Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 885/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 2030

Số hiệu: 885/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 23/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 885/-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017- 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030” với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) nhằm phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương.

2. Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ.

3. Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng: tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới.

4. Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

5. Phát triển nông nghiệp hữu cơ phải huy động sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều, dừa...

- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1 - 2% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ theo tiềm năng thế mạnh được ưu tiên: Sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến sào, thịt gia súc gia cầm...

- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa...

- Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt khoảng 5 - 10% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng.

- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90 - 95%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75 - 80%.

- Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

- Sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đạt 3 triệu tấn vào năm 2020 và tăng dần trong các năm tiếp theo, tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón lên 15% năm 2025; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%.

b) Đến năm 2030

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5 - 3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều, dừa...

- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ bao gồm: Sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến sào, thịt gia súc gia cầm...

- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa...

- Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt khoảng trên 10% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng.

- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95 - 98%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 80 - 85%.

- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 -1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

III. NHIỆM VỤ

1. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực

Ưu tiên sử dụng các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ; ưu tiên lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi và giống cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ.

a) Vùng trồng trọt hữu cơ

Xác định được các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp với các sản phẩm chủ lực như lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, dừa, điều... cần có kế hoạch chuyển đổi các vùng đang sản xuất các sản phẩm chủ lực này sang sản xuất hữu cơ.

- Vùng lúa hữu cơ: diện tích gieo trồng khoảng 50 - 70 nghìn ha năm 2025 và khoảng 100 - 150 nghìn ha năm 2030.

- Vùng rau đậu hữu cơ: diện tích gieo trồng đạt khoảng 10 nghìn ha năm 2025 và trên 20 nghìn ha năm 2030.

- Vùng cây ăn quả các loại hữu cơ: diện tích trồng đạt khoảng 10 - 12 nghìn ha năm 2025 và khoảng 20 - 25 nghìn ha năm 2030.

- Vùng chè hữu cơ: diện tích trồng đến năm 2025 đạt khoảng 1,5 - 2 nghìn ha, năm 2030 khoảng 3 - 5 nghìn ha.

- Vùng hồ tiêu hữu cơ: diện tích hồng đến năm 2025 đạt khoảng 1,5 - 2 nghìn ha, năm 2030 đạt khoảng 3 - 4 nghìn ha.

- Vùng cà phê hữu cơ: diện tích hồng đạt khoảng 6 - 8 nghìn ha năm 2025 và khoảng 12 - 15 nghìn ha năm 2030

- Vùng điều hữu cơ: diện tích trồng đến năm 2025 đạt khoảng 1 - 1,5 nghìn ha, năm 2030 đạt khoảng 2 - 3 nghìn ha.

- Ngoài ra còn các vùng cây trồng hữu cơ tập trung khác như vùng dừa hữu cơ khoảng 2-4 nghìn ha, vùng ca cao hữu cơ tập trung khoảng 100 ha...

b) Vùng chăn nuôi hữu cơ

Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các sản phẩm chủ lực như: Sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến, thịt gia súc gia cầm... riêng vùng chăn nuôi trâu, bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ.

- Vùng chăn nuôi trâu, bò hữu cơ: đàn trâu, bò đến năm 2025 đạt khoảng 100 - 150 nghìn con và đến năm 2030 đạt khoảng 160 - 180 nghìn con, trong đó bò sữa khoảng 10-15 nghìn con năm 2025 và khoảng 20 - 30 nghìn con năm 2030.

- Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ: đàn lợn đạt khoảng 250 - 400 nghìn con năm 2025 và khoảng 600 - 800 nghìn con năm 2030.

- Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ: đàn gia cầm đạt khoảng 5 - 8 triệu con năm 2025 và khoảng 9 - 12 triệu con năm 2030, trong đó đàn gà hữu cơ khoảng 9 - 10 triệu con.

- Vùng nuôi ong hữu cơ: sản lượng mật ong hữu cơ khoảng 5 - 8 nghìn tấn.

c) Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ với các sản phẩm chủ lực như tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa... Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước, xuất khẩu. Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ tập trung với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 60 - 80 nghìn ha.

d) Vùng sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ

Vùng sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt khoảng 1,7 - 2 nghìn ha.

đ) Vùng sản xuất, khai thác sản phẩm từ tự nhiên

Xây dựng và phát triển vùng sản xuất hữu cơ được chứng nhận từ các vùng sản xuất, khai thác sản phẩm tự nhiên (rừng tự nhiên, ao hồ, sông suối tự nhiên).

2. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ

- Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực.

- Khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm đặc sản bản địa, sản phẩm khai thác từ tự nhiên có giá trị gia tăng cao và giá trị truyền thống.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng vườn cây hữu cơ gắn với thu gom rác thải, làm phân hữu cơ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ở các xã nông thôn mới.

3. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp với phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính.

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông nghiệp.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các cây trồng chủ lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

- Bảo tồn, phục tráng, khai thác, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao và giá trị sinh học đặc thù, đảm bảo tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân.

- Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đặc biệt kháng sâu bệnh, phù hợp với sản xuất hữu cơ; nghiên cứu, phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản.

- Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dược liệu và muối) gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương và mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại danh mục kèm theo; từng bước nhân rộng mô hình.

4. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức các cấp làm công tác quản lý, kiểm tra giám sát các tổ chức chứng nhận và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- Nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho các tổ chức chứng nhận.

- Đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ.

- Tăng cường giáo dục về nông nghiệp hữu cơ cho học sinh phổ thông và sinh viên các trường dạy nghề, cao đẳng và trường đại học thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất hữu cơ, tăng cường công tác đào tạo chuyên gia chuyên sâu về nông nghiệp hữu cơ (ở cả trung ương và địa phương); nâng cao chất lượng đào tạo, thành lập cơ sở đào tạo chuyên sâu về nông nghiệp hữu cơ được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định.

5. Phát triển các tổ chức chứng nhận, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình kỹ thuật

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để thành lập và phát triển các tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.

- Từng bước hình thành hệ thống tổ chức chứng nhận của Việt Nam được thừa nhận bởi các quốc gia nhập khẩu, tổ chức chứng nhận quốc tế.

- Các tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam phải thực hiện đúng và nghiêm túc việc quản lý giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hữu cơ do đơn vị chứng nhận.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất và quản lý nông nghiệp hữu cơ.

6. Tăng cường chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hữu cơ

- Ưu tiên chế biến các sản phẩm hữu cơ bao gồm các món ăn, các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc dược liệu, mỹ phẩm...để nâng cao giá trị gia tăng.

- Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao để chế biến sâu, tinh chế tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị cao mang thương hiệu Việt Nam.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

7. Phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Công bố công khai danh mục các vật tư đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng vật tư đầu vào hữu cơ để sản xuất sản phẩm hữu cơ trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản.

- Đa dạng nguồn sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ như các loại thức ăn xanh, ủ chua, sấy khô, bột cá... để phát triển chăn nuôi, thủy sản hữu cơ. Phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về nông nghiệp hữu cơ

a) Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung

- Các địa phương căn cứ vào lợi thế về điều kiện sinh thái, sản phẩm có thế mạnh và thị trường tiêu thụ, xác định các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ lực, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đánh giá đất đai, nguồn nước, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, kêu gọi các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân có nhu cầu sản xuất hữu cơ đầu tư vào sản xuất.

- Xây dựng hệ thống phân phối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ (kết hợp với du lịch, nông nghiệp sinh thái) theo đặc thù vùng miền, qua đó tổng kết bài học thành công để hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và tập huấn, chuyển giao.

- Tăng cường sử dụng vật liệu sẵn có, tái sử dụng, khép kín chu trình trong khu vực sản xuất tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ ổn định (thông qua sử dụng sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản và cung cấp nguyên liệu làm phân bón hữu cơ cho trồng trọt).

- Xác định các vùng có tiềm năng thế mạnh về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân có nhu cầu sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tư vào sản xuất.

b) Quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ

- Quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

- Quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản, chất phụ gia...

- Quản lý nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ: nước tưới cho cây trồng, nước dùng cho vật nuôi, nuôi trồng thủy sản...

- Quản lý các quy trình canh tác cây trồng hữu cơ, quy trình chăm sóc vật nuôi và thủy sản hữu cơ.

c) Quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

- Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận và có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, lôgô sản phẩm tương ứng với tiêu chuẩn đã được chứng nhận.

- Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ và chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn đã được chứng nhận khi lưu thông trên thị trường.

- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

2. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã có: Thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về nông nghiệp hữu cơ (thực hiện các khoản 1, 2, 3 Điều 16 và khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 chương VI về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ).

- Hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng cơ chế chính sách mới, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tư trong lĩnh vực này.

3. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.

4. Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm nông nghiệp hữu cơ

- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia thành lập các tổ chức chứng nhận trong nước có uy tín và đầu tư xây dựng các mô hình nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến các sản phẩm hữu cơ.

