liên doanh trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.

3. Huy động các nguồn vốn

Thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa trong huy động các nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm bố trí vốn đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất

a) Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, theo phương án tng thcủa các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

b) Tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thúc đy, cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp mạnh hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu.

c) Khuyến khích hình thành hiệp hội ngành hàng, chuyển giao một số chức năng dịch vụ công của Nhà nước cho các hiệp hội (xúc tiến thương mại, khuyến lâm, dự báo thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp,...).

d) Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp; thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi về thể chế để nông dân, hộ gia đình góp cùng doanh nghiệp tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô lớn theo mô hình "cánh đồng lớn". Phát huy vai trò của trang trại, gia trại lâm nghiệp; khai thác và phát huy lợi thế của nền lâm nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

đ) Phát triển và khai thác mạnh mẽ thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại và chế biến lâm sản nội địa.

e) Đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ

Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành, loại bỏ những nghiên cứu tách rời nhu cầu thực tiễn, thực hiện bằng phương thức đặt hàng là chủ yếu. Ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, giống nhập nội có chất lượng cao, giống biến đổi gen phục vụ phát triển rừng sản xuất, công nghệ chế biến sau dăm gỗ và sản phẩm phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành. Có cơ chế gắn kết các tổ chức nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và người trồng rừng. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo và khuyến lâm, giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chui nghiên cứu khép kín trong đào tạo.

6. Phát triển nguồn nhân lực

Khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh gỗ giỏi trên thương trường quốc tế.

7. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

Chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; có biện pháp bảo vệ thị trường nội địa hợp lý, phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế. Xây dựng quan hệ đi tác, dựa trên tim năng, lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác tiếp thị thương mại, đàm phán các hiệp định kỹ thuật, mở rộng thị trường quốc tế.

Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế, đặc biệt là nguồn hỗ trợ, chi trả cho dịch vụ hấp thụ Các-bon rừng. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Thực hiện đổi mới trong quản lý lưu thông hàng hóa lâm sản; đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, khuyến khích, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong nước phát triển.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Về điều hành, quản lý chương trình

a) Ở trung ương

- Thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do 01 Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban, các ủy viên là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

- Văn phòng giúp Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình trên cơ sở kiện toàn Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

b) Ở địa phương

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban.

- Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chđạo cấp tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình và quản lý các dự án thuộc Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tại địa phương.

c) Cơ chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình: Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.

2. Trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ trì Chương trình)

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch và phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các bộ, ngành, các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương để thực hiện Chương trình hàng năm, 3 năm, 5 năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp.

- Chủ trì tổng hợp xây dựng phương án giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, 3 năm, 5 năm để thực hiện Chương trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chủ trì hướng dẫn các bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch hàng năm để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.

- Chủ trì xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá Chương trình và hướng dẫn các cơ quan thực hiện về quy trình giám sát, đánh giá Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình; xây dựng quy định về duy tu, bảo dưỡng các công trình lâm nghiệp.

- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.

c) Bộ Tài chính

- Chủ trì cân đối, bố trí vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình trên cơ sở tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Chủ trì xây dựng quy định về cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí đủ vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.

- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Xác định ranh giới, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2020 để sử dụng cho mục đích phát triển rừng; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt.

đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình.

e) Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của Chương trình.

3. Trách nhiệm của các địa phương

a) Ủy ban nhân dân tỉnh

- Tổng hợp, xây dựng các dự án trên địa bàn, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có ý kiến về nội dung đầu tư và khả năng cân đối vốn trước khi phê duyệt.

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm, 3 năm, 5 năm theo từng dự án, bao gồm: Kế hoạch vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan theo quy định.

- Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đcao tinh thn trách nhiệm cho cơ sở.

- Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo rà soát và điều phi Chương trình phát triển Lâm nghiệp bn vng cấp huyện trên địa bàn đphù hợp với kế hoạch phát triển Lâm nghiệp bền vững chung của tỉnh.

