ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 779/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày
14
tháng 7 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN
2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày
22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày
21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm
Chương trình mỗi xã một sản
phẩm;
Căn cứ Quyết định 781/QĐ-TTg ngày
08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản
phẩm Chương trình mỗi
xã một sản phẩm;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày
18/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày
05/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương, nhiệm
vụ và dự toán kinh phí lập Đề án Chương trình mỗi xã một sản
phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2265/TTr-SNNPTNT ngày 06/7/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Chương trình mỗi xã một
sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và
PTNT, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi
trường; Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng ĐPNTM TW;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT (NN) UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh, các tổ chức
chính trị - xã hội tỉnh;
- Thường trực: Huyện ủy, Thị ủy và Thành ủy;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PT-TH tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (NN), KT, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN...
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
|
ĐỀ ÁN
CHƯƠNG
TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
(Kèm
theo Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 14 tháng
7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
THÔNG TIN
CHUNG
1. Tên Đề án
Đề án Chương trình mỗi xã một sản
phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Thời gian thực hiện
Giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến
năm 2030.
3. Phạm vi thực hiện
173 xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
4. Cơ quan quyết định đầu tư
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
5. Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Quảng
Ngãi.
Giải thích thuật ngữ của Chương trình
và một số từ viết tắt
VIẾT TẮT
|
VIẾT ĐẦY ĐỦ
|
CTNTM
|
Chương trình MTQG Xây dựng
Nông thôn mới
|
HTX
|
Hợp tác xã
|
KHCN
|
Khoa học công nghệ
|
MTQG
|
Mục tiêu Quốc gia
|
NTM
|
Nông thôn mới
|
OCOP
|
One Commune One Product (Mỗi xã một sản
phẩm)
|
OVOP
|
One Village One Product (Mỗi làng
xã Một sản phẩm)
|
OCOP tỉnh
|
Ban điều hành Chương trình OCOP tỉnh
Quảng Ngãi
|
OCOP huyện
|
Ban điều hành Chương trình OCOP huyện
|
PTNT
|
Phát triển nông thôn
|
TNHH
|
(Công ty) Trách nhiệm hữu hạn
|
UBND
|
Ủy ban nhân dân
|
Phần 1
SỰ
CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. KẾT QUẢ CHÍNH THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCCOP TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
1. Về phát triển
sản phẩm và chủ thể OCOP
Trong giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Quảng
Ngãi đã có 61 sản phẩm
được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên (đạt 244%, tăng 36 sản phẩm so với mục
tiêu đề ra). Trong đó, có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 57 sản phẩm đạt 3 sao, chưa
có sản phẩm đạt 5 sao (chưa đạt mục tiêu), có 2 điểm du lịch nông thôn (đạt
100%).
Về cơ cấu sản phẩm, trong 61 sản phẩm OCOP đạt
hạng 3 sao trở lên, có 42 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm (chiếm 68,85%); 1 sản
phẩm thuộc nhóm lưu niệm -
nội thất - trang trí (chiếm 1,64%); 06 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống (chiếm
9,84%); có 10 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược (chiếm 16,39%) và 02 sản phẩm thuộc
nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng (mỗi nhóm chiếm 3,28%).
Có 31 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP cấp
tỉnh trong đó: 8 Doanh nghiệp vừa và nhỏ với 22 sản phẩm, 12 HTX với 24 sản phẩm
và 11 cơ sở sản xuất kinh doanh/hộ kinh doanh với 15 sản phẩm (đạt 145% mục
tiêu).
2. Công tác quản lý, điều hành, hỗ trợ
Bộ máy chỉ đạo, điều hành triển khai
Chương trình, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm được kiện toàn đồng bộ từ cấp
tỉnh đến cấp xã; đã tổ chức 36 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực với hơn
1.500 lượt cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tham dự; tổ chức cho
cán bộ, công chức và chủ thể nhiều đợt tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh
như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Tháp, Sóc Trăng...; công tác tuyên truyền được
thực hiện thường xuyên, gắn kết và lồng ghép với
hoạt động truyền thông xây dựng Nông thôn mới qua các kênh truyền thông như
báo, đài phát thanh truyền hình Tỉnh, trang thông tin điện tử của địa phương, mạng
xã hội (facebook, zalo, Youtube...) dưới hình thức bản tin, chuyên đề, câu chuyện
sản phẩm, phóng sự,...
Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm,
hỗ trợ quảng bá và xúc tiến thương mại được các cơ quan, địa phương chú trọng
triển khai, như tổ chức các lễ hội dưa hấu (huyện Bình Sơn), lễ hội ngày mùa
(huyện Mộ Đức), giới thiệu sản phẩm qua các kênh phân phối, bán lẻ, bán
thương mại điện tử như: BigC, Vinmart, VNPost..., hỗ trợ đăng ký gian hàng tham
gia Hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội,
Nam Định, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang..., hỗ trợ phát triển
hệ thống phân phối, bán lẻ sản phẩm OCOP tại các điểm giới thiệu, mua bán sản
phẩm
OCOP,
siêu thị, khách sạn, các điểm du lịch...hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 05 điểm
giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP, trong đó thành phố Quảng Ngãi 03 điểm,
huyện Mộ Đức 01 điểm và thị xã Đức Phổ 01 điểm.
Trong giai đoạn 2018-2020, bên cạnh nguồn vốn của chủ
thể, các địa phương cũng đã huy động, lồng ghép các nguồn ngân sách của
địa phương, nguồn vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn hỗ trợ đổi mới công
nghệ thiết bị, nguồn vốn hỗ trợ cải tiến năng suất chất lượng, hỗ trợ phát triển
sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xúc tiến thương mại... để hỗ trợ đầu tư, phát triển sản
phẩm OCOP.
II. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI,
HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Khó khăn, tồn tại, hạn chế
- Nhiều địa phương chưa thực sự quan
tâm đến phát triển sản phẩm OCOP; một số huyện chưa có sản phẩm
OCOP cấp tỉnh, hoặc có rất ít; việc quan tâm, lồng ghép các chương trình, chính sách, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ phát triển sản phẩm chưa thật sự đồng
bộ.
- Văn bản quy định cơ chế, chính sách
hỗ trợ phát triển sản phẩm còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, thống nhất; Bộ tiêu
chí khó áp dụng, phải thực hiện nhiều văn bản pháp luật, nhiều thủ tục hành
chính, thành lập nhiều loại hồ sơ phức tạp; một số tiêu chí chưa được kiểm
soát, duy trì sau đánh giá
chứng nhận; việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về quy hoạch, đất sản xuất,
phát triển vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, giải quyết thủ tục hành chính còn
nhiều hạn chế.
- Sản phẩm OCOP thời gian qua chủ yếu
thuộc nhóm sản phẩm nông sản chưa qua chế biến hoặc sơ chế, chế biến đơn giản,
giá trị gia tăng thấp, có ít sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm tiện lợi; hạn chế
về chủng loại, kiểu dáng công nghiệp, hình thức, mẫu mã; diện tích sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún, phân tán, thiếu ổn định;
khả năng duy trì và phát triển của một số sản phẩm đã đánh giá, phân hạng còn
thiếu bền vững; nhiều tiêu chí được áp dụng thiếu thực chất (phương án sản xuất
kinh doanh, kế hoạch bảo vệ môi trường, nhãn hiệu tập thể, câu chuyện
sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, website ...).
- Việc vận động chủ thể tham gia và
duy trì phát triển sản phẩm gặp nhiều khó khăn do chủ thể cho rằng phải thực
hiện quá nhiều thủ tục hành chính, thành lập nhiều hồ sơ phức tạp, có thể bị
các cơ quan quản lý kiểm tra nhiều, tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất - kinh doanh; sự giải thích khác nhau về tiêu chí và hồ sơ minh chứng dẫn
đến rủi ro lãng phí thời gian, công sức, kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm của
chủ thể và của ngân sách.
- Nguồn lực tài chính đầu tư phát triển sản phẩm
rất hạn chế, chủ thể khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng; việc mở rộng
quy mô và duy trì sản xuất có nhiều khó khăn, khó đáp ứng được các đơn hàng lớn và
liên tục; ứng dụng khoa học, công nghệ, thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến gặp nhiều khó
khăn về vốn đầu tư, trình độ sử dụng; phát triển, khai thác thương mại sở hữu trí tuệ chưa được chủ thể
quan tâm đúng mức; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm sau đánh giá chưa được
chú trọng và thực hiện thường xuyên.
- Số lượng hợp tác xã tham gia phát triển sản phẩm
OCOP rất ít, quan hệ kinh tế với thành viên HTX không bền vững, các HTX hầu như
không sản xuất mà chủ yếu thu mua của hộ thành viên làm cho việc duy trì, cung ứng
sản phẩm OCOP của HTX không ổn định.
2. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn
tại, hạn chế
- Việc triển khai nhiệm vụ phát triển
sản phẩm OCOP của một số cơ quan, địa phương, nhất là cấp xã còn hạn chế, chưa
nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chưa nắm vững đối tượng, phương pháp, yêu
cầu, tiêu chí... phát triển sản phẩm; mỗi huyện, địa phương có sự phân
công, phân nhiệm khác nhau nên thiếu thống nhất, đồng bộ trong phối hợp hỗ trợ
phát triển sản phẩm; trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
trong phát triển sản phẩm OCOP chưa rõ ràng, cụ thể.
- Bộ tiêu chí OCOP mất nhiều thời
gian, công sức, kinh phí và khó thực hiện do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau như: công bố chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, phân tích chỉ
tiêu dinh dưỡng, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, đổi mới công nghệ, đăng ký bảo
hộ sở hữu trí tuệ, sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, xúc tiến thương mại,
cung cấp dịch vụ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tập thể, quản trị kinh doanh, chất
lượng, thị trường và khách hàng...
- Hoạt động xúc tiến thương mại trước
và sau đánh giá phân hạng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, thường xuyên, kết nối rộng
rãi, chuyên sâu về sản phẩm
OCOP.
- Sự phối hợp, lồng ghép nhiệm vụ và
nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu, các đề án ngành, lĩnh vực để hỗ trợ
phát triển sản phẩm của các sở ban ngành, địa phương còn thiếu thống nhất
và đồng bộ;
- Kinh phí hỗ trợ phát triển sản phẩm
rất hạn chế, việc hỗ trợ kinh phí đôi lúc chưa phù hợp, chưa sát với với đặc điểm
của sản phẩm.
- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch
phát triển sản phẩm ở một số địa phương còn có nhiều bất cập, thiếu nguồn lực,
phân công nhiệm vụ không rõ ràng, giải pháp tổ chức thực hiện chưa cụ thể, chưa
thực hiện đúng chu trình phát triển sản phẩm 6
bước; đăng ký kế hoạch phát triển sản phẩm bị động, chung chung, chưa gắn với thực tế sản phẩm, khả
năng của chủ thể dẫn đến quá trình phát triển sản phẩm lúng túng, bị động;
không ít cán bộ, công chức phụ trách sản xuất ở cấp xã không nắm rõ sản phẩm của
địa phương để hướng dẫn đăng
ký, hỗ trợ phát triển sản phẩm.
- Chủ thể ngại tốn kém, gia tăng chi
phí gián tiếp, phát sinh thêm các khoản thuế, phí, lao động, phải tuân
thủ nhiều quy định, bị kiểm tra nhiều nên không muốn tham gia phát triển sản phẩm
OCOP.
- Sự giải thích khác nhau giữa chủ thể,
cơ quan quản lý chuyên ngành, hội đồng đánh giá các cấp về một số tiêu chí, hồ
sơ minh chứng dẫn đến kết quả đánh giá không đạt ảnh hưởng không nhỏ đến công
tác vận động, tuyên truyền chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP[1].
- Không ít cơ sở sản xuất sử dụng
nguyên liệu, vật liệu, thành phần phụ gia... trái quy định để giảm chi phí
sản xuất, tăng độ hấp dẫn của sản phẩm, gia tăng lợi nhuận nên không muốn tham
gia phát triển sản phẩm OCOP.
- Có những sản phẩm mang bản sắc
truyền thống, địa phương rất tốt nhưng khó phát triển vì chủ thể lớn tuổi, không
có lực lượng lao động kế thừa, nhất
là những sản phẩm gắn với yếu tố nghệ nhân[2],
sản phẩm có bí quyết gia truyền.
3. Kiến nghị, đề xuất
a) Cơ quan triển khai Chương trình
- Đề nghị ban hành hướng dẫn về kinh
phí hỗ trợ, phân công trách nhiệm, quyền hạn các cấp, các cơ quan chuyên môn rõ
ràng hơn, xác định cụ thể hơn trách nhiệm của cấp xã trong phát triển sản phẩm
OCOP; ban hành văn bản hướng dẫn cách hiểu, áp dụng, hồ sơ minh chứng một số
tiêu chí; phát hành
tài liệu hướng dẫn phát triển sản phẩm OCOP đơn giản để cơ quan, quản
lý, chủ thể sản xuất dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện; ưu tiên phát triển sản phẩm
OCOP cho những xã sẽ đánh giá đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; kết hợp phát triển
sản phẩm OCOP với nhóm sản phẩm chủ lực của các huyện, thị xã, thành phố[3].