- Xây dựng mô hình khuyến nông về sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

- Xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ theo liên kết chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và nhân rộng theo các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, muối.

- Xây dựng mô hình về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp hữu cơ.

5. Thông tin tuyên truyền

- Truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong sử dụng, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và nha quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát, chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Hỗ trợ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn vốn:

- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các bộ ngành và lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì thực hiện Đề án bao gồm:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án của các bộ, ngành và địa phương khác có liên quan.

- Chủ trì đề xuất và xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

- Chủ trì lựa chọn và xác định các yếu tố hoàn thiện các mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các địa phương theo danh mục đã phê duyệt; chỉ định các đơn vị có năng lực nghiên cứu, chứng nhận và liên kết chuỗi giá trị tham gia triển khai các mô hình thí điểm; xây dựng kế hoạch triển khai và từng bước nhân rộng mô hình.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Bộ Y tế

- Nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị sinh học đặc thù đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và nâng cao bảo vệ sức khỏe của người dân.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường theo định kỳ quy định.

- Nghiên cứu khảo sát phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ các nguyên liệu dược liệu hữu cơ.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và địa phương đánh giá, xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; quy định việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, lồng ghép công tác bảo tồn với việc phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ.

- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thúc đẩy tái sử dụng chất thải, phế phụ phẩm hữu cơ trở thành nguyên liệu sản xuất, hạn chế vứt bỏ, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

4. Bộ Công Thương

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh thực phẩm hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện quản lý thị trường đối với sản phẩm hữu cơ theo quy định.

- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, sửa đổi, công bố các tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mô hình điểm phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trong các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

6. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ của đề án, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Ngân sách nhà nước và hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện bảo đảm hiệu quả đầu tư.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ ngành Nông nghiệp thực hiện Đề án này.

9. Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Phối hợp tham gia tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho hội viên thực hiện đề án thuộc thẩm quyền của Hiệp hội.

10. Nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức khác

Các bộ, ngành khác và các tổ chức hội nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; vận động, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Xác định sản phẩm lợi thế, lĩnh vực chủ lực, vùng có lợi thế về sản xuất hữu cơ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án, dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tiêu chuẩn ngành nông nghiệp.

- Xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù của địa phương như đất đai, hạ tầng, giống, công nghệ sản xuất hữu cơ... phục vụ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ của địa phương, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện đề án của địa phương gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Điều 3. Điều khoản thi hành

- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên mô hình

Quy mô

Sản phm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị thực hiện

I

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dược liệu và muối)

1

Xây dựng mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ tại một số tỉnh ĐBSCL

100 - 200 ha/01 mô hình

Gạo hữu cơ; Tôm hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

2

Xây dựng mô hình sản xuất lúa đặc sản hữu cơ tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, ĐBSH

20 - 50 ha/01 mô hình

Gạo đặc sản hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

3

Xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, ĐBSH, Tây Nguyên

20 - 50 ha/01 mô hình

Rau hữu cơ các loại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

4

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả có múi hữu cơ tại một số tỉnh trồng cây có múi trọng điểm

100 - 200 ha/01 mô hình

Quả hữu cơ và sản phẩm chế biến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

5

Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên

100 - 300 ha/01 mô hình

Chè hữu cơ các loại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

6

Xây dựng mô hình sản xuất cà phê hữu cơ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên

20 - 50 ha/01 mô hình

Cà phê hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

7

Xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu hữu cơ tại một số tỉnh Tây Nguyên, Đông nam Bộ

10 - 30 ha/01 mô hình

Hồ tiêu hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

8

Xây dựng mô hình sản xuất điều hữu cơ tại một số tỉnh Tây Nguyên, Đông nam Bộ

100 - 500 ha/01 mô hình

Điều hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

9

Xây dựng mô hình sản xuất dừa hữu cơ tại một số tỉnh ĐBSCL

100 - 500 ha/01 mô hình

Dừa hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

10

Xây dựng mô hình chăn nuôi hữu cơ tại một số tỉnh chăn nuôi tập trung, trọng điểm

- Gia súc, gia cầm: 300-10.000 con/01 mô hình;

- Ong mật: 200 -500 đàn/ 01 mô hình

Sữa, thịt, trứng và mật ong hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

11

Xây dựng mô hình sản xuất dược liệu hữu cơ với các loài bản địa có lợi thế tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Nam trung Bộ, Tây Nguyên

05 - 10 ha/01 mô hình

Dược liệu hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn

12

Xây dựng mô hình sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ tại một số tỉnh vùng sản xuất muối trọng điểm

50 - 500 ha/01 mô hình

Muối dinh dưỡng hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn.