- Quy hoạch và thúc đy phát triển các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

b) Cơ quan thường trực Chương trình cấp tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn thực hiện Chương trình hàng năm theo kế hoạch trung hạn của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ và nguồn vốn ngân sách hàng năm được giao, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể cho các huyện, trình Hội đồng nhân dân quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng nguồn vn ngân sách hỗ trợ trực tiếp và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện Chương trình;

- Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình trên địa bàn tỉnh theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -2020.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3b).KN

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 886/QD-TTg

Hanoi, June 16, 2017

 

DECISION

APPROVING TARGET PROGRAM FOR SUSTAINABLE FORESTRY DEVELOPMENT DURING 2016 – 2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Protection and Development of Forests dated December 3, 2004;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Resolution No.18/2011/QH13 dated November 25, 2011 of the 2nd Meeting Session of the XIIIth National Assembly on termination of implementation of the Resolution No. 08/1997/QH10 and the Resolution No. 73/2006/QH11 on the Five-Million-Hectare Forestation Project;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 73/NQ-CP dated August 26, 2016 on approval of policies for investment in Target Programs in the 2016 – 2020 period;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HEREBY DECIDES

Article 1. Approval of the target program for sustainable forestry development during the 2016 – 2020 period, including the following main contents:

I. OBJECTIVES

1. General objectives

Improve the production output and quality, promote the value of each forest type, increase the value of production forests per each area unit; contribute to meeting the requirements of natural disaster mitigation, ecological and environmental protection, response to climate change and sea level rise; create jobs, increase income, contribute to hunger eradication and poverty alleviation, improve livelihood for people working in the forestry sector, closely align these activities with the process of building new rural areas, maintaining national defense, security, social order and safety.

2. Specific objectives to be accomplished by 2020

a) Rate of growth in the value of forest products is expected to reach from 5.5% to 6.0%/year.

b) Nationwide forest coverage rate is expected to reach 42% and total area of forests is expected to reach 14.4 million of hectares.

c) Production output of plantation forests is expected to average 20 m3/ha/year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Stably maintaining 25 million of employments, increasing income, contributing to hunger eradication, poverty alleviation, improving likelihood for people working the forestry sector, closely aligning these activities with construction of new rural areas and assuring national defence and security.

II. SCOPE, SUBJECTS AND DURATION OF THE PROGRAM

1. Program scope

Centrally-controlled ministries, sectoral administrations and provinces and centrally-run cities with projects funded by the program. Localities facing difficulties or having not yet had their own budget for the program shall be preferred to receive support.

2. Subjects of the program

a) Program beneficiaries: Organizations, family households and individuals involved in protection and development of forests.

b) Program executors: People and residential communities at rural or mountainous villages; political systems at the central level through the local level; enterprises and socio-economic organizations.   

3. Program duration: From 2016 to end of 2020.

III. MAIN TASKS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Protect and sustainably develop existing forests and newly-cultivated ones during the period of 2016 – 2020.

b) Ensure that 15% of forest ecosystem degradation areas are restored and conserved, especially special-use forests; by 2020, increase by approximately 100,000 hectares of special-use forests.  The number of endangered, rare and precious species at risk of extinction and the population of species will be improved.

c) Strengthen law enforcement capacity and basically reduce violations against the law on forest protection and development, including the area of damaged forests and the number of violations reduced by 30-35% compared to the 2011 – 2015 period.

2. Developing and improving forest production and quality

a) Forestation and reforestation after production: 1,025,000 ha, including 75,000 ha of protection or special-use forests; 200,000 ha of large timber intensive plantation forests.

b) Forest regeneration in cutover areas: 360,000 ha/year.

c) Total number of dispersed trees: 250 million.

d) Transformation from commercial small timber plantation forests into commercial large timber forests: 90,000 ha.

dd) Rate of plantation forests subject to the quality control of plant varieties: 75 – 80%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Develop the wood processing industry by supporting the construction of wood processing workshops, hi-tech forestry zones and auxiliary industry parks located within key economic regions.

b) Increase the proportion of investment and development of premises, infrastructure facilities and services in the forestry sector, especially the system of forest roads, to reduce direct costs attributed to the cultivation, exploitation, transportation and processing of forest products.

c) Give support for the grant of sustainable management certificates for 100,000 ha/year, ensure that Vietnam's wood products are qualified to meet international requirements if Vietnam participates in free trade agreements.

IV. INVESTMENT CONTENTS

In each ministry, sectoral administration and locality, developing and implementing major constituent projects and investment contents, including:

1. Investing in forest protection and biodiversity conservation of forest ecosystems, especially the system of special-use forests; conserving elephants and some wild and rare plants and animals and those at risk of extinction.

2. Investing in developing and improving forest production output and quality: Develop sylvicultural plant varieties; protection, special-use and production forests; grow plants in a dispersing manner; promote forest regeneration in cutover areas; develop non-timber forest products.