- Đề nghị hỗ trợ xúc tiến thương mại,
truyền thông mạnh hơn về sản phẩm OCOP đã đạt ba sao trở lên để quảng bá, tiêu
thụ; Tỉnh nên bố trí nguồn
kinh phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng trung tâm bán và trưng bày sản phẩm
OCOP tại huyện; cần định hướng phát triển sản phẩm OCOP chất lượng, giá thành
phù hợp với khả năng tiêu dùng của người dân tại địa phương.
- Đề nghị công khai thông tin đánh giá
các sản phẩm không đạt để chủ thể sản xuất biết và có ý kiến khiếu nại, phản hồi
kết quả đánh giá.
- Đề nghị tăng cường bồi dưỡng, tư vấn,
hướng dẫn cho cán bộ, công chức cấp cơ sở, nâng cao năng lực chủ thể về áp dụng
tiêu chí OCOP.
b) Kiến nghị, đề xuất của chủ thể
- Đề nghị hỗ trợ kinh phí, được tạo điều
kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của các Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư,
phát triển sản phẩm; hỗ trợ đầu
tư thiết bị, công nghệ, tem nhãn, bao bì, kiểu dáng sản phẩm; hỗ trợ đất đai phục
vụ sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, hình thành cơ sở sơ chế, chế biến; hỗ trợ
thủ tục hành chính, thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến phát triển sản
phẩm OCOP; tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tại địa phương, hỗ trợ điểm
bán hàng, trưng bày sản phẩm, tuyên truyền tiêu dùng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, huyện,
xã; hỗ trợ đào tạo, tư vấn, hướng dẫn nâng cao năng lực sản xuất, chế biến,
kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Việc phát triển sản phẩm OCOP cần thực
chất, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, duy trì tiêu chí của các sản phẩm đã được
đánh giá, phân hạng, kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh giả mạo sản phẩm đạt
chuẩn OCOP; cần có văn bản hướng dẫn thống nhất áp dụng, hồ sơ minh chứng một số
tiêu chí có sự giải thích không thống nhất; công khai quá trình, kết quả đánh
giá sản phẩm, lý do không đạt ở các cấp đánh giá để chủ thể phản hồi, bảo vệ quyền
lợi.
Tóm lại, Chương trình OCOP tại tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2018 - 2020 đã có sự lan tỏa, tác động tích cực đến chủ thể sản
xuất, trở thành phong trào sản
xuất chuẩn mực, góp phần thúc đẩy nhận thức của chủ thể sản xuất, cơ quan quản
lý trong chuyển đổi phương thức sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông
nghiệp nông thôn, tạo ra những giá trị mới cho sản phẩm, phát huy được
tiềm năng, thế mạnh của các
địa phương. Nhìn chung, chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP đạt cấp tỉnh
có sự mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu, lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc
làm và thu nhập cho người lao động tại địa phương, đã có nhiều chủ thể
OCOP thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ ổn định với doanh nghiệp, nhà tiêu thụ
lớn trong và ngoài tỉnh như: Vinacel, BigC, Vinmart, VNPost, Siêu thị CoopMart Quảng
Ngãi và siêu thị Thành Nghĩa.
III. TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
- Sản vật từ biển: Quảng Ngãi
có nguồn lợi thủy sản biển phong phú, đa dạng như: Tôm hùm, tôm sú, tôm bạc,
tôm đất, ghẹ, cua huỳnh đế, mực
ống, mực nang, cá đối, cá măng,
cá vược, cá dìa, cá căng... là những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, còn có các loài thực vật biển như: Rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt,
rong sụn,... Tận dụng thế mạnh, từ lâu đời, nhiều hộ sản xuất, làng nghề từ lâu
đã tạo ra sản phẩm truyền thống đặc
trưng như các loại nước mắm, cá mực tẩm, chả cá, nước
rong biển...
- Sản vật từ khu vực rừng núi: Khu vực rừng
núi Quảng Ngãi có các suối, thác nước và nhiều di tích văn hóa, lịch sử, nhiều đặc sản
đặc sắc như:
Ớt
xiêm rừng, cá niên, heo bản địa, tiêu rừng, sâm bảy lá, mật ong rừng,
gà bản địa, gạo rẫy, đậu đen, đậu
xanh, quế, khổ qua rừng.
- Các đặc sản ẩm thực: Là một tỉnh
có nền sản xuất nông nghiệp phong phú, hệ sinh thái đa dạng, lịch sử ẩm thực
lâu đời nên Quảng Ngãi cũng có rất nhiều sản phẩm ẩm thực đặc sắc, như: Don, cá bống
cát sông Trà, kẹo gương, Quế Trà Bồng, đường phèn, đường phổi, mạch nha, bánh nổ,
bánh thuẫn, bánh ít lá
gai...Và còn rất nhiều sản vật ẩm thực phong phú có khả năng phát triển thành sản
phẩm OCOP có giá trị kinh tế cao.
- Các danh lam, thắng cảnh, di
tích văn hóa, lịch sử, lễ hội: Quảng
Ngãi là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái đa dạng, phong phú,
nhiều di sản văn hóa, cảnh đẹp từ miền biển, đồng bằng đến miền núi như: Đảo Lý
Sơn, biển Sa Huỳnh, biển Mỹ Khê, biển Khe Hai, núi Thiên Ấn, Thảo
nguyên Bùi Hui, Rừng đước Bàu Cá Cái, Thác Trắng, núi Cà Đam, Suối thác Trà
Bói, Công viên di sản làng Gò Cò, khu du lịch Bãi Dừa,... Quảng Ngãi còn có rất
nhiều lễ hội đặc sắc, đậm nét văn hóa truyền thống
như: Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn, Lễ hội Điện Trường Bà ở
huyện Trà, Lễ cầu ngư Sa Huỳnh ở thị xã Đức Phổ, Lễ hội Chùa Ông ở huyện Tư
Nghĩa, Lễ hội đua thuyền...
- Các làng nghề và sản phẩm làng nghề
truyền thống: Vì có lịch sử nền
sản xuất lâu đời nên Quảng Ngãi rất phong phú các làng nghề, trên địa bàn tỉnh
có khoảng 17 làng nghề có thể xếp vào 3 nhóm chính là: Nhóm chế biến, bảo quản
nông, lâm, thủy sản (có 11/17 làng nghề thuộc các loại hình chế biến hải sản; sản
xuất bún, bánh tráng; bánh kẹo, làm muối); nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (có 05/17
làng nghề thuộc
các loại hình sản xuất chổi đót; mây tre đan; rèn thủ công; đan sợi, đánh võng;
trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ,
rèn đúc đồng) và nhóm cây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh (có 01/17 làng
nghề)[4].
IV. SỰ CẦN THIẾT TIẾP
TỤC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH OCOP Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Chương trình OCOP được triển khai thực
hiện ở tỉnh Quảng
Ngãi đã góp phần
chuyển đổi nền sản
xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, hiệu quả và bền vững
hơn, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ,
tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, chế biến, kinh
doanh sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Công tác tổ chức thực hiện Chương trình ở
các cấp, các ngành đã được định hình cơ bản về nhận thức, giải pháp và phương
thức thực hiện.
Bên cạnh những kết quả tích cực, vì
nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, việc triển khai Chương trình OCOP vẫn
còn những tồn tại, bất
cập, hạn chế nhất định cho
nên chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong
phát triển sản phẩm OCOP ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua.
Để tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu
của Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020, khắc phục được
những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức thực hiện ở giai đoạn trước, xây dựng được
hệ thống giải pháp, cơ chế, nhiệm vụ thực hiện Chương trình một cách đồng bộ,
phù hợp và hiệu quả; thu hút nhiều
hơn nữa sự quan tâm
của các cấp, các ngành và chủ thể
sản xuất trong đầu tư, phát triển sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tỉnh Quảng
Ngãi theo định hướng của Bộ tiêu chí OCOP, giúp hoạt động sản xuất hàng hóa
trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp hơn, sản phẩm ngày
càng có giá trị gia tăng cao, chất lượng chuẩn mực, năng lực sản xuất, chế biến,
kinh doanh của chủ thể không ngừng được cải thiện và nâng lên, góp phần thực hiện
thành công Chương trình xây dựng Nông thôn mới, vì vậy tiếp tục xây dựng và tổ
chức thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến
năm 2030 là yêu cầu cần thiết của tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
Phần 2
NỘI
DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM
- Chương trình “Mỗi xã, phường một sản
phẩm” (OCOP) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025 là một trong những chương
trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, giải pháp quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần thực
hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở tỉnh Quảng
Ngãi.
- Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban
hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, định hướng quy hoạch các vùng sản
xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Hỗ trợ
các khâu: Đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng Khoa học công nghệ, xây
dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển, hoàn thiện, duy trì sản phẩm
nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Quảng Ngãi theo định hướng sản xuất hàng hóa bền
vững, chuẩn hóa chất lượng sản
phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh, ứng dụng khoa học, công nghệ,
khả năng cạnh tranh của chủ thể sản xuất; gia tăng giá trị sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện nhóm tiêu chí “Kinh tế
và tổ chức sản xuất” trong
xây dựng Nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 - 2025
a1) Về phát triển
sản phẩm OCOP
- Đến năm 2025, có 200 sản phẩm OCOP mới[5] đạt 3 sao trở
lên, trong đó có khoảng 3 - 5 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao.
- Duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ
3 sao trở lên giai đoạn 2018 - 2020[6],
nâng hạng khoảng 15% sản phẩm đạt 4 sao trở lên.
- Phấn đấu đạt 10% chủ thể OCOP có sản
phẩm đạt từ 3 sao trở lên thực hiện
mô hình theo chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng
nguyên liệu ổn định.
a2) Về phát triển
chủ thể OCOP
- Củng cố, phát triển, nâng cao năng lực khoảng 100 chủ thể
tham gia phát triển, sản xuất, chế
biến, kinh doanh sản phẩm OCOP.
- 100% chủ thể OCOP được đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực phát triển, sản xuất, chế biến, kinh doanh sản
phẩm OCOP.
- 50% làng nghề có sản phẩm
đánh giá đạt 3 sao trở lên.
- Ít nhất 10% -15% chủ thể OCOP có sản phẩm đạt
3 sao trở lên là hợp tác xã.
a3) Về nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
100% đội ngũ cán bộ, công chức tham
gia công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển sản phẩm, đánh giá sản phẩm OCOP được
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện Chương trình OCOP.
b) Định hướng đến năm 2030
Củng cố, duy trì sản phẩm đã phát triển
trong giai đoạn 2018 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt 3 sao trở lên; nâng cấp
khoảng 30% sản phẩm đạt 3
sao lên 4 sao; phát triển mới khoảng 250 sản phẩm đạt 3 sao trở lên trong đó có khoảng 1%
- 2% đạt sản phẩm 5 sao; phát triển 200 chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh
sản phẩm OCOP trong đó có 20% - 30% là hợp tác xã.
Phấn đấu đến năm 2030, hình thành nền
sản xuất nông nghiệp mang đậm nét văn hóa OCOP, các tiêu chí OCOP trở thành phổ
biến, cơ sở sản xuất tự ý thức, tự giác thực hiện Chương trình OCOP vì quyền lợi
của chính cơ sở.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
- Phạm vi không gian thực hiện: 173
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời gian: Giai đoạn từ năm 2022 -
2025, định hướng đến năm 2030.
2. Đối tượng thực hiện
- Chủ thể phát triển, sản xuất, chế biến,
kinh doanh sản
phẩm OCOP: Các loại hình doanh nghiệp[7];
tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã[8]; các hộ sản xuất,
kinh doanh[9];
hiệp hội, trung tâm, cộng đồng, làng nghề.
- Cơ quan quản lý Nhà nước: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện,
thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan:
Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã, Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...
IV. NỘI DUNG TRỌNG
TÂM CỦA ĐỀ ÁN
1. Căn cứ xây
dựng Đề án
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày
17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày
24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày
14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày
29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
- Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày
10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số
54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp và nông thôn;
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày
07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm
giai đoạn 2018 - 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP);
- Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày
21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng
sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
- Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày
8/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định
1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản
phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày
22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn
mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày
25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày
23/06/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ
giai đoạn 2020 - 2030;
- Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày
20/11/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Khuyến công quốc gia
giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày
29/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản
lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
- Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày
13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh
tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
- Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày
26/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày
01/11/2019 của Bộ nông nghiệp và PTNT
về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày
29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
- Quyết định số 3041/QĐ-BCT ngày
08/6/2019 của Bộ Công Thương về việc ban hành và áp dụng Bộ tiêu chí, mẫu thiết
kế Biển hiệu/Biểu tượng cho điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Bộ Công
Thương;
- Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày
18/2/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày
11/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025;
- Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-UBND
ngày 12/5/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1456/QĐ-UBND ngày
05/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự
toán kinh phí lập Đề án Chương
trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra,
khảo sát lập Đề án; nghị quyết, kế hoạch phát triển sản phẩm, ngành
nghề nông nghiệp, nông thôn của các địa phương.