II

Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ; chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ

1

Xây dựng và Phát triển mô hình tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tổ chức hoạt động độc lập về:

- Nghiên cứu vật liệu đầu vào đáp ứng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong điều kiện thực tế các vùng miền của Việt Nam;

- Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ phục vụ nông nghiệp hữu cơ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiệp hội, doanh nghiệp

2

Xây dựng và Phát triển mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Tổ chức hoạt động độc lập làm dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam và được thừa nhận bởi các nước nhập khẩu hoặc tổ chức chứng nhận uy tín trên thế giới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiệp hội, doanh nghiệp

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 885/QD-TTg

Hanoi, June 23, 2020

 

DECISION

APPROVAL OF THE ORGANIC AGRICULTURE DEVELOPMENT PROJECT 2020 - 2030

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization of Vietnam dated June 19, 2015; 

Pursuant to the Law on Investment of Vietnam dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Environmental Protection of Vietnam dated June 23, 2014; 

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations of Vietnam dated June 29, 2006; 

Pursuant to the Law on Products and Goods Quality of Vietnam dated November 21, 2007;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Law on Pharmacy of Vietnam dated June 14, 2015; 

Pursuant to Decree No. 109/2018/ND-CP dated August 29, 2018 of the Government of Vietnam on Organic Agriculture;

Pursuant to Decision No. 1819/QD-TTg dated November 16, 2017 of the Prime Minister of Vietnam approving the Agriculture Restructuring Plan 2017 – 2020;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approval of the “Organic Agriculture Development Project 2020 - 2030” with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. The Organic Agriculture Development Project 2020 - 2030 (hereinafter referred to as “the Project”) aims to serve the Agriculture Restructuring Project in the direction of increasing the value-added, developing sustainably, implementing national objective programs, and promoting the potential and strength of organic agriculture in regions and localities.

2. The development of organic agriculture must be in association with objectives of environmental protection, biodiversity development, and contribution to the development of tourism and service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The development of organic agriculture must be implemented at all scales and levels from households, cooperative groups, cooperatives, and enterprises to create safe organic products and environments for farmers and products and goods with high value-added.

5. The development of organic agriculture must mobilize the participation of managers, scientists, international organizations, and economic composition, especially enterprises, cooperatives, and households.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

Develop a sustainable and eco-friendly organic agriculture with high value-added and in association with the circular economy of agriculture serving domestic consumption and exportation. Produce products from organic agriculture certified to be suitable for standards of organic agriculture of the region and the world; make Vietnam a country with a level of organic agriculture production on par with advanced countries in the world.

2. Specific objectives

a) By 2025

- The agricultural land area for organic production will reach about 1,5-2% of the total area of agricultural land.

- The organic arable land area will reach about over 1% of the total arable land with the main crops such as rice, vegetables of various kinds, fruit trees, tea plants, black pepper, coffee trees, cashew trees, coconut trees, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The area of organic aquaculture will reach about 0,5-1,5% of the total area of aquaculture with a number of special aquatic species that have economic value: brackish water shrimps, giant freshwater shrimps, native aquatic species, etc.

- The production area of ​​organic nutritional salts will reach about 5-10% of the total production area of ​​nutritional salts.

- Regarding herbal products and non-timber forest products from the nature, the ratio of the organic output to the total output will reach about 90 - 95%; regarding intensive farming (using the forest environment for production), the ratio of organic output to the total output will reach about 75 - 80%.

- Improvement of the efficiency of organic production per unit area; the value of products per hectare of organic cultivation and aquaculture land will be 1,3 - 1,5 times higher than that of non-organic production.

- Production and consumption of organic fertilizers in Vietnam will reach 3 million tons by 2020 and gradually increase in the following years, increasing the ratio of organic fertilizer products to the total fertilizer products to 15% by 2025 and the number of permitted biological plant protection drugs to over 30%.

b) By 2030

- The agricultural land area for organic production will reach about 2,5 - 3% of the total area of agricultural land.

- The organic arable land area will reach about over 2% of the total arable land with the main crops such as rice, vegetables of various kinds, fruit trees, tea plants, black pepper, coffee trees, cashew trees, coconut trees, etc.