3. Investing in support for development of intramural infrastructure facilities and traffic systems, wood processing industry, forestry services and improving the value of sylvicultural products, specifically including: 

a) Invest in support for the construction of forest roads for entities and localities that have raw material concentration areas located within regions facing socio-economic difficulties; make investments in and upgrade forest fire fighting and prevention equipment; develop premises, infrastructure facilities and services intended for performing forest protection activities of Forest Management Boards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Investing in and strengthening the capacity of management, coordination and monitoring of the forestry sector: The Ministry of Agriculture and Rural Development shall directly develop and implement the following projects:

a) Investigating, assessing and monitoring national forest resources with the intention of assessing forest reserves, quality and calculating forest ecological indices nationwide, and measuring forest carbon stocks, to serve the purposes of formulation of national forestry policies, strategies, planning schemes and payment for forest environmental services, reducing emissions from deforestation and forest degradation (REDD +) and implementing international commitments.

b) Supporting enhancement of capacity and awareness of sustainable forest management and sustainable forest management certification.

c) Monitoring and evaluating the target program for sustainable forestry development during the period of 2016 - 2020 in order to build databases on public investment management and management of projects in the entire program; setting up systems for monitoring and evaluating public investments in specific projects; strengthening and improving the investment monitoring and reporting capacity from central to local agencies, coordinating tasks/activities in the Program according to the objectives and plans.

V. TOTAL INVESTMENT OUTLAY

Total investment in the Program: VND 59,600 billion, including:

1. The amount of central budget allocations for the Program: VND 14,575 billion, including:   VND 9,460 billion of capital expenditure and VND 5,115 billion of non-business expenditure. If capital expenditures are allocated insufficiently in a phase of implementation of the Program, an extension shall be granted.

2. ODA funds and other legitimate funding sources: Approximately VND 45,025 billion.

VI. MEASURES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Conduct campaigns for propaganda about economic, social, environmental and national defence and security value of forests via mass media.

b) Strengthen the education about laws on forest protection and development, raise the public awareness of forest protection; stimulate family households living in and near forests to sign forest protection commitments; develop and implement forest protection conventions; transform forestry business and production awareness and practices from extensive forestry production to intensive forestry production in combination with small and large timber production.

2. Forest planning and forestry land management

a) Improve the planning quality, ensure compliance with guidelines set out in the Forestry Development Strategy by 2020; simultaneously, enhance the state management and supervise implementation of planning schemes and plans.

b) Finish reviewing and evaluating national and regional forest master plans, clearly identify national stable forest areas; localities organizing the review of the current status of forest land management and use, promptly adjust the irrationalities, ensure the alignment between the forest planning information shown on the map and the forest planning at the project site, between the planning of the Agriculture and Rural Development sector and the one of the Natural Resources and Environment sector.

c) Ensure the reasonable planning scheme and layout of workshops with priority given to the construction of wood processing workshops in mountainous areas with an adequate amount of raw materials to contribute to creating jobs and incomes for people and promoting industrialization and  modernization of rural and mountainous areas.

d) Strictly control the conversion of purposes of forestry land into other purposes, resolutely handle violations against laws on land, illegal sale and purchase of forestry land.   Local jurisdictions shall be responsible for directing and overseeing the full implementation of planting of substitute forests with respect to projects of which the purpose is transformed from other purpose in accordance with applicable regulations.

dd) Provincial-level People’s Committee shall continue to boost the transfer and lending of forests to organizations and residential communities at villages, family households and individuals; ensure that all forests must be managed and carry out the forest co-management method; facilitate the accumulation of forest land plots intended for building major raw material contribution areas by applying the model of an affiliation and joint venture in forestation and a processing business.

3. Fund mobilization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Fortification and reform of the production machinery

a) Accelerate the progress of arranging, innovating and improving the business efficiency of forestry companies according to the Government's Decree No. 118/2014/ND-CP dated December 17, 2014 on arranging, innovating, developing and improving the business efficiency of agricultural and forestry companies in conformity with the overall plans of the provinces approved by the Prime Minister; the Government’s Resolution No. 19/2016/NQ-CP dated April 28, 2016 on major tasks of and solutions to improving the business environment and the national competitiveness in the 2016-2017 period with vision towards 2020 and the Government's Resolution No. 35/2016/NQ-CP dated May 16, 2016 on enterprise support and development by 2020.

b) Organize the forestry production in product chains from afforestation, raw material procurement, processing and consumption of forestry products; promote and encourage the incorporation of medium and large-sized enterprises in each economic region; make existing strong enterprises become centers for linkage of production chains with respect to each major product, especially exported products.

c) Encourage the establishment of commodity associations, transfer a number of the State's public service functions to associations (e.g. trade promotion, forestry extension, market forecasting, quality standards and dispute settlement, etc.).

d) Build and multiply economic models of cooperation in the forestry sector; promote and provide favorable institutional conditions for farmers and family households to make contributions to enterprises to organize the large-scale forestry production by using the "large field" model. Promote the role of forestry ranches and family-run forestry farms; exploit and promote the advantages of tropical forestry, build and develop large-scale forest cultivation areas.

dd) Robustly develop and exploit domestic wood and wood product consumption markets, improve the competitiveness of domestic trading and forest product processing enterprises.

e) Promote sustainable forest management and certification of plantation forest timber according to Vietnamese standards in conformance to international regulations and practices.