2. Các nội
dung cơ bản thực hiện Đề án OCOP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025
a) Hoàn thiện hệ thống tổ chức điều
hành, triển khai thực hiện Đề án
- Ở cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chỉ
đạo, điều hành thực hiện Đề án; Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh là cơ quan
thường trực tham mưu triển khai thực hiện Đề án; kiện toàn Hội đồng đánh giá
phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
- Ở cấp huyện: Ban Chỉ đạo
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chỉ
đạo, điều hành thực hiện các nội dung của Đề án thuộc nhiệm vụ của địa phương;
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế là cơ quan tham
mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo; kiện toàn Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
cấp huyện.
- Ở cấp xã: UBND cấp xã tổ chức
triển khai thực hiện Chương trình OCOP và phân công công chức phụ trách Chương
trình nông thôn mới kiêm nhiệm Chương trình OCOP.
b) Triển khai công tác quản lý, điều
hành thực hiện Đề án
- Hội nghị triển khai Đề án OCOP giai
đoạn 2021 - 2025. Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tiến hành tổ chức hội nghị triển khai Đề án.
- Xây dựng ban hành quy chế phối hợp
thực hiện Đề án ở các cấp theo thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án
được phân công, phân cấp.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn
nâng cao năng lực cán bộ, công chức quản lý, triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức các đoàn tham quan, nghiên cứu,
học hỏi kinh nghiệm phát triển sản phẩm OCOP đến các địa phương có kết quả thực
hiện tốt Chương
trình OCOP.
- Xây dựng và triển khai các dự án thành phần
tạo động lực của Đề án.
- Xây dựng, tổ chức kế hoạch đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP mỗi năm 2 lần ở hai cấp gồm cấp huyện và cấp tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo
cáo, tổng kết kết quả thực hiện Đề án, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện
công tác báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo chế độ báo cáo công tác.
Bảng công việc chính và tiến độ
triển khai công tác quản lý, điều hành thực hiện Đề án:
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị chủ
trì
|
Thời gian
|
1
|
Hội nghị triển khai Đề án OCOP
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
Quý III/2022
|
2
|
Ban hành quy chế phân công nhiệm vụ,
phối hợp thực hiện Đề án
|
Cơ quan thường trực các cấp
|
Quý III-
IV/2022
|
3
|
Xây dựng, trình ban hành văn bản hướng
dẫn áp dụng tiêu chí, yêu cầu về hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm.
|
Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM tỉnh
|
Quý III -
IV/2022
|
4
|
Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền
ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chế độ, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm
OCOP
|
Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM tỉnh
|
Quý III -
IV/2022
|
5
|
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp
vụ cán bộ, công chức tham gia công tác phát triển, đánh giá, phân hạng sản phẩm
OCOP
|
Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM;
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Hàng năm
|
6
|
Thực hiện Chu trình OCOP thường
niên
|
Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM; UBND
các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn
|
Hàng năm
|
7
|
Tổ chức đánh giá, phân hạng, công bố sản phẩm
OCOP
|
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm
cấp tỉnh, cấp huyện
|
Mỗi năm 2 lần
vào Tháng 6 và Tháng 11
|
8
|
Kiểm tra, giám sát việc duy trì tiêu
chí OCOP sản phẩm đã chứng nhận; vi phạm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm
OCOP
|
Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM tỉnh
|
Thường
xuyên
|
9
|
Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết,
đánh giá kết quả thực hiện Đề án
|
Văn phòng Điều phối Xây dựng
NTM tỉnh
|
Theo chế độ,
tổng kết công tác
|
c) Triển khai Chu trình OCOP 6 bước
hàng năm
Việc phát triển, tổ chức đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP ở các địa phương, các cấp đảm bảo theo yêu cầu Chu
trình OCOP 6 bước như sau:
d) Phát triển sản phẩm OCOP[10]
d1) Phát triển sản phẩm
OCOP theo 06 nhóm
Nhóm Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống
và nông sản chế biến
Nhóm Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn, đồ
uống không cồn.
Nhóm Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có
thành phần từ cây dược liệu.
Nhóm vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm
làm từ bông, sợi.
Nhóm Thủ công mỹ nghệ, trang
trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,
... làm đồ lưu niệm, đồ
gia dụng.
Nhóm Du lịch nông thôn, bán hàng, gồm:
Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập,
nghiên cứu, ...
(Phụ lục 1. Danh mục
phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025 (Danh mục phát
triển sản phẩm OCOP sẽ được bổ sung, điều chỉnh
hàng năm để đảm bảo cập
nhật sự biến động của sản
phẩm và chủ thể)
d2) Các mô hình điển hình, định hướng
Phụ lục 2. Mô hình
thí điểm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu địa
phương theo hướng kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 -2025.
Phụ lục 3. Mô hình nâng
cao năng lực sơ chế và chế biến quy mô vừa và nhỏ.
Phụ lục 4. Mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về
dịch vụ du lịch cộng đồng.
d3) Các hoạt động chính hỗ trợ phát
triển sản phẩm OCOP
- Chuẩn hóa chất lượng và quản
lý chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm OCOP được khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các yêu cầu về
đảm bảo chất lượng sản phẩm theo bộ tiêu chí và các quy định của pháp luật có liên quan,
xây dựng và công bố quy trình sản xuất, kiểm soát nguồn nguyên liệu, kiểm soát
quá trình sản xuất; thực hiện truy xuất nguồn gốc; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật; áp dụng hệ thống quản lý
tiên tiến, công cụ cải
tiến nâng cao
năng suất chất lượng, đẩy mạnh hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, công bố
chất lượng sản phẩm,
đăng ký mã số, mã vạch, ghi nhãn hàng hóa...; đào tạo, nâng cao nhận thức, tăng
cường kỹ năng, nghiệp vụ về quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn thực phẩm chất
lượng cho chủ thể OCOP.
- Nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường.
Nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm, tăng khả năng tiếp cận sản phẩm đối
với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định.
- Tăng cường hỗ trợ ứng dụng công nghệ
thông tin trong các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao
khả năng tham gia hiệu quả các sàn thương mại điện tử, sử dụng hiệu quả các
trang điện tử, mạng xã hội trong quảng bá, thương mại sản phẩm OCOP; hướng dẫn cách thức
đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Voso.vn, Postmart, Lazada...; tập
huấn kỹ năng bán
hàng livestream, tham gia
quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên hội chợ/triển lãm thực tế ảo.
- Xây dựng, triển khai lồng ghép, ưu
tiên các nhiệm vụ, đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ ...giúp
nâng cao năng lực quản trị sản xuất, kinh doanh, gia tăng năng suất, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm OCOP.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Các sở ban ngành, cơ
quan chuyên môn, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ liên quan.
d4) Xây dựng và triển khai các dự án
thành phần tạo động lực cho Đề án
Dự án cấp Tỉnh
Dự án 1. Nâng cao năng lực sơ chế, chế
biến sản phẩm ở quy mô vừa và nhỏ cho chủ thể OCOP.
Dự án 2. Hỗ trợ phát triển
sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP.
Dự án 3. Hỗ trợ công bố chất lượng sản
phẩm, nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm OCOP.
Dự án 4. Hỗ trợ phát triển hệ thống tiêu
thụ sản phẩm OCOP.
Dự án 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu và
phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ngãi.
Dự án 6. Hệ thống quản lý dữ liệu,
truy xuất nguồn gốc và chuỗi cung ứng.
Và các dự án khác phù hợp với yêu cầu
tạo động lực của Đề án do các cơ quan, tổ chức đề xuất trong quá trình thực hiện
Đề án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án cấp huyện
Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn,
xây dựng và hỗ trợ phát triển tối thiểu 03 sản phẩm gắn với đề án, dự án sản xuất,
chế biến, kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, có liên quan đến thế mạnh, sản
phẩm bản địa, sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với
vùng nguyên liệu ổn định, hình thành liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh sản
phẩm OCOP theo chuỗi giá trị bền vững.
Dự án cấp xã
Mỗi xã, phường, thị trấn lựa chọn ít
nhất 01 sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, bản địa, truyền thống để hỗ trợ triển khai dự án sản
xuất, chế biến, liên kết
sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị bền vững.
đ) Phát triển chủ thể OCOP
Phát triển, nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh sản phẩm OCOP của chủ thể. Sản phẩm OCOP có được hình thành, phát
triển bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của chủ thể sản xuất, vì vậy
nâng cao năng lực chủ thể OCOP là yêu cầu khách quan, tất yếu đảm bảo sự thành
công của Đề án. Các cơ quan, địa phương xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển
số lượng, chất lượng các chủ thể; chú trọng phát triển các tổ hợp tác, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, phục vụ cộng đồng;
tạo điều kiện cho chủ thể, chủ trì, tham gia dự án sản xuất liên kết theo chuỗi
giá trị hướng đến phát triển sản phẩm OCOP.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị,
tổ chức có chức năng, UBND cấp huyện, cấp xã.
Bảng các hoạt động chính hỗ trợ
phát triển chủ thể OCOP
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị thực hiện
|
Thời gian
|
1
|
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về
đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của chủ thể
OCOP.
|
Sở NN & PTNT, Sở ban ngành có
nhiệm vụ liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
|
Hàng năm
|
2
|
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ trực
tiếp nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm, nghiên cứu ứng
dụng khoa học, công nghệ, thiết bị; phát triển sở hữu trí tuệ; hỗ trợ quy hoạch,
đất đai, hạ tầng...
|
Sở NN & PTNT, và các đơn vị chức
năng trực thuộc, sở ban ngành có liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
|
Hàng năm
|
3
|
Hỗ trợ thủ tục hành chính, pháp lý
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
|
Các cơ quan quản lý theo chức năng, nhiệm
vụ, bộ phận một cửa
|
Thường
xuyên
|
3. Triển khai
các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Các cơ quan, địa phương theo thẩm quyền
quản lý, thực hiện cơ chế, chính sách chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cụ thể
hóa, lồng ghép
kinh phí, nhiệm vụ trong các đề án, chiến lược, kế hoạch... phát triển ngành,
lĩnh vực, địa phương và hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho chủ thể về thủ tục,
kinh phí, điều kiện và cách thức thực hiện, cụ thể:
- Chính sách hỗ trợ về pháp lý, thủ tục
hành chính. Các cơ quan chức năng tích cực cung cấp thông tin, hướng dẫn,
phổ biến quy định
pháp luật, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển, sản xuất, chế biến, kinh doanh
sản phẩm OCOP cho chủ thể OCOP. Các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, bộ
phận một cửa chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp này.
- Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực
cho chủ thể OCOP. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh
của chủ thể OCOP cho chủ cơ sở, giám đốc, người lao động... theo quy định
hiện hành.
- Chính sách hỗ trợ về chuẩn hóa chất
lượng và quản lý chất lượng sản phẩm[11].
Hỗ trợ chủ thể về thử nghiệm, kiểm định an toàn thực phẩm, chỉ tiêu dinh dưỡng,
áp dụng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn cơ sở, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm, công bố chất lượng sản
phẩm, truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn, công cụ quản lý chất lượng, cải
tiến năng suất, chất lượng, kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát môi trường:
VietGap, HACCP, ISO 9001:2015, ISO 22000, GMP, ISO 14001...
- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
sản phẩm OCOP[12].
Hỗ trợ nhãn hiệu hàng hóa, công cụ tiếp cận thị trường; hỗ trợ quảng bá sản phẩm trên các
phương tiện truyền thông của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; hỗ trợ tham gia các hội chợ,
triển lãm, diễn đàn kinh tế
trong và ngoài nước; hình thành các trung tâm xúc tiến thương mại (bán và giới
thiệu sản phẩm); hỗ trợ địa điểm giới thiệu, bán sản phẩm tại
các địa phương; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ hình
thành các kênh, hệ thống tiêu thụ sản
phẩm OCOP đa dạng tại các địa phương qua các điểm du lịch, kênh bán hàng tạp
hóa, cửa hàng, siêu thị, chợ.
- Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ
tầng, công nghệ, chế biến sản phẩm[13].
Hỗ trợ xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng
sơ chế, chế biến, mua sắm trang thiết bị, công cụ, dụng cụ; xây dựng, lắp đặt hạ
tầng vận chuyển, cấp thoát nước, điện sản xuất, địa điểm bốc dỡ hàng hóa, lồng
bè, chuồng trại... phục vụ sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP theo
quy định hiện hành.
Và các cơ chế, chính sách khác có liên
quan đến hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Tổng chi phí thực hiện Đề án: 52.331.520.000 đồng
(Bằng chữ: Năm mươi hai tỷ, ba trăm ba
mươi mốt triệu, năm trăm hai mươi ngàn đồng).