- The percentage of organic livestock products will reach about 2-3% of the total of organic livestock products produced in Vietnam. Livestock products that will be certified organic according to their prioritized strengths: Milk, honey products, swallow's nest products, poultry and cattle meats, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The production area of ​​organic nutritional salts will reach about over 10% of the total production area of ​​nutritional salts.

- Regarding herbal products and non-timber forest products from the nature, the ratio of the organic output to the total output will reach about 95 - 98%; regarding intensive farming (using the forest environment for production), the ratio of organic output to the total output will reach about 80 - 85%.

- The value of products per hectare of organic cultivation and aquaculture land will be 1,5 - 1,8 times higher than that of non-organic production.

III. TASKS

1. Development of concentrated areas of organic agriculture production and key organic products.

Prioritize the use of areas with favorable land and climate conditions for each tree and animal species for organic production; prioritize the selection of crops, livestock, and tree species that are well-adapted to soil conditions, resistant to pests, and have a market for organic product consumption.

Form production areas of native and typical products that have the potential for branding and product geographical indications for investment in organic production.

a) Organic cultivation areas

To determine areas of organic agriculture production suitable for key products such as rice, vegetable of various kinds, fruit trees, tea plants, black pepper, coffee trees, coconut trees, cashew trees, etc., it is necessary to have a plan to convert areas producing such key products to organic production areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organic vegetable plantation area: the cultivated area will reach about 10 thousand hectares by 2025 and over 20 thousand hectares by 2030.

- Organic fruit tree plantation area: the cultivated area will reach about 10 -12 thousand hectares by 2025 and about 20 - 25 thousand hectares by 2030.

- Organic rice plantation area: the cultivated area will reach about 1,5 - 2 thousand hectares by 2025 and about 3 - 5 thousand hectares by 2030.

- Organic rice plantation area: the cultivated area will reach about 1,5 - 2 thousand hectares by 2025 and about 3 - 4 thousand hectares by 2030.

- Organic coffee tree plantation area: the cultivated area will reach about 6 - 8 thousand hectares by 2015 and about 12 - 15 thousand hectares by 2030.

- Organic cashew tree plantation area: the cultivated area will reach about 1 - 1,5 thousand hectares by 2025 and about 2 - 3 thousand hectares by 2030.

- Additionally, other concentrated plantation areas of organic trees, such as organic coconut tree plantation area will reach about 2-4 thousand hectares and concentrated organic cocoa plantation areas will reach about 100 hectares, etc.

b) Organic livestock areas

Develop organic livestock production areas of key products, such as milk, honey products, swallow products, poultry and cattle meats, etc., especially organic buffalo and cow breeding areas must be associated with grasslands and cultivated areas for organic forage production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organic pig breeding areas: the herd of pigs will reach 250 - 400 thousand heads by 2025 and about 600 - 800 thousand heads by 2030.

- Organic poultry breeding areas: the herd of poultry will reach 5 - 8 million heads by 2025 and about 8 - 12 million heads by 2030, of which the organic herd of poultry will be 9 - 10 million.

- Organic bees keeping areas: the organic honey output will reach about 5 - 8 thousand tons.

c) Organic aquaculture areas

Develop organic aquaculture areas with key products such as brackish water shrimps, giant freshwater shrimps, native aquatic species, etc. Develop organic aquaculture areas in association with the Vietnamese market and importation. The concentrated organic aquaculture area with the water surface area for organic aquaculture will reach about 60 - 80 thousand hectares.

d) Organic nutritional salt production areas

Organic nutritional salt production areas will reach about 1,7 - 2 thousand hectares.

dd) Areas of production and utilization of natural products

Construct and develop certified organic production areas from areas of production and utilization of natural products (natural forests, lakes, rivers, and streams).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop joint models based on the value chain between enterprises and cooperatives producing, processing, and conducting the business of organic products in concentrated production areas, creating large-scale goods regarding key products.

- Encourage production forms at the scale of cooperatives, enterprises, or cooperative groups for the production of products of native specialties and products utilized from nature with high value-added and traditional value.

- Promote the movement of constructing organic gardens in association with waste collection, organic fertilizer making, and construction of green, clean, and beautiful environments in new rural communes.

3. Research on the development and application of technology in organic agriculture

- Develop and complete technical processes in the direction of applying high technology combined with promoting native knowledge and organic production in association with the value chain for key products to improve productivity and quality and reduce input costs and greenhouse gas emissions.

- Research on the development and application of biological products, bio-organic fertilizers, and biological control agents to improve productivity and quality of products and replace antibiotics in livestock and aquaculture; biological products for agricultural environment remediation

- Research and assess the status of soil fertility and nutritional needs for key crops for sustainable organic agriculture production.