5. Enhancement of scientific and technological researches

Focus on researches on the application and transfer of technologies for the purposes of restructuring the industry, eliminating researches separated from practical needs, and conduct such researches mainly by using the order placement method. Prioritize researches on improvement of plant varieties and intensive cultivation of forests, high-quality imported varieties, genetically modified varieties for production forest development and technologies for processing of woodchips and ancillary products in replacement of imported commodities; setting out industry standards and regulations. Provide the mechanism for connecting scientific research organizations with enterprises and forest planters. Combine research activities with forestry training and extension, and forestry production with product processing and consumption, in order to create the closed research chain for training activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Stimulate and create favorable environment and conditions for enterprises and training organizations to cooperate with and give mutual support for each other to perform training and improve capabilities of employees of enterprises.   Expand the forms of vocational training associated with the transfer of new technologies, techniques and production processes for farmers’ households; provide domestic and overseas training for managers, researchers and officials to strengthen and supplement the contingent of excellent timber traders in the international market.

7. International cooperation and trade promotion

Actively accede to and fully implement international commitments; take reasonable measures to protect the domestic market and develop the forest product export market in accordance with international law. Build partnerships, based on the potentials and advantages of each international and national organization, run propaganda campaigns for calling for aids, foreign technologies and investments in the rural agriculture sector. Expand international cooperation, enhance trade promotions and negotiation of engineering agreements and expand international market.

Make best use of international assistance funds, especially aids, for payment for carbon sequestration in forests. Strengthen trade promotion and market development activities. Reform the system of management of circulation of forest products; ensure that forest products are of legal origin, encourage and create a healthy competitive environment and ensure harmony of the interests of producers and consumers; create the market’s driving forces and encourage the growth in domestic forestry production.

VII. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Administration and management of the Program

a) At the central level

- Establish the State Steering Committee for the Target Program for Sustainable Forestry Development in the period of 2016 - 2020 as a replacement for the State Steering Committee on Forest Protection and Development Plan for the period 2011-2020. The Committee shall be composed of 01 Deputy Prime Minister acting as the Committee’s Chairman and the Minister of Agriculture and Rural Development appointed as the Committee’s Deputy Chairman and the Committee’s members who are the leaders of the concerned ministries and sectoral administrations.

- The Office shall assist the State Steering Committee on the Sustainable Forestry Development Program in the period of 2016-2020, and at the same time, shall help the Minister of Agriculture and Rural Development manage, implement, inspect and supervise the implementation of the Program on the basis of strengthening the Office of the State Steering Committee on the Forest Protection and Development Plan for the 2011-2020 period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establish the provincial Steering Committee for the Target Program for Sustainable Forestry Development in the period of 2016 - 2020 as a replacement for the provincial Steering Committee on Forest Protection and Development Plan for the period 2011-2020. The Committee shall be composed of the Chairman or Vice Chairman of the provincial People's Committee serving as the Committee’s Chairman, the Director or the Deputy Director of the Department of Agriculture and Rural Development acting as the Committee’s Deputy Chairman.

- The Standing Office of the provincial Target Program for Sustainable Forestry Development in the period of 2016 - 2020 shall be located at the Department of Agriculture and Rural Development, help the provincial Steering Committee organize the implementation of the Program and manage projects belonging to the Target Program for Sustainable Forestry Development in the period of 2016 - 2020 in the locality.

c) Mechanism for management and administration of the Program: Implement the regulations on management and administration, and carry out the national Target Program, regulated by the Prime Minister.

2. Responsibilities of central ministries and sectoral administrations

a) Ministry of Agriculture and Rural Development (Presiding body)

- Preside over or cooperate with concerned ministries, sectoral administrations, People’s Committees of provinces and centrally-governed cities in undertaking the Program in accordance with regulations in force.

- Preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance, in providing organizations and individuals with instructions for implementation of the Program.

- Synthesize and work out proposals and plans for allocation of central budget funds to ministries, sectoral administrations, provinces and centrally-run cities for the implementation of the annual, 3-year and 5-year programs and send them to the Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance for synthesis purposes.