Trong đó:
- Kinh phí đánh giá, xếp hạng sản phẩm:
5.752.320.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ phát triển sản phẩm:
40.000.000.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ nâng cao năng lực chủ
thể: 1.779.200.000 đồng.
- Kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại:
1.200.000.000 đồng.
- Kinh phí dự án tạo động lực:
3.600.000.000 đồng.
2. Phân kỳ kinh phí
- Năm 2022: 10.568.000.000 đồng.
- Năm 2023: 16.705.408.000 đồng.
- Năm 2024: 12.529.056.000 đồng.
- Năm 2025:
12.529.056.000 đồng.
3. Nguồn vốn thực hiện
- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách:
80.89%.
Trong đó:
+ Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ từ
nguồn ngân sách Chương trình MTQG xây dựng NTM: 24.90%.
+ Ngân sách tỉnh từ chương trình NTM:
36.88%.
+ Vốn huy động từ các chương trình
khác của huyện: 19.11%.
- Nguồn vốn huy động từ chủ thể: 19.11%.
Phụ lục 5. Kinh phí thực hiện Đề án.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU
1. Giải pháp
về công tác lãnh đạo, điều hành
- Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện Đề án, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm.
Thời gian thực hiện: Quý III/2022.
Đơn vị thực hiện: UBND tỉnh, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã.
- Tham mưu xây dựng, ban hành, trình cấp
có thẩm quyền ban hành triển khai thực hiện bộ công cụ quản lý, điều hành thực
hiện Đề án, gồm: Quy chế phân công nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo, Hội đồng
đánh giá, phân hạng sản phẩm; văn bản hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách, nguồn
vốn hỗ trợ phát triển sản phẩm; văn bản hướng dẫn, giải thích thống nhất yêu cầu
áp dụng, hồ sơ minh chứng đối với các tiêu chí còn nhiều cách hiểu, giải thích
khác nhau; kế hoạch kiểm tra, giám sát, duy trì, tuân thủ tiêu chí OCOP sau
đánh giá, vi phạm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP; quy chế phân công nhiệm vụ,
phối hợp của các sở ban ngành; quy chế công khai quá trình, kết quả đánh giá,
giải quyết khiếu nại, phản ánh của chủ thể khi tham gia đánh giá phân hạng sản
phẩm OCOP; văn bản hướng dẫn lồng ghép nhiệm vụ phát triển sản phẩm OCOP trong
chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án...của ngành, lĩnh vực, địa phương.
Thời gian thực hiện: Theo tiến độ triển
khai Đề án.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối
xây dựng Nông thôn mới tỉnh.
2. Giải pháp
về tuyên truyền, vận động và tư vấn
Các cơ quan, sở ban ngành, cán bộ,
công chức các cấp phụ trách triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án OCOP xây dựng
chương trình, kế hoạch, lựa chọn hình thức, phương pháp, nội dung phổ biến,
tuyên truyền, vận động phù hợp trên các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng
xã hội, trang thông tin
điện tử và các hình thức khác; thiết kế in ấn phổ biến tài liệu hướng dẫn
phát triển sản phẩm;
khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn, chứng nhận,
trung tâm, viện nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ... tham gia tư vấn phát
triển sản phẩm OCOP.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
Đơn vị thực hiện: Các sở ban ngành, tổ
chức, địa phương thực hiện nhiệm vụ của Đề án theo thẩm quyền.
3. Giải pháp
về nguồn lực, huy động vốn
- Huy động nguồn lực về đất đai, nhà
xưởng, nguyên liệu, công nghệ, thiết bị... của các chủ thể sản xuất để tham gia
phát triển sản phẩm OCOP bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về phát triển sản phẩm
OCOP, quản trị sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, marketing cho chủ cơ sở,
giám đốc của các doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất, hộ sản xuất tham gia
phát triển sản phẩm.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, gắn
kết, lồng ghép với nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ
quan, địa phương.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, đơn vị,
UBND cấp huyện, cấp xã được phân cấp thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ về
xây dựng Nông thôn mới.
- Các cơ quan, địa phương nghiên cứu,
bố trí, lồng
ghép hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ chủ thể phát triển, sản xuất, chế biến, kinh
doanh sản phẩm OCOP, gồm: Nguồn vốn các chương trình mục tiêu Quốc gia; vốn sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; nguồn vốn khuyến nông, khuyến ngư, khuyến
công; nguồn vốn hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ; phát triển kinh tế tập thể; nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác
xã và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Các Ngân hàng Thương mại cổ phần,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ
tín dụng nhân dân ưu tiên chủ thể OCOP tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thông
qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, UBND cấp huyện, cấp xã.
4. Giải pháp quy hoạch,
đất đai, phát triển vùng nguyên liệu
- Các cấp chính quyền địa phương căn cứ
vào thẩm quyền quản lý đất đai, tài sản công có giải pháp quy hoạch, cho thuê
hoặc giao đất, cấp phép, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê tài sản...hỗ trợ
nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu, bố trí cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo
quản, tiêu thụ sản phẩm OCOP theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Các sở ban ngành,
UBND các cấp có thẩm quyền.
- Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu, liên kết sản
xuất theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm OCOP. Các sở, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức
thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản phẩm ngành nghề nông nghiệp nông
thôn, lồng ghép phát
triển vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP
theo các dự án liên kết sản xuất theo
chuỗi giá trị của các chương trình mục tiêu, tạo điều kiện cho chủ thể OCOP
tham gia chủ trì dự án phát triển sản xuất, ưu tiên hình thành các chuỗi liên kết
bền vững tại địa phương.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, tổ chức,
đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, UBND các cấp.
5. Giải pháp về khoa
học, công nghệ, sở hữu trí tuệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học,
công nghệ sản xuất,
chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận đạt 3 sao trở lên; tăng cường
chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển
đổi số[14],
các trang thiết bị phục vụ kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm.
- Tăng cường hỗ trợ giải pháp về sở hữu
trí tuệ[15]
cho chủ thể OCOP, hỗ trợ đăng ký bảo
hộ, tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn
hiệu chứng nhận, nhãn hiệu cá nhân, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, giống cây trồng mới, truy xuất nguồn gốc...đối với sản phẩm
OCOP.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, tổ chức,
đơn vị chuyên môn, UBND cấp huyện, cấp xã.
6. Giải pháp về xúc
tiến thương mại
Các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm
vụ xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch, đề án, dự án... hỗ trợ xúc tiến
thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP trước, trong và sau đánh giá; tăng
cường hỗ trợ các chủ thể OCOP giới thiệu, cung cấp các sản phẩm của địa phương
đến các trung tâm, điểm giới thiệu, hội nghị giao thương... sản phẩm OCOP trên
địa bàn xã, huyện, tỉnh, ngoài tỉnh để trưng bày, bán và giới thiệu các sản phẩm,
duy trì ổn định, liên tục các kênh tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm OCOP.
7. Giải pháp về kiểm
tra, thi đua, khen thưởng
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc
sự phối hợp với các sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm
túc, đảm bảo theo đúng kế hoạch, nhiệm vụ, chu trình OCOP thường niên.
- Thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện,
tham mưu xử lý, kiến nghị xử lý
các hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP đã được
đánh giá công nhận, các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu OCOP.
- Các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt các nhiệm vụ
của Đề án được xem xét, công nhận, khen thưởng theo quy định hiện hành.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan thường trực của Chương
trình; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc tham mưu chỉ
đạo triển khai thực hiện Đề án với các nội dung sau:
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển
khai Đề án, kế hoạch thực hiện
Chương trình OCOP của tỉnh theo hướng
có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực,
có lợi thế của mỗi địa phương và phát triển dịch vụ du lịch ở nông thôn.
- Bố trí các nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện. Huy động
các nguồn lực tại địa phương (vốn tín dụng và các nguồn lực hợp pháp khác) để tổ
chức triển khai thực hiện.
- Giao nhiệm vụ cho Văn phòng điều phối
nông thôn mới tỉnh chủ trì tham mưu thực hiện Đề án, kế hoạch Chương trình OCOP
của tỉnh. Thường xuyên tổ chức, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả triển khai
Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo
cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP cấp Trung ương,
UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh.
- Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng
cấp tỉnh để đánh giá, phân hạng, công nhận các sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4 sao.
Thông báo cho cấp huyện biết về kết quả đánh giá sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4
sao và đề nghị Hội đồng đánh giá, phân
hạng cấp Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm có tiềm năng đạt chuẩn 5 sao.
- Phối hợp với Sở Công Thương, các sở,
ngành liên quan lồng ghép tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP
trên địa bàn tỉnh; tổ
chức tham gia các hội chợ OCOP ngoại tỉnh để quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu
thụ sản phẩm OCOP.
2. Các sở,
ban, ngành, cơ quan, đơn vị phối hợp
a) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
hỗ trợ theo khả năng cân đối ngân sách để thực hiện Chương trình OCOP theo quy
định.
b) Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn,
địa phương, hướng dẫn đăng ký lồng ghép nguồn vốn đầu tư công, hỗ trợ các
nội dung theo thẩm quyền đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham
gia phát triển sản phẩm OCOP
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục lập dự
án đầu tư, đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất,
chế biến, phát triển sản phẩm OCOP.
c) Sở Công Thương
- Xây dựng lồng ghép chương trình, kế
hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trước và sau khi đánh giá; phối hợp với
các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ phát triển các kênh, hệ thống
phân phối, bán lẻ sản
phẩm OCOP tại các điểm giới thiệu, bán hàng, siêu thị,...; lồng ghép hỗ trợ chủ
thể những nội dung trong chương trình khuyến công[16]
của Tỉnh.
- Tham gia phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị liên quan trong tổ chức các kỳ
đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
d) Sở Khoa học và Công nghệ
- Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho
các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mẫu
mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp sản phẩm; đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm; hướng dẫn tiêu chuẩn
hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo thẩm quyền; xử lý các hành vi vi
phạm về sở hữu công nghiệp, ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong
phát triển sản xuất sản phẩm thuộc
Chương trình OCOP.
- Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học,
công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng lồng ghép nguồn
vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai
thực hiện theo quy định[17].
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
đ) Sở Y tế
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP
thực hiện các thủ tục, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, công bố chất lượng
sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định về thuốc y học cổ truyền, dược
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm thuộc thẩm quyền Sở Y tế quản lý.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham gia các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức kinh tế, cộng
đồng nghiên cứu lồng ghép phát triển, quảng bá, kết nối các sản phẩm dịch vụ du
lịch gắn với du lịch nông thôn, cộng đồng trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh
lam thắng cảnh, truyền thông văn hóa, ẩm thực, sản vật của các địa phương[18].
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tham gia các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
g) Sở Thông tin và
Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa
phương có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, kế hoạch, đề
án, dự án chuyển đổi số, ứng dụng
công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm OCOP.
h) Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
Phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện
các chương trình đào tạo nghề theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với
các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Đề án.
i) Ban Dân tộc tỉnh
Hỗ trợ, lồng ghép thực hiện các chương
trình, đề án, dự án, chính sách cho các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm
OCOP thuộc đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi[19].
k) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, địa
phương hỗ trợ các chủ thể áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với
Bộ tiêu chí OCOP.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham gia các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
l) Đài phát thanh và
Truyền hình, Báo Quảng Ngãi, trang thông tin điện tử của UBND các cấp
- Tổ chức đăng tải thông tin tuyên
truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, phản ánh kịp thời
những cách làm hay, những sản phẩm được thị trường ưa chuộng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan tổ chức đưa tin, bài về các hoạt động, quá trình, kết
quả thực hiện Đề án; hỗ trợ chủ thể quảng bá sản phẩm.
m) Liên minh hợp tác xã, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp
Hỗ trợ các nội dung phát triển sản phẩm
OCOP theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường tuyên truyền, vận động hợp
tác xã, các hội viên tích cực tham gia phát triển sản phẩm OCOP; kịp thời thông
tin đến cơ quan chức năng những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về sản xuất
sản phẩm không an toàn để xử lý theo quy định của pháp luật.
n) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ngân hàng chính sách, các
quỹ tín dụng nhân dân
Tích cực trong hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp
cận nguồn vốn vay theo chính sách, quy định tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp
hiện hành[20];
xây dựng chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất và mở rộng đối tượng
cho vay, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể tham gia chương trình được vay
vốn đầu tư, gia
tăng năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP.
3. UBND các
huyện, thị xã, thành phố
Là cơ quan đóng vai trò quan trọng
trong triển khai Chương trình OCOP với những nhiệm vụ chính sau:
- Tổng hợp ý tưởng/sản phẩm của các xã, phường,
thị trấn (gọi chung là cấp xã) để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển.
- Xây dựng và phê duyệt Đề án, kế hoạch
phát triển sản phẩm OCOP cấp huyện để hỗ trợ phát triển các sản phẩm có tiềm
năng, lợi thế của địa phương.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch
tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP trên phạm vi huyện.