- Preserve, restore, utilize, develop, and construct geographical indications and cooperative labels for the native and endemic tree and animal species with comparative advantage and high economic value.

- Research and develop products from organic agriculture with high quality and typical biological values, ensuring competitiveness and meeting the needs of people’s health protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Deploy pilot implementations of organic agriculture production models in association with the value chain for certain key products, specialties with advantages of localities, and models of research on the application of technology transfer of organic agriculture production and certification of products meeting organic standards are attached hereof; gradually expand the implementation of the mentioned models.

4. Human resource training and development

- Improve the capacity of officials at various levels who are managing, inspecting, and supervising certifying organizations and products from organic agriculture.

- Improve the capacity of organic product certification for certifying organizations.

- Provide training for enterprises and individuals that produce and trade organic products.

- Increase education on organic agriculture for general students and students of vocational schools, colleges, and universities in the field of agriculture, forestry, and fishery.

- Improve the human resource quality for organic production, increase the training of specialists in organic agriculture (at central and local levels), improve the training quality, and establish in-depth training facilities in organic agriculture as designated by state management agencies.

5. Development of certifying organizations, completion of the systems of standards and regulations, and technical processes

- Support and facilitate the establishment and development of organizations certifying products from organic agriculture in accordance with Vietnamese standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organizations certifying products from organic agriculture in Vietnam shall strictly implement the management and supervision of organizations and individuals engaged in organic agriculture production they certified.

- Develop standards, regulations, and technical processes for the production and management of organic agriculture.

6. Increase in the processing, consumption, and exportation of organic products

- Prioritize the processing of urban products including dishes, foods, beverages, herbal drugs, cosmetics, etc. to enhance the value-added.

- Develop joint models based on the value chain of products from organic agriculture from production to processing and consumption, applying high technologies for deep processing and refining to create high-value products from organic agriculture with Vietnamese brands.

- Provide support in developing brands, promoting products, and developing the market for Vietnamese products from organic agriculture.

- Encourage enterprises to put products from organic agriculture into the system of supermarkets, convenience stores, and safe product supply chains.

7. Development of input supplies serving the development of organic agriculture

- Disclose the list of input supplies that meet the standards of organic agriculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Diversify product sources for organic livestock and aquaculture feeds such as green feeds, silage, dried feeds, fish powder, etc., to develop organic livestock and aquaculture. Develop and use breeds and organic input supplies in organic aquaculture.

IV. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Improvement of the effectiveness and efficiency of enforcement of laws on organic agriculture

a) Development of concentrated organic agriculture production areas

- Administrative divisions shall, based on their local ecological conditions, products with advantages, and consumer markets, develop organic agriculture development projects, assess land and water sources, develop mechanisms and policies on supporting and orienting the development of concentrated organic agriculture production areas, and mobilize enterprises, cooperatives, and people with organic production needs to invest in production.

- Develop a distribution system based on the value chain from production and processing in association with the consumer market of organic products (combined with ecological tourism and agriculture) according to the characteristics of regions, thereby summarizing successful lessons to complete technical processes, training, and transfer.

- Increase the use of existing, recycled, and closed-cycle materials in production areas, creating a premise for the development of stable organic agriculture (via the use of products from cultivation as livestock, aquaculture feeds, and provision of materials for making organic fertilizers for cultivation).

- Identify areas with potential and strengths in the production of products from organic agriculture to encourage enterprises, cooperatives, and the people with organic production needs to investment production.

b) Input management of organic production

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strictly manage input supplies used in organic production, such as fertilizers, plant protection drugs, veterinary drugs, preservatives, additives, etc.

- Manage the water source used for organic agriculture production, such as water for trees, water for livestock, aquaculture, etc.

- Manage culture processes of organic trees and caring processes of organic livestock and aquaculture.

c) Management of products from organic agriculture

- Vietnamese products from organic agriculture, when circulating on the market, must be certified and have labels, origin tracing stamps, and product logos corresponding to the certified standards.

- State management agencies shall inspect facilities that produce and trade organic products and the quality of products from organic agriculture according to regulations to ensure the quality is suitable for certified standards when such products are circulating on the market.

- Establishment of an origin tracing system of organic products at each stage of production, processing, and consumption.