- Preside over synthesis and formulation of plans for assigning specific targets and tasks every year, 3 years and 5 years to implement the Program to provinces and centrally-run cities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Preside over the establishment of monitoring and evaluation systems for the Program and guide implementing agencies on the Program monitoring and evaluation processes.

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance, in assessing funding sources and capabilities of balancing of investment capital of projects financed by the central budget allocations, ODA and other preferential borrowed funds of foreign sponsors in the Program.

- Preside over and coordinate with relevant ministries and sectoral administrations to review and improve the mechanisms and policies for implementing the Program; formulate regulations on care and maintenance of forestry works.

- Advise the Prime Minister on assigning specific tasks, direct the strengthening of the coordination of ministries and sectoral administrations, and promote the roles of the Vietnam Fatherland Front and political and social organizations in organizing the implementation of the Program.

- Assume the prime responsibility and coordinate with ministries and sectoral administrations in examining and supervising the implementation of the Program by localities.

b) Ministry of Planning and Investment

- Preside over and cooperate with the Ministry of Finance in balancing and allocating capital investment funds for the implementation of the Program and reporting to the Prime Minister to seek his decision.

- Preside over and cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in assessing funding sources and capabilities of balancing of investment capital of projects financed by the central budget allocations, ODA and other preferential borrowed funds of foreign sponsors in the Program.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in guiding organizations and individuals to implement the Program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Ministry of Finance

- Preside over balancing and allocating non-business capital for the implementation of the Program on the basis of the general report on such capital by the Ministry of Agriculture and Rural Development and submitting that report to competent authorities for consideration and grant of decisions.

- Preside over formulating regulations on financial mechanism and make payments or final account of state budget funds for implementation of the Program.

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in balancing and allocating sufficient capital investments to implement the Program according to the schedule and medium-term and annual investment plans.

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Agriculture and Rural Development, in assessing funding sources and capabilities of balancing of investment capital of projects financed by the central budget allocations, ODA and other preferential borrowed funds of foreign sponsors in the Program.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Ministry of Planning and Investment, in guiding organizations and individuals to implement the Program.

- Perform the duties of a member of the State Steering Committee for the Sustainable Forestry Development Program in the period of 2016 - 2020 as assigned by the Chairman of the Steering Committee.

d) Ministry of Natural Resources and Environment

Determine the boundaries and area of ​​land planned for forestry activities by 2020 to be used for forest development purposes; cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in allocating land and forests to organizations, individuals and households according to the approved planning scheme.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Communications agencies shall be responsible for carrying out communications programs to meet requirements of the Program.

3. Responsibilities of local jurisdictions

a) Provincial People’s Committee

- Prepare the synthesis report and build projects within its locality, send them to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance to collect their comments on investment contents and capital balancing capabilities before grant of approval.

- Develop and approve annual, 3-year or 5-year program implementation plans for each project, including the following information The capital plan, objectives and tasks which are sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies according to regulations

- Take charge of implementing the Program; supervise and evaluate the program implementation results in the province.

- Assign and decentralize the responsibilities at each level and departments and agencies in organizing the implementation of the Program according to the principles of strengthening decentralization and raising a sense of responsibility at each entity.

- Issue mechanisms and policies, guide the implementation of the Program in the province.

- Take charge of the review and coordination of the district-level Sustainable Forestry Development Program within its remit in accordance with the provincial sustainable forestry development plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Standing Program implementation bodies at the provincial level

- Preside over and cooperate with relevant departments and agencies to develop capital plans and allocate funds to implement the Program annually according to the medium-term plan of the province approved by competent authorities.

- On the basis of the assigned annual targets, tasks and annual budget, preside over and cooperate with relevant departments and agencies to advise the Chairman of the provincial People's Committee on the plan of allocating targets to strive for and specific tasks for districts and submit it to the People's Council to seek its decision.

- Preside over and cooperate with relevant departments and agencies to check and monitor periodically and unexpectedly the use of direct state budget support and other mobilized capital sources to implement the Program;

- Prepare the general report on the state budget allocation results in the Program in the province which is presented by specific contents and fields for submission to the provincial Steering Committee and the Chairman of the provincial People's Committee.

- Monitor and report on the implementation of the Program.

Article 2. This Decision shall enter into force from the signature date. This Decision shall replace the Prime Minister’s Decision No. 57/QD-TTg dated January 9, 2012 on approval of the Plan for protection and development of forests for the period of 2011 – 2020.

Article 3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decision./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.506

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.146.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!