- Hướng dẫn các chủ thể tiếp cận các
chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là các chính sách: Tín dụng, khoa học
công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại...
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức/chuyên
gia tư vấn để hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại thực địa đối với các chủ
thể để triển khai phương án kinh doanh. Triển khai chương trình đào tạo nghề
nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP.
- Kiện toàn/thành lập Hội đồng đánh giá
và quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện để đánh giá sản
phẩm OCOP cấp huyện. Thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm của Hội đồng
cấp huyện cho UBND cấp xã. Hoàn thiện và chuyển hồ sơ, mẫu sản phẩm đối với những
sản phẩm đạt từ 50 điểm trở lên để đề nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động
xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Hỗ
trợ các chủ thể OCOP tham gia xúc tiến thương mại cấp tỉnh, Trung ương.
4. UBND các
xã, phường, thị trấn
Là cơ quan đóng vai trò trực tiếp triển
khai Chương trình OCOP với những nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho cộng đồng, người dân trên địa bàn xã về Chương trình OCOP.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản
lý OCOP cấp huyện, tổ chức/chuyên gia tư vấn OCOP rà soát các sản phẩm tiềm
năng và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP.
- Phối hợp với cơ quan quản lý
OCOP cấp huyện, tổ chức/chuyên gia tư vấn OCOP để hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể
xây dựng phương án kinh doanh.
- Hỗ trợ các chủ thể sản phẩm đẩy
nhanh tiến độ triển khai các phương án kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm OCOP và
tổ chức đào tạo nghề, nâng cao năng lực tay nghề lao động nông thôn.
- Xác định về tỷ lệ lao động, nguyên liệu địa
phương, đề xuất cấp huyện tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng các sản phẩm.
- Tiếp nhận thông báo về kết quả đánh
giá, phân hạng sản phẩm OCOP của cấp huyện; trao đổi với các chủ thể về kết
quả và xây dựng kế hoạch hỗ trợ tiếp theo (nếu cần thiết).
5. Doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh (gọi chung là chủ thể sản xuất)
- Chủ động xây dựng phương án sản xuất,
kinh doanh phát triển sản phẩm, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy
trình sản xuất, quản lý chất lượng tiên tiến theo hướng Organic, GlobalGAP,
GMP, VietGap, ISO.
- Duy trì, tiêu chuẩn hóa,
nâng hạng sản phẩm OCOP, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ
sản phẩm, sử dụng nhãn mác, logo, biểu trưng OCOP theo quy định; Khuyến khích, ưu
tiên sử dụng nguồn nguyên liệu và
lao động tại địa phương, tạo việc làm, thu hút lao động, thúc đẩy phát triển sản
xuất, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao đời sống.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề
án, trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa
phương tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát và tham
mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kịp thời./.
CÁC
PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN
Stt
|
Tên phụ lục
|
Phụ lục 1
|
Danh mục phát triển sản phẩm OCOP
giai đoạn 2021 - 2025
|
Phụ lục 2
|
Mô hình thí điểm xây dựng chuỗi giá
trị sản phẩm OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng kinh tế
tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 -2025
|
Phụ lục 3
|
Mô hình nâng cao năng lực sơ chế và
chế biến quy
mô vừa và nhỏ
|
Phụ lục 4
|
Mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch
vụ du lịch cộng đồng.
|
Phụ lục 5
|
Kinh phí thực hiện Đề án
|
Phụ lục 1. Danh
mục phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025
TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng sản
phẩm
|
Tên chủ thể
|
Địa chỉ
|
Tổng số lượng
sản phẩm
|
434
|
|
|
Nhóm 1
|
Thực phẩm
|
338
|
|
|
1
|
Thỏ dược liệu
|
1
|
HTX NNDV Sơn Tây
|
Xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây
|
2
|
Chuối sấy dẻo
|
1
|
3
|
Cá tầm sơ chế
|
1
|
4
|
Các sản phẩm từ măng vót:
Măng vót dầm
tỏi ớt, măng vót sấy khô, măng vót muối chua, măng vót tươi
|
4
|
HTX NNDV Sơn Liên
|
Xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây
|
5
|
Sầu riêng
|
1
|
HTX NNDV Sơn Long
|
Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây
|
1
|
HTX NN Hành Nhân
|
xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Hành Thiện
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
6
|
Mãng cầu
|
1
|
HTX NNDV Sơn Long
|
Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây
|
1
|
HTX NNDV Sơn Tân
|
xã Sơn Tân huyện Sơn Tây
|
7
|
Ổi tươi
|
1
|
HTX NNDV Sơn Long
|
Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây
|
1
|
HSX Nguyễn Tấn Hòa
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Bình Hòa
|
Xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn
|
8
|
Bưởi da xanh
|
1
|
HTX NNDV Sơn Long
|
Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.
|
1
|
HTX NN Hành Nhân
|
Xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành
|
1
|
Nhóm hộ xã Bình Hiệp
|
Xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn
|
1
|
HSX Phan Xuân Tâm
|
Xã Bình Khương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Long Phú
|
Xã Hành Minh, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Hành Thiện
|
Xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
9
|
Cau sấy khô
|
1
|
HSX Ánh Tắng
|
Xã Sơn mùa, huyện Sơn Tây
|
1
|
HTSX Thanh Tùng
|
xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây
|
10
|
Chanh giấy hữu cơ
|
1
|
HSX Nguyễn Thị Thanh
|
Xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây
|
12
|
Gà kiến
|
1
|
HTX NN Sơn Thành
|
Xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà
|
1
|
HTX NN Sơn Hạ
|
xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà.
|
1
|
nhóm hộ nuôi gà xã Thanh An
|
Xã Thanh An, huyện Minh Long
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Bình
|
Xã Tịnh Bình, Sơn Tịnh.
|
1
|
HTX DV NN Tịnh Phong
|
xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh.
|
1
|
HSX KD Nguyễn Quốc Nhật
|
Xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Trần Ngọc Hông
|
Xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành
|
1
|
HSX nguyễn Văn Đức
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
1
|
THT Nuôi gà thôn Tân Định
|
Xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện
Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Tân
|
Xã Bình Tân, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Thanh Tây
|
Xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn
|
1
|
THT thôn Tân Định
|
Xã Đức Thắng, Mộ Đức
|
14
|
Chùm ngây sấy lạnh, trà
chùm ngây
|
2
|
HTX NN Sạch Sơn Hà
|
Xã Sơn Thượng, Sơn Hà
|
15
|
Chả cá thác lác
|
1
|
HTX NLN Sơn Giang, HTX NN Sơn Bao
|
Xã Sơn Giang, huyện Sơn Hà
|
1
|
HTX NN Sơn Bao
|
Xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà
|
16
|
Nấm bào ngư
|
1
|
HSX Lê Trường Hận
|
Thôn Làng Nà, xã Sơn Trung huyện Sơn
Hà
|
17
|
Nấm sò
|
1
|
HTX NN Sơn Linh
|
xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà
|
1
|
Công ty TNHH Công nghệ Khánh Hoàng
|
Xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
Công ty TNHH MTV Huy Gia Minh
|
Xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa
|
18
|
Cá chình sơ chế
|
1
|
HTX cá nước ngọt Sơn Nham
|
xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà
|
19
|
Bò khô
|
1
|
HSX Nguyễn Thị Nghĩa Ân
|
TT Di Lăng, huyện Sơn Hà
|
20
|
Chà bông heo
|
1
|
HSX Nguyễn Thị Nghĩa Ân
|
TT Di Lăng, huyện
Sơn Hà
|
21
|
Thịt heo muối
|
1
|
CSSX Trần Bình Trọng
|
TT Di Lăng, huyện
Sơn Hà
|
22
|
Dầu lạc
|
1
|
HTX NN Sơn Ba
|
Xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà
|
1
|
HTX DVNN -Nông thôn Tịnh Trà
|
Xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Thọ
|
Xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
HTX DVNN Đức Vĩnh
|
Xã Đức Phú, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX SXKD rau củ quả an toàn Đức Thắng
|
Xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX DVNN Đức Minh
|
Xã Đức Minh, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX NN Phổ An
|
Xã Phổ An, thị xã Đức Phổ
|
1
|
HTX SXKD hàng nông sản Bốn Vân
|
Phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ
|
1
|
HTX NN Phổ Nhơn
|
Xã Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ
|
1
|
HSX Nguyễn Văn Xanh
|
Xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Hòa
|
Xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Hải
|
Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Hành Tín Tây
|
Xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Hành Phước
|
Xã Hành Phước, Nghĩa Hành
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Dương
|
Xã Hành Minh, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Long Phú
|
Xã Hành Minh, Nghĩa Hành
|
1
|
Nhóm HSX xã Tịnh An
|
Xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Nguyễn Quang Lục
|
Xã Tịnh Hòa, TP Quảng
Ngãi
|
1
|
Công ty CP VIPAS
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
23
|
Thịt dê cỏ
|
1
|
HSX Đinh Văn Hiệp
|
Xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà
|
1
|
HSX Nguyễn Duy Linh
|
Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX NN Sạch Sơn Hà
|
Xã Sơn Thượng, Sơn Hà
|
1
|
HSX Lê Thị Sa Lem
|
Xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức
|
24
|
Thịt heo Ky
|
1
|
Nguyễn Hồng Lợi
|
xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà
|
1
|
HTX NN Sạch Sơn Hà
|
Xã Sơn Thượng, Sơn Hà
|
1
|
HSX Trần Văn Chung
|
Xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà
|
1
|
HTX NLN Đoàn Kết
|
Xã Long Mai, huyện Minh Long
|
1
|
HTX DV NLN Thành Tiến
|
Xã Long Hiệp, huyện Minh Long
|
1
|
HSX Trụ Văn Hải
|
Xã Bình An, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NLN&DV Ba Cung
|
Xã Ba Cung, huyện Ba Tơ
|
25
|
Bột gừng gió
|
1
|
HTX NN Sơn Thủy
|
Xã Sơn Thủy, Sơn Hà
|
26
|
Chuối hột rừng sấy khô
|
1
|
27
|
Chè tươi
|
1
|
HTX DV NLN Thành Tiến
|
Xã Long Hiệp, huyện Minh Long
|
28
|
Nhung Hươu
|
1
|
Nhóm hộ nuôi hươu lấy
nhung
|
Xã Long Môn, huyện Minh Long
|
29
|
Thịt heo thảo dược
|
1
|
HTX Trường An
|
Xã Ba Động, Ba Tơ
|
30
|
Tinh dầu Sachainchi
|
1
|
31
|
Thịt gà H're
|
1
|
HTX NLN&DV Ba Cung
|
Xã Ba Cung, huyện Ba Tơ
|
1
|
Công ty TNHH Nam Thuận
|
Xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX NLN DV Ba Tiêu
|
Xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ
|
1
|
HSX xã Hành Dũng
|
Xã Hành Dũng, huyện Nghĩa hành
|
32
|
Thịt vịt xiêm sạch
|
1
|
Nhóm HSX xã Ba Giang
|
Xã Ba Giang, huyện Ba Tơ
|
33
|
Cơm cháy Như Ý
|
1
|
CSSX Nguyễn Phú Kinh
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
34
|
Thịt trâu
|
1
|
HTX NLN và DVVH Làng Teng
|
Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ
|
1
|
HTX NLN DV Ba Tiêu
|
Xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ
|
1
|
Nhóm HSX Nghĩa Điền
|
Xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa
|
35
|
Gạo lúa rẫy
|
3
|
Nhóm HSX
|
Xã Ba Tô, xã Ba Nam, xã Ba Lế, huyện
Ba Tơ
|
1
|
HSX Cường Thịnh
|
Xã Trà Phú, huyện Trà Bồng
|
36
|
Trái cam núi, trái quýt núi
|
2
|
Nhóm HSX
|
Xã Ba Vinh, xã Ba Giang, xã Ba
Thành, xã Ba Điền huyện Ba Tơ
|
37
|
Dế thịt sơ chế
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Đông
|
Xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
HSX Phạm Thanh Nam
|
Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn
|
38
|
Tiêu hạt
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Đông
|
Xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
HTX chuyên canh mía và DVNN
|
Xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh
|
39
|
Thịt heo sạch
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Đông
|
Xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Sáng
|
Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
HSX Phan Ngọc Cẩn
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
1
|
CSSX Lê Đình Huân
|
Xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức
|
|
Thịt bò
|
1
|
Nhóm HSX
|
Xã Tịnh Bình, Sơn Tịnh.