2. Completion of institutions, mechanisms, and policies on organic agriculture development

- Continue to implement the existing mechanisms and policies: Implement promulgated mechanisms and policies on organic agriculture (implement Clauses 1, 2, 3 Article 16 and Clauses 1, 2, 3, 4, 5 Article 17 Chapter VI of Decree No. 109/2018/ND-CP dated August 29, 2018 of the Government of Vietnam on policies on encouragement to develop organic agriculture).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop new mechanisms and policies, especially for encouraging enterprises to invest in organic agriculture and facilitating creative and innovative entrepreneurship enterprises to invest in organic agriculture.

3. Promotion of scientific research, technology transfer, and international cooperation

- Increase international cooperation in conducting scientific research and applying technology transfer serving the production of input supplies for organic agriculture production.

- Develop the Program of Science and Technology for Organic Agriculture Development 2020 - 2030.

4. Development and expansion of organic agriculture location models

- Support and encourage private enterprises to participate in establishing prestigious certifying organizations in Vietnam and invest in the development of research and technology transfer models for producing and processing organic products.

- Develop models of agricultural extension for production and processing in association with the consumption of products from organic agriculture; complete technical processes, training, and technology transfer for farmers.

- Develop organic agriculture models based on a closed value chain link from production – processing – consumption of organic products and extend such models in the fields of cultivation, livestock, forestry, fishery, and salt.

- Develop models of training and improvement of human resource quality for organic agriculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implement communication to improve the awareness and knowledge of the community regarding organic agriculture.

- Disseminate, universalize, guide, and implement standards, policies, and laws on organic agriculture to create confidence for consumers in using products from organic agriculture; improve the awareness of enterprises, producers, and managers regarding strict compliance with processes of production, supervision, and certification to promote organic agriculture development.

- Support communication campaigns to raise consumers' awareness of products from organic agriculture.

V. BUDGET FOR PROJECT IMPLEMENTATION

1. Capital source:

- Private investment capital of enterprises, sponsorship, aid, and other legal mobilized capital from organizations and individuals inside or outside of Vietnam as prescribed by law.

- Budget capital via supporting the development of plans, projects, technical advice, and infrastructure of Ministries and central authorities integrated from national objective programs, socio-economic development programs, the budget for science and technology, agricultural extension, ODA projects, and relevant science and technology programs.

- Other legal capital sources.

2. Management and use of budget from the state budget for implementing tasks of projects shall comply with the Law on State Budget of Vietnam and relevant regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam is the focal agency and shall:

- Take charge and cooperate with Ministries, central authorities, and administrative divisions in implementing the Project; proactively integrate objectives and tasks of the Project into national objective programs and projects of relevant Ministries, central authorities, and administrative divisions.

- Take charge of proposing and developing necessary mechanisms and policies related to organic agriculture.

- Take charge of selecting and identifying elements to complete pilot models of local organic agriculture production according to the approved list; designate units capable of conducting research, certifying, and linking value chains to participate in implementing pilot models; develop implementation plans and gradually extend the mentioned models.

- Organize dissemination, universalization, training, and guidance on content related to the Project.

- Organize the inspection, supervision, and assessment and annually submit reports on the implementation of the Project to the Prime Minister of Vietnam.

2. Ministry of Health of Vietnam shall:

- Research and apply products from organic agriculture with high nutritional quality and typical biological values, satisfying the needs of people's health protection and disease prevention.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regularly inspect and supervise products from organic agriculture circulating on the market according to the prescribed period.

- Research, survey, and develop products of traditional medicine and health protection food from organic herbs.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam shall:

- Take charge and cooperate with Ministries, central authorities, and administrative divisions in assessing and identifying regions eligible for organic production; promulgate regulations on implementation of requirements for the effective use, utilization of natural resources, environmental protection, and biodiversity, and integrate the work of preservation into the development of organic agriculture development areas.

- Research and propose measures to promote the reuse of wastes discarded by-products as production materials, limiting disposal, wastefulness, and environmental pollution.

4. Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall:

- Implement state management of organic food business and other organic products under its management as per regulation; implement market management of organic products as per regulation.

- Carry out the functions of inspection and supervising products from organic agriculture circulating on the market.

5. Ministry of Science and Technology of Vietnam shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in approving tasks of scientific research and technology transfer and models of organic agriculture development locations in National Science and Technology Programs.

6. Ministry of Finance of Vietnam shall:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, the Ministry of Science and Technology of Vietnam, and relevant Ministries and central authorities in guiding mechanisms and policies on support for organic agriculture development.

- Allocate the budget for the regular performance of tasks of projects in accordance with regulations of the Law on State Budget of Vietnam and relevant regulations.