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Hòa
|
Xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Vạn Tường
|
Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
|
1
|
CS giết mổ Ngô Hữu Vy
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
1
|
Hộ chăn nuôi
|
Xã Phổ Vinh, thị xã Đức
Phổ
|
40
|
Mít sấy
|
1
|
HTX NN Hành Tín Đông
|
Xã Hành Tín Đông, Nghĩa Hành
|
41
|
Bắp rang đóng gói
|
1
|
HTX NN Hành Tín Đông
|
Xã Hành Tín Đông, Nghĩa Hành
|
42
|
Tinh bột nghệ
|
1
|
HTX NN Hành Tín Đông
|
Xã Hành Tín Đông, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX SXKD hàng nông sản Bốn Vân
|
Phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ
|
43
|
Dầu mè
|
1
|
HTX SXKD hàng nông sản Bốn Vân
|
Phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ
|
1
|
HTX NN Đức Vĩnh
|
Xã Đức Phú, huyện Mộ
Đức
|
44
|
Chả heo
|
1
|
HTX chuyên canh mía và DVNN
|
Xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
CSSX Bùi Tấn Hùng
|
Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
|
1
|
Nguyễn Mệnh
|
Xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Phạm Thị Thảo
|
Xã Đức Minh, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Nguyễn Thị Thảo
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Mỹ Lệ
|
Phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ
|
1
|
HSX Cô Đính
|
Xã Nghĩa Phương, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX nem chả Thúy Tân
|
TT La Hà, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Sáng
|
Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
HSX Võ Thanh Hùng
|
Xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn
|
1
|
CSSX nem chả Ngọc Lan
|
Xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Lê Vinh
|
Xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Hồ Thị Thu
|
Xã Đức Phong, huyện Mộ Đức
|
45
|
Chả bò
|
1
|
CSSX Bùi Tấn Hùng
|
Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
|
1
|
Nguyễn Mệnh
|
Xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Phạm Thị Thảo
|
Xã Đức Minh, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Nguyễn Thị Thảo
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX nem chả Thúy Tân
|
TT La Hà, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Sáng
|
Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CSCB Cao Thị Huỳnh Nhi
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
1
|
CSCB Huỳnh Thị Yến Nhi
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
1
|
CSSX Lê Vinh
|
Xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Hồ Thị Thu
|
Xã Đức Phong, huyện Mộ Đức
|
46
|
Nem
|
1
|
CSSX Bùi Tấn Hùng
|
Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Phạm Thị Thảo
|
Xã Đức Minh, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Nguyễn Thị Thảo
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Mỹ Lệ
|
Phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ
|
1
|
CSSX nem chả Ngọc Lan
|
Xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Hồ Thị Thu
|
Xã Đức Phong, huyện Mộ Đức
|
47
|
Chả gân bò
|
1
|
CSCB Võ Thị Kim Yến
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
1
|
CSCB Ngô Thị Kim Loan
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
48
|
Cá lồng bè
|
1
|
Nhóm HSX xã Tịnh Sơn
|
Xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
HSX Anh Thiện
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
49
|
Bánh tráng
|
1
|
Nhóm HCB bánh tráng
|
Xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Nhị
|
Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Lê Thái Cường
|
Xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Phạm Sang
|
Xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Sáu
|
Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSSX Nguyễn Thị Hà
|
Xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành
|
1
|
CSSC Võ Bảo
|
1
|
HSX Võ Minh Công
|
Xã Bình An, huyện Bình
Sơn
|
1
|
CSSX Nguyễn Quang
|
Xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành
|
50
|
Khoai lang sơ chế
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Thọ
|
Xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh
|
51
|
Măng tây tươi sơ chế
|
1
|
HTX chăn nuôi thỏ Quảng Ngãi
|
Xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
HSX Phạm Số
|
Xã Bình Trung, huyện Bình Sơn
|
52
|
Măng tây sấy khô Cường thỏ đế
|
1
|
HTX chăn nuôi thỏ Quảng Ngãi
|
Xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh
|
53
|
Thỏ thịt sơ chế Bách Thảo
|
1
|
54
|
Bánh đậu xanh
|
1
|
Hộ sản xuất
|
Xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh
|
1
|
CSSX Trân Đức Tuấn
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
55
|
Trứng gà
|
1
|
HSX Lê Vũ Hoàng Long
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
1
|
Đỗ Quý Nam
|
Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức
|
56
|
Trứng chim trĩ
|
1
|
HTX Thanh niên TT Mộ Đức
|
TT Mộ Đức, huyện Mộ Đức
|
57
|
Thịt chim trĩ
|
1
|
58
|
Bánh mè mặn, bánh mè ngọt
|
2
|
HSX Cô Mận
|
Xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức
|
2
|
CSSX Phạm Thị Hằng
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
59
|
Nước mắm cá cơm
|
1
|
HTX Nước mắm Đức Lợi
|
Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSCB Phạm Thị Thụy Uyên
|
Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
1
|
CSCB Tiêu Huệ
|
Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Hải
|
Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn
|
1
|
HCB nước mắm Nghĩa An
|
Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX nước mắm Dung Đông
|
1
|
CSSX Võ Thị Tâm
|
Xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CSSX Trần Ngô Em
|
1
|
CSSX nước mắm Bốn Huệ
|
Xã Phổ Thạnh, TX Đức Phổ
|
1
|
Homestay Bích Phượng
|
Thôn Tây An Hải, Lý Sơn
|
1
|
HTX Đầu tư phát triển NN
và TMDV Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
THT SXKD nước mắm cá cơm và
hải sản khô
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
CSSX Bùi Quang Vinh
|
Thôn An Hải, Lý Sơn
|
1
|
HTX TMDV Lý Sơn Xanh
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
60
|
Ớt xiêm rừng sơ chế
|
1
|
HTX NN Sạch Sơn Hà
|
Xã Sơn Thượng, Sơn Hà
|
61
|
Giấm gạo Chung Nhị
|
1
|
62
|
Tương ớt
|
1
|
CSSX Cao Thị Huệ
|
Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức
|
63
|
Rau củ quả an toàn
|
1
|
HTX rau truyền thống An Mô
|
Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX SXKD rau củ quả an toàn Đức Thắng
|
Xã Đức Thắng, huyện Mộ
Đức
|
1
|
Trần Văn Hùng
|
Phường Phổ Văn, TX Đức Phổ
|
1
|
HTX SXKD DVNN Tịnh Long
|
Xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi
|
1
|
THT SXKD Nông sản ATTP AN Hải
|
Thôn An Hải, Lý Sơn
|
1
|
HTX rau củ quả an toàn Đức Thạnh
|
Xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức
|
64
|
Ớt sấy cao sản Chỉ Thiên
|
1
|
THT trồng ớt chỉ thiên cao sản
|
Xã Đức Minh, huyện Mộ Đức
|
65
|
Hạt đậu nành
|
1
|
HTX DVNN Đức Hiệp
|
Xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức
|
66
|
Mạch nha
|
1
|
CSSX Trương Thị Thảo
|
Xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức
|
1
|
CSCB Thanh Thúy
|
TT Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành
|
1
|
CSCB Hồng Diệp
|
1
|
CSSX Mai Thị Bưởi
|
Xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành
|
67
|
Bánh bó
|
1
|
CSSX Võ Thị Thanh Thúy
|
Xã Đức Minh, huyện Mộ Đức
|
68
|
Bánh nếp ngự, cốm nếp ngự, kẹo nếp
ngự
|
3
|
HTX NN Phổ Châu
|
Xã Phổ Châu, TX Đức Phổ
|
69
|
Mắm nhum Sa Huỳnh
|
1
|
70
|
Bánh thuẩn
|
1
|
CSSX Trần Thị Lợi
|
Xã Phổ Thuận, TX Đức Phổ
|
1
|
CSCB Phạm Thị Vân
|
Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
71
|
Muối
|
1
|
HTX SXKD Muối 1 Sa Huỳnh
|
Xã Phổ Thạnh, TX Đức Phổ
|
1
|
HTX SXKD Muối 2 Sa Huỳnh
|
72
|
Tinh bột gừng
|
1
|
HTX SXKD hàng nông sản
Bốn Vân
|
Phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ
|
73
|
Tinh bột mình tinh
|
1
|
74
|
Chuối già Nam Mỹ
|
1
|
Công ty cổ phần 24/3
|
Xã Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ
|
75
|
Hủ tiếu sợi khô
|
1
|
Võ Minh Khải
|
Phường Phổ Hòa, TX Đức Phổ
|
76
|
Bún tươi
|
1
|
CSSX Huỳnh Hùng
|
Xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CSSX Huỳnh Tấn Nam
|
77
|
Bún khô
|
1
|
CSSX Huỳnh Tấn Nam
|
1
|
CSSX Huỳnh Hoa
|
78
|
Nếp cút
|
1
|
HTX NN An Hội Bắc
|
Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa
|
79
|
Rau Salad
|
1
|
HTX Rau Mầm Việt
|
Xã Nghĩa Hòa
|
80
|
Dưa leo
|
1
|
81
|
Ớt tươi
|
1
|
HTX NN Vạn An
|
Xã Nghĩa Phương, huyện Mộ Đức
|
1
|
HSX Chế Kiều
|
TT Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Dương
|
Xã Bình Dương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Thanh Tây
|
Xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn
|
82
|
Nấm dược liệu
|
1
|
Công ty TNHH Công nghệ Khánh Hoàng
|
Xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
Công ty TNHH MTV Huy Gia Minh
|
Xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa
|
83
|
Tổ yến thô
|
1
|
Công ty TNHH Lồng Vàng
|
Xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CS Nuôi yến Ghi Ta
|
Xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
HSX Nguyễn Văn Quý
|
Xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa
|
84
|
Đường phèn
|
1
|
CSSX Phạm Đăng Kháng
|
Xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CSSX Huỳnh Ngọc Minh Hiếu
|
Xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi
|
85
|
Tôm thẻ chân trắng sơ chế
|
1
|
THT nuôi tôm thẻ chân trắng
|
Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa
|
86
|
Bắp ngọt
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
87
|
Bí đao xanh
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
88
|
Chanh thơm
|
1
|
HSX Phạm Thi Vân
|
Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Hành Dũng
|
Xã Hành Dũng, huyện Nghĩa hành
|
1
|
HSX Nguyễn Tịnh
|
Xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn
|
89
|
Măng tươi
|
1
|
HTX DVNN Xã Bình Minh
|
Xã Bình Minh, huyện Bình Sơn
|
1
|
HSX Cao Văn Trọng
|
Xã Hành Tín Đông, Nghĩa Hành
|
90
|
Măng khô
|
1
|
HTX DVNN Xã Bình Minh
|
Xã Bình Minh, huyện Bình Sơn
|
91
|
Kiệu sơ chế
|
1
|
HTX NN Bình Long
|
Xã Bình Long, huyện Bình Sơn
|
92
|
Gạo thơm
|
1
|
HTX NN Bình Chương
|
Xã Bình Chương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Bình Thanh
|
Xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn
|
93
|
Dưa hấu
|
1
|
HTX NN Bình Thanh
|
Xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn
|
94
|
Chuối
|
1
|
HTX NN Vạn Tường
|
Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
|
1
|
HTX NN Long Phú
|
Xã Hành Minh, Nghĩa Hành
|
95
|
Mít thái
|
1
|
HSX Phan Xuân Tâm
|
Xã Bình Khương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HSX Phạm Đức Dục
|
Xã Bình Khương, huyện Bình Sơn
|
1
|
HSX Trương Quang Dương
|
Xã Bình Minh, huyện Bình Sơn
|
1
|
HSX nguyễn Hồng
|
Xã Bình Minh, huyện Bình Sơn
|
96
|
Bánh quy tảo xoắn
|
1
|
HTX NN Vạn Tường
|
Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
|
97
|
Bánh nổ
|
1
|
HSX Võ Thanh Bàn
|
Xã Bình Trung, huyện Bình Sơn
|
98
|
Bơ booth
|
1
|
HSX Phan Xuân Tâm
|
Xã Bình Khương, huyện Bình Sơn
|
99
|
Bánh ít
|
1
|
HSX Trần Thị Thiên
|
Xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn
|
1
|
CSSX bánh ít lá gai cô Phượng
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
100
|
Mì sợi
|
1
|
CSSX Cao Văn Tam
|
Xã Bình Mỹ, huyện
Bình Sơn
|
101
|
Tai heo chua ngọt
|
1
|
CSCB Phạm Thị Thụy Uyên
|
Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
102
|
Nén tươi, bột nén, củ nén dạng sa tế
|
3
|
HTX DVNN Bình Phú
|
Xã Bình Phú, huyện Bình Sơn
|
103
|
Hạt sen tươi
|
1
|
HSX Nguyễn Lào
|
Xã Hành Phước, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Hành Thịnh 1
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
104
|
Chôm chôm
|
1
|
HTX NN Hành Thiện
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
105
|
Bánh rế
|
1
|
CSSX Nguyễn Việt
|
xã Hành Thiện huyện Nghĩa Hành
|
106
|
Cơm cháy cá bống Sông Trà
|
1
|
Cơ sở phát sáng 4M
|
Xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành
|
107
|
Nấm rơm
|
1
|
HSX Nguyễn Ngọc Phượng
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
108
|
Gừng gió
|
1
|
HSX Hồ Văn Như
|
Xã Trà Phong, huyện Trà Bồng
|
109
|
Chè bẻ cành
|
1
|
HTX DV NLN Cà Đam Xanh
|
Xã Hương Trà, huyện Trà Bồng
|
110
|
Bột quế
|
1
|
Công ty TNHH hương quế Trà Bồng
|
TT Trà Xuân, huyện Trà Bồng
|
111
|
Mè đen
|
1
|
HTX Trà Thanh
|
Xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng
|
112
|
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ
|
3
|
HTX Trà Thanh
|
Xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng
|
3
|
HSX Cường Thịnh
|
Xã Trà Phú, huyện Trà Bồng
|
113
|
Đường phổi
|
1
|
CSSX Phạm Đăng Kháng
|
Xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa
|
114
|
Bí đao sấy
|
1
|
HTX NNDV Nghĩa Hà
|
Xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi
|
115
|
Dừa dòn
|
1
|
CSSX Thanh Thảo
|
Phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi
|
116
|
Chế biến rau diếp cá
|
1
|
HTX DVNN Tịnh Châu
|
Xã Tịnh Châu, TP Quảng Ngãi
|
117
|
Dừa xiêm lùn da xanh
|
1
|
HTX KD và DVNN Tịnh Khê
|
Xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi
|
118
|
Cá bống Sông Trà
|
1
|
HSX KD Phi Yến
|
Xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi
|
1
|
HKD Trần Văn Dũng
|
P. Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi
|
1
|
HKD Trần Thị Tuyết Nhung
|
119
|
Tàu hủ
|
1
|
HSX KD Cô Vang
|
P. Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi
|
120
|
Chả cá đỏ củ
|
1
|
Lê Văn Thương
|
Xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi
|
1
|
Chả cá Võ Thị Giàu
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
CSSX Chú Khuân
|
|
1
|
HTX TMDV Lý Sơn Xanh
|
|
1
|
Công ty TNHH MTV KITA
|
Xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi
|
121
|
Cá khô
|
1
|
CSSX Phạm Văn Nở
|
Xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi
|
1
|
HSX Xã Tịnh Kỳ
|
1
|
THT SXKD Nước mắm cá cơm và hải sản
khô
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
121
|
Chả mực
|
1
|
Công ty TNHH MTV KITA
|
Xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi
|
122
|
Mực tẩm
|
1
|
CSSX mực tẩm Hùng Loan
|
Xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn
|
123
|
Hành, tỏi
|
2
|
Homestay Bích Phượng
|
Thôn Tây An Hải, Lý
Sơn
|
2
|
HTX Đầu tư phát triển NN và TMDV Lý
Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
Công ty CP VIPAS
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
HTX NN sinh thái Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
CSSX Phạm Khương Sinh
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
HTX NN Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
HSX Ngô Thị Việt
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
CSSX kinh doanh hành tỏi Thanh Thúy
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
Công ty TNHH VOLCANO
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
2
|
CSSX KD Dương Quận
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
124
|
Rong sấy lạnh
|
1
|
Công ty CP VIPAS
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
Công ty TNHH VOLCANO
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
125
|
Rong biển tươi, rong biển khô
|
2
|
HSX Ngô Thị Việt
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
126
|
Tỏi đen
|
1
|
Homestay Bích Phượng
|
Thôn Tây An Hải, Lý Sơn
|
1
|
HTX Đầu tư phát triển NN
và TMDV Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
HTX NN sinh thái Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
Công ty TNHH VOLCANO
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
127
|
Tỏi bóc vỏ, bột tỏi
|
2
|
HTX NN sinh thái Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
128
|
Mật ong tỏi đen
|
1
|
Công ty CP VIPAS
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
Công ty TNHH VOLCANO
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
129 .
|
Cua dẹp Lý Sơn sơ chế
|
1
|
HSX Nguyễn Văn Thành
|
Thôn Đông An Vĩnh, Lý Sơn
|
130
|
Ốc cừ sơ chế, nhum sọ sơ chế
|
2
|
HSX Phạm Văn Tuấn
|
Thôn Đông An Vĩnh, Lý Sơn
|
131
|
Thanh gạo lức Đông trùng hạ thảo
|
1
|
Công ty TNHH MTV Nấm dược liệu Ninh
Trương
|
xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh.
|
Nhóm 2
|
Đồ uống
|
28
|
|
|
132
|
Nước ổi đóng lon, chai
|
1
|
HTX NNDV Sơn Liên
|
Xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây
|
133
|
Rượu cần
|
1
|
CSSX Lê Thị Hoa
|
Xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà
|
1
|
Cửa hàng GREEN
|
138 Phạm Văn Đồng, huyện
Ba Tơ
|
134
|
Rượu gạo men lá
|
1
|
CSSX Lê Thị Hoa
|
Xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà
|
1
|
HKD Đinh Thị Biên
|
Xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà
|
135
|
Rượu Mai Giang
|
1
|
HTX NN Sơn Thủy
|
Xã Sơn Thủy, Sơn Hà
|
136
|
Mật ong rừng
|
1
|
HTX NLN và DV Ba Điền
|
Xã Ba Điền, huyện Ba
Tơ
|
137
|
Rượu sim Bùi Hui
|
1
|
HSX xã Ba Trang
|
Xã Ba Trang, huyện Ba Tơ
|
138
|
Rượu đông trùng Hạ thảo SONITA
|
1
|
Công ty TNHH MTV Nấm dược liệu Ninh
Trương
|
xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh.
|
139
|
Rượu gạo lức
|
1
|
140
|
Trà linh chi hạt sen
|
1
|
HTX SXKD nấm Đức Nhuận
|
Xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức
|
141
|
Rượu dâu tằm
|
1
|
CSSX Quang Điền
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
142
|
Rượu Atiso
|
1
|
CSSX Quang Điền
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
143
|
Rượu đinh lăng
|
1
|
CSSX Trần Đức Nở
|
Xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức
|
144
|
Rượu nếp ngự Sa Huỳnh
|
1
|
HTX NN Phổ Châu
|
Xã Phổ Châu, TX Đức Phổ
|
145
|
Sữa nếp ngự
|
1
|
|
146
|
Nước tinh khiết đóng chai
|
1
|
HTX NNDV Phổ Quang
|
Xã Phổ Quang, TX Đức Phổ
|
1
|
HTX NNDV Phước Tín
|
Xã Hành Tín Đông, Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Vạn Tường
|
Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
|
147
|
Rượu nếp
|
1
|
HSX Phạm Thị Vân
|
Xã Bình Phước, huyện
Bình Sơn
|
148
|
Rượu quế
|
1
|
Công ty TNHH hương quế Trà Bồng
|
TT Trà Xuân, huyện Trà Bồng
|
149
|
Trà quế
|
1
|
150
|
Siro quế
|
1
|
151
|
Rượu tỏi đen
|
1
|
Homestay Bích Phượng
|
Thôn Tây An Hải, Lý Sơn
|
1
|
HTX Đầu tư phát triển NN
và TMDV Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
HTX NN sinh thái Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
Công ty TNHH VOLCANO
|
Thôn Tây An Vĩnh, Lý Sơn
|
152
|
Đông trùng hạ thảo ngâm mật
ong
|
1
|
Công ty TNHH MTV Nấm dược liệu
Ninh Trương
|
xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh.
|
Nhóm 3
|
Thảo dược
|
9
|
|
|
153
|
Cây khôi nhung (trà)
|
1
|
HTX NNDV Sơn Tây
|
Xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây
|
154
|
Đương quy nhật khô
|
1
|
HTX NNDV Sơn Long
|
Xã Sơn Long, huyện Sơn tây
|
155
|
Nấm linh chi
|
1
|
HTX NN Sơn Linh
|
xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà
|
156
|
Đông trùng hạ thảo nguyên con, Nấm
đông trùng hạ thảo tươi SONITA, Nấm đông trùng hạ thảo khô
SONITA
|
3
|
Công ty TNHH MTV Nấm dược liệu Ninh
Trương
|
xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh.
|
157
|
Tinh dầu bơ
|
1
|
HSX Võ Thùy Lan Viên
|
Xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh
|
158
|
Dầu tràm
|
1
|
HTX phát triển lâm nghiệp bền vững Đức
Lân
|
Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
159
|
Tảo xoắn viên nhộng
|
1
|
HTX NN Vạn Tường
|
Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn
|
Nhóm 4
|
Vải và may mặc
|
2
|
|
|
160
|
Thổ cẩm Làng Teng
|
1
|
HTX NLN và DV văn hóa Làng Teng
|
Xã ba Thành, huyện Ba Tơ
|
161
|
Tơ tằm Đức Hiệp
|
1
|
HTX DVNN Đức Hiệp
|
Xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức
|
Nhóm 5
|
Thủ công mỹ nghệ,
trang trí
|
31
|
|
|
162
|
Chổi đót
|
1
|
HSX thôn Minh Xuân
|
Xã Long Mai, huyện Minh Long
|
1
|
HTX NN Hành Thuận
|
Xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành
|
1
|
HSX Hồ Thị Hồng Thanh
|
Xã Trà Phong, huyện Trà Bồng
|
1
|
HTX NN xã Phổ Phong
|
Xã Phổ Phong, TX Đức Phổ
|
163
|
Sản phẩm mây thô
|
1
|
HTX NN Long Môn
|
Xã Long Môn, huyện Minh Long
|
1
|
Nhóm hộ SX xã Ba Điền
|
Xã Ba Điền, huyện Ba
Tơ
|
1
|
Nhóm hộ SX xã Ba Vinh
|
Xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ
|
164
|
Thủ công mỹ nghệ mây, tre đan
|
2
|
HTX NLN và DV văn hóa Làng Teng
|
Xã ba Thành, huyện Ba Tơ
|
1
|
HSX Hồ Thị Hồng Thanh
|
Xã Trà Phong, huyện Trà Bồng
|
165
|
Dao, rựa
|
2
|
Làng nghề rèn thôn Minh Khánh
|
Xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh
|
2
|
CSSX Trần Thanh Hà
|
Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa
|
166
|
Võng sợi
|
1
|
CSSX Nguyễn Văn Quang
|
Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức
|
167
|
Đồ gốm
|
1
|
Nguyễn Tấn Hợp
|
Xã Phổ Khánh, thị xã Đức
Phổ
|
168
|
Chén dĩa mo cau
|
1
|
Công ty TNHH MTV SXTM Phúc Thịnh
|
Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa
|
169
|
Đồ mộc điêu khắc
|
1
|
Các hộ nghệ nhân làm mộc xã Nghĩa Hiệp
|
Xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
CS nghệ nhân Lê Duy Huy
|
Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
170
|
Hoa cúc
|
1
|
THT thanh niên trồng hoa cúc xã
Nghĩa Hiệp
|
Xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
Các hộ trồng hoa xã Nghĩa Thương
|
Xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa
|
1
|
Hộ nghệ nhân trồng hoa Võ Văn Dũng
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
171
|
Cây cảnh
|
1
|
Làng nghề cây cảnh Hành Đức
|
Xã Hành Đức, Nghĩa Hành
|
1
|
Đào Đức Vinh
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
1
|
HSX Trần Văn Chương
|
Xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức
|
172
|
Hoa lan
|
1
|
Võ Văn Dũng
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
1
|
Đào Đức Vinh
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
173
|
Chổi cau, chổi dừa
|
2
|
HSX xã Hành Đức
|
Xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành
|
174
|
Đũa gỗ cao cấp
|
1
|
Nguyễn Hai
|
Xã Hành Phước, Nghĩa Hành
|
175
|
Bản đồ Việt Nam lắp ghép bằng
gỗ
|
1
|
CSSX Nguyễn Thị Hoàng Vi
|
Xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi
|
Nhóm 6
|
Du lịch nông thôn,
bán hàng
|
26
|
|
|
176
|
Du lịch cộng đồng Hồ Nước Tang
|
1
|
Cộng đồng thôn Nước Tang
|
Xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà
|
177
|
Du lịch cộng đồng suối Chàm Rao
|
1
|
Cộng đồng thôn Chàm Rao
|
Xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà
|
178
|
Du lịch cộng đồng Hồ chứa Nước Trong
|
1
|
Cộng đồng khu dân cư Mang Ka Muồng
|
Xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà
|
179
|
Tắm nước khoáng nóng tự nhiên
|
1
|
HTX NN Sơn Hạ
|
Xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà.
|
180
|
Du lịch cộng đồng - Khu trung tâm bảo
tồn văn hóa Hre
|
1
|
HTX Du lịch cộng đồng - Khu trung
tâm bảo tồn văn hóa Hre Sơn Hà
|
TT Di Lăng, huyện Sơn Hà
|
181
|
Khu du lịch sinh thái thác Tà Oong
|
1
|
Cộng đồng thôn Làng Ghè
|
Xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà
|
182
|
Du lịch cộng đồng Làng Reng
|
1
|
HTX NN Long Môn
|
Xã Long Môn, huyện Minh Long
|
183
|
Du lịch cộng đồng
Làng Teng
|
1
|
HTX NLN và DVVH Làng Teng
|
Xã ba Thành, huyện Ba Tơ
|
184
|
Du lịch trải nghiệm xóm cây gạo
|
1
|
HTX Du lịch Xóm Cây Gạo
|
Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức
|
185
|
Du lịch nông thôn
|
1
|
HTX Du Lịch cộng đồng
|
Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức
|
1
|
HTX NNDV du lịch cộng đồng Bình
Thành
|
Xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành
|
1
|
HTX NN Hành Dũng
|
Xã Hành Dũng, huyện Nghĩa
hành
|
1
|
HTX KD và DVNN Tịnh Khê
|
Xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi
|
1
|
CS Huỳnh Thanh Tường
|
Xã Hành Thịnh, Nghĩa Hành
|
186
|
Du lịch cộng đồng Dương Quang
|
1
|
HTX Dịch vụ SX và tiêu thụ
rau củ quả an toàn Đức Thắng
|
Xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức
|
187
|
Công viên làng Gò cỏ
|
1
|
HTX Du lịch Cộng đồng Làng Gò cỏ
|
Phường Phổ hạnh, TX Đức Phổ
|
188
|
Du lịch cộng đồng Bãi Dừa
|
1
|
Các hộ KDDV ở Bãi Dừa
|
Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa
|
189
|
Câu cá dã ngoại
|
1
|
HTX NN Bình Hòa
|
Xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn
|
190
|
Du lịch cộng đồng Cà Ninh
|
1
|
Cộng đồng xóm Cà Ninh
|
Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
191
|
Du lịch cộng đồng Gành Yến, du lịch
làng nghề
|
1
|
HTX NN Bình Hải
|
Xã Bình Hải, huyện Bình Sơn
|
192
|
Du lịch cộng đồng Bàu Cá Cái
|
1
|
HTX du lịch cộng đồng Bầu Cá Cái
|
Xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn
|
193
|
Điểm du lịch đầm La Băng
|
1
|
Trần Văn Có
|
Xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành
|
194
|
Điểm du lịch Bàu Lát
|
1
|
HKD Nguyễn Lào
|
Xã Hành Phước, Nghĩa Hành
|
195
|
Du lịch cộng đồng
|
1
|
Công ty CP VIPAS
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
HTX NN sinh thái Lý Sơn
|
Thôn An Vĩnh, Lý Sơn
|
1
|
18 hộ kinh doanh homestay huyện Lý
Sơn
|
|
Phụ lục 2. Mô
hình thí điểm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu
địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 -
2025
TT
|
Mô hình
|
Tên chủ thể
|
Sản phẩm
|
Địa chỉ thực
hiện
|
Nội dung dự
kiến
|
Ghi chú
|
1
|
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP
xanh gắn với vùng nguyên liệu hành, tỏi Lý Sơn
|
Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông
Tín
|
Tỏi đen, nước uống tỏi đen có nồng độ
cồn thấp, đồ uống chức năng tỏi đen mật ong, bột tỏi, paste tỏi,..
|
Huyện Lý Sơn
|
Ứng dụng các giải pháp khoa học và
công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến
|
Diện tích 10ha, tổng kinh
phí thực hiện 11.130 triệu đồng
|
2
|
Chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn
với vùng nguyên liệu hành tím
|
HTX NN Bình Hải
|
Hành tím Bình Hải
|
Huyện Bình Sơn
|
Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, giống, quy trình chế biến, đóng gói sản phẩm, chứng nhận tập thể, phương
án kinh doanh, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, tư vấn hỗ trợ hồ
sơ tham gia Chương trình.
|
Diện tích thực hiện khoảng 250ha, 04
vụ/năm, trên 136 hộ tham gia trồng
|
3
|
Chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn
với vùng nguyên liệu Lạc (đậu phụng)
|
HTX NN Phổ An
|
Dầu phụng
|
Thị xã Đức Phổ
|
Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, giống, quy trình chế biến, đóng gói sản phẩm, chứng nhận tập thể, phương
án kinh doanh, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, tư vấn hỗ trợ hồ
sơ tham gia Chương trình.
|
Diện tích 300 ha/ 2 vụ/năm
|
4
|
Mô hình Xây dựng chuỗi giá trị sản
phẩm OCOP xanh gắn với vùng cây ăn trái
|
|
|
Huyện Nghĩa Hanh
|
Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, giống, quy trình chế biến, đóng gói sản phẩm, chứng nhận tập thể, phương
án kinh doanh, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, tư vấn hỗ trợ hồ
sơ tham gia Chương trình
|
|
5
|
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP
xanh gắn với vùng nguyên liệu địa phương đối với mô hình và sản phẩm Bưởi da
xanh
|
HTX
|
Bưởi da xanh hữu cơ
|
Huyện Sơn Tây
|
Hỗ trợ giống, vật tư đầu vào, chuyển
giao kỹ thuật sản
xuất theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hoàn;
- Hỗ trợ xây dựng phương án kinh
doanh, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, tư vấn lập
hồ đăng ký công nhận sản phẩm OCOP...
|
Diện tích trồng 50ha
|
Phụ lục 3. Mô
hình nâng cao năng lực sơ chế và chế biến quy mô vừa và nhỏ giai đoạn 2022-2025
TT
|
Mô hình
|
Tên chủ thể
|
Sản phẩm
|
Địa chỉ thực
hiện
|
Nội dung dự
kiến
|
Ghi chú
|
1
|
Mô hình dây chuyền cơ sở sản xuất bánh
tráng
|
HSX Lê Thái Cường
|
Bánh tráng Huy Cường
|
Huyện Mộ Đức
|
Dây phơi, băng chuyền chuyển hướng,
máy vo gạo, băng tải chuyền bánh tráng,...
|
Quy mô 6-7 tạ/ngày
|
2
|
Mô hình sơ chế, chế biến
thịt gia cầm
|
HTX Nông nghiệp sạch Sơn Hà
|
Gà kiến Sơn Hà
|
Huyện Sơn Hà
|
Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và
đóng gói sản phẩm, xưởng
sơ chế, chế biến
và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
|
Quy mô 2ha
|
3
|
Mô hình sơ chế, chế biến thịt heo sạch
|
HTX Chăn nuôi
|
Heo sạch Tư Nghĩa
|
Huyện Tư Nghĩa
|
Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và
đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế, chế biến và mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
|
Quy mô 900 tấn/năm
|
4
|
Mô hình sơ chế và chế biến, tiêu thụ
cá lồng tự nhiên
|
Tổ hợp tác nuôi cá lồng bè Tịnh Sơn
|
Cá trắm thịt nuôi lồng tự nhiên
|
Huyện Sơn Tịnh
|
Hỗ trợ máy móc và dụng cụ sơ chế,
đóng gói, phương án kinh doanh, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, tư vấn hỗ
trợ hồ sơ tham gia Chương trình
|
Quy mô 60 lồng
|
5
|
Mô hình chế biến và đóng gói, tiêu
thụ các sản phẩm quế, gừng, chuối...
|
HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Trà Thủy
|
Nông sản hữu cơ
|
Huyện Trà Bồng
|
- Hỗ trợ phương án kinh doanh, mã vạch,
tem truy xuất nguồn gốc, tư vấn hỗ trợ hồ sơ tham gia Chương trình...
- Hỗ trợ dàn máy nghiền, máy sấy lạnh,
máy đóng gói, chai, và dụng cụ sơ chế, đóng gói...
|
Quy mô 130 tấn/năm
|
Phụ lục 4. Mô
hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025
TT
|
Mô hình
|
Tên chủ thể
|
Sản phẩm
|
Địa chỉ thực
hiện
|
Nội dung dự
kiến
|
Ghi chú
|
1
|
Mô hình nông nghiệp - nông thôn kết
hợp với phát triển du lịch cộng
đồng
|
HTX rau củ quả an toàn Đức
Thắng
|
Du lịch nông nghiệp gắn với không
gian văn hóa Sa Huỳnh
|
Huyện Mộ Đức
|
Hỗ trợ xây dựng các ngôi nhà homestay,
hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng điểm trưng bày để giới thiệu
và bán sản phẩm
OCOP, sản thương mại điện tử để bán sản phẩm OCOP...
|
|
2
|
Mô hình du lịch cộng đồng Công viên Làng
Gò Cỏ
|
HTX Du lịch cộng đồng Làng Gò Cỏ
|
Công viên Làng Gò Cỏ
|
Thị xã Đức Phổ
|
Hỗ trợ xây dựng các ngôi nhà
homestay, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng điểm trưng bày để giới
thiệu và bán sản phẩm
OCOP, sàn thương mại điện tử để bán sản phẩm OCOP...
|
|
3
|
Mô hình nông nghiệp - nông thôn kết
hợp với phát triển du lịch cộng đồng Mỹ Khê
|
HTX Nông nghiệp và du lịch cộng đồng
Mỹ Khê
|
Du lịch cộng đồng Mỹ Khê
|
Thành phố Quảng Ngãi
|
Khu văn hóa tâm linh Thiên Mã, Chùa
Minh Đức, cầu Cổ Lũy, bãi tắm Mỹ Khê, hay các khu resort ven biển kết hợp với
phát triển du lịch cộng đồng Mỹ
Khê. Hỗ trợ xây dựng Khu nhà dành cho quản lý, điều hành, bán hàng lưu niệm;
chòi nghỉ, vườn hoa, đường đi dạo, khu vực vệ sinh,...
|
Diện tích 5ha
|
4
|
Mô hình du lịch trải nghiệm văn hóa
của người đồng bào dân tộc H’rê
|
Nhóm du lịch thanh
niên Ba Tơ
|
Du lịch trải nghiệm văn hóa của người
đồng bào dân tộc H'rê
|
Huyện Ba Tơ
|
Hỗ trợ xây dựng khu bảo tồn văn hóa
người dân tộc H’rê, các ngôi nhà homestay, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
kết nối các tour du lịch...
|
|
5
|
Mô hình du lịch cộng
đồng văn hóa cồng chiêng
|
HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp Trà Thủy
|
Du lịch cộng đồng văn hóa cồng chiêng xã Trà
Thủy
|
Huyện Trà Bồng
|
Dịch vụ du lịch thưởng thức văn hóa
cồng chiêng, dịch vụ
tắm suối và ăn uống. Hỗ trợ xây dựng đường bê tông đến suối, sửa chữa nhà văn
hóa thôn, hỗ trợ nhà sàn cho du khách nghỉ dưỡng, xây dựng nhà vệ sinh công cộng.
|
|
6
|
Mô hình du lịch trải nghiệm bản sắc văn
hóa đồng bào Dân tộc Ca dong
|
Tổ hợp tác
|
Dịch vụ du lịch trải nghiệm văn hóa
đồng bào Ca dong
|
Huyện Sơn Tây
|
Hỗ trợ sưu tầm, phục dựng và trưng
bày các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Hỗ trợ xây dựng phương án, kế hoạch
kinh doanh, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cộng đồng, xúc tiến quảng bá hình ảnh
(xây dựng Website, xây dựng video giới thiệu văn hóa đồng bào Ca dong).
|
|
Phụ lục 5. Bảng
tổng hợp kinh phí đề án chương trình OCOP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025
STT
|
Nội dung
|
Dự kiến kinh
phí giai đoạn 2022-2025
|
Tổng kinh
phí (đồng)
|
Nhà nước hỗ
trợ
|
Vốn huy động từ
cơ sở sản xuất
|
Cộng
|
Trong đó
|
|
NS TW từ CT
NTM
|
NS tỉnh từ
CT NTM
|
Vốn huy động, lồng
ghép từ các Chương trình khác của cấp huyện
|
|
1
|
Hội đồng đánh giá
|
5.752.320.000
|
5.752.320.000
|
2.876.160.000
|
2.876.160.000
|
|
|
2
|
Nâng cao năng lực chủ thể
|
1.779.200.000
|
1.779.200.000
|
156.800.000
|
1.622.400.000
|
|
|
3
|
Hỗ trợ xúc tiến thương mại
|
1.200.000.000
|
1.200.000.000
|
|
1.200.000.000
|
|
|
4
|
Hỗ trợ phát triển sản phẩm
|
40.000.000.000
|
30.000.000.000
|
10.000.000.000
|
10.000.000.000
|
10.000.000.000
|
10.000.000.000
|
5
|
Dự án tạo động lực
|
3.600.000.000
|
3.600.000.000
|
|
3.600.000.000
|
|
|
|
Tổng cộng
|
52.331.520.000
|
42.331.520.000
|
13.032.960.000
|
19.298.560.000
|
10.000.000.000
|
10.000.000.000
|
|
Phân kỳ kinh phí
|
|
80.89%
|
24.90%
|
36.88%
|
19.11%
|
19.11%
|
-
|
Năm 2022
|
10.568.000.000
|
10.568.000.000
|
|
8.235.000.000
|
2.333.000.000
|
|
-
|
Năm 2023
|
16.705.408.000
|
12.705.408.000
|
5.213.184.000
|
4.425.424.000
|
3.066.800.000
|
4.000.000.000
|
-
|
Năm 2024
|
12.529.056.000
|
9.529.056.000
|
3.909.888.000
|
3.319.068.000
|
2.300.100.000
|
3.000.000.000
|
-
|
Năm 2025
|
12.529.056.000
|
9.529.056.000
|
3.909.888.000
|
3.319.068.000
|
2.300.100.000
|
3.000.000.000
|