7. The Ministry of Planning and Investment of Vietnam shall:

Take charge and cooperate with relevant Ministries and central authorities in balancing and allocating the budget for the implementation of programs and projects as prescribed by the Law on Public Investment of Vietnam and Law on State Budget of Vietnam, and guiding the integration of capital sources to ensure the investment effectiveness.

8. The State Bank of Vietnam shall:

Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in reviewing and developing mechanisms and policies to support Agricultural Authorities in implementing this Project.

9. Vietnam Organic Agriculture Association shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Tasks of other agencies and organizations

Other Ministries, central authorities, and professional associations and organizations shall, based on their functions and tasks, proactively cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, administrative divisions, and relevant agencies in implementing the Plan, mobilizing and providing dissemination for people and enterprises to encourage them to participate in the production and consumption of organic products and link the value chain of organic agriculture.

11. People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities shall:

- Identify products with advantages, key fields, and regions with advantages in organic production, and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam in developing plans and projects for organic agriculture development that satisfy requirements and comply with agricultural standards.

- Develop specific local mechanisms and policies on land, infrastructure, breeds, organic production technology, etc. for the development of organic agriculture.

- Allocate budget from the local budget and mobilize legal capital sources to implement organic agriculture development plans in their areas.

- Regularly inspect the implementation of the local organic agriculture development project, annually summarize and submit reports on the performance of local projects to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam for summary and submission of reports to the Government of Vietnam.

Article 3. Implementation provisions

- This Decision comes into force as of its date of signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

 

APPENDIX

LIST OF PILOT MODELS OF THE IMPLEMENTATION OF THE ORGANIC AGRICULTURE DEVELOPMENT PROJECT 2020 - 2030
(Promulgated with Decision No. 885/QD-TTg dated June 23, 2020 of the Prime Minister of Vietnam)

No.

Model name

Scale

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Presiding unit

Implementation unit

I

Organic agriculture production (cultivation, aquaculture, livestock, herbs, and salts)

1

Construction of organic rice - shrimp production models in certain provinces of the Mekong Delta of Vietnam

100 - 200 hectares per model

Organic rice; organic shrimps

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

Construction of organic specialty rice production models in certain provinces of the Northern Midland and Mountainous Area and the Red River Delta of Vietnam

20 - 50 hectares per model

Organic specialty rice

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

3

Construction of organic vegetable production models in certain provinces of the Northern Midland and Mountainous Area, Red River Delta, and Western Highlands of Vietnam

20 - 50 hectares per model

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

4

Construction of organic citrus fruit production models in certain provinces with key citrus tree cultivation in Vietnam

100 - 200 hectares per model

Organic fruits and processed products

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



100 - 300 hectares per model

Organic teas of various kinds

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

6

Construction of organic coffee production models in certain provinces of the Northern Mountainous Area and Western Highlands of Vietnam

20 - 50 hectares per model

Organic coffees

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7

Construction of organic black pepper production models in certain provinces of the Western Highlands and Southeast Region of Vietnam

10 - 30 hectares per model

Organic black pepper

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

8

Construction of organic cashew production models in certain provinces of the Western Highlands and Southeast Region of Vietnam

100 - 500 hectares per model

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

9

Construction of organic coconut production models in certain provinces of the Mekong Delta of Vietnam

100 - 500 hectares per model

Organic coconuts

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cattle, poultry: 300 - 10.000 heads per model

- Honey bees: 200 - 500 herds per model

Organic milk, meat, eggs, and honey

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

11

Construction of organic herb production with species with advantages in certain provinces of the Northern Mountainous Area, South Central Coast, and Western Highlands of Vietnam

5 - 10 hectares per model

Organic herbs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Enterprises and cooperatives in the area

12

Construction of organic nutritional salt production models in certain provinces with key salt production in Vietnam

50 - 500 hectares per model

Organic nutritional salts

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Enterprises and cooperatives in the area

II

Research, application, and transfer of organic agriculture production technology; certification of organic products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Construction and development of models of organizations that conduct research, apply, and transfer organic agriculture production technology and services

 

Independent organizations that:

- Conduct research on input supplies satisfying the actual conditions of organic agriculture production in regions of Vietnam;

- Transfer organic agriculture technique, technology, and service.

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Associations, enterprises

2

Construction and development of models of organizations that provide services of certification of products from organic agriculture

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Independent organizations that provide services of certification of productions from organic agriculture in compliance with standards of Vietnam and recognized by import countries or reputable certifying organizations in the world.

Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam

Associations, enterprises

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/06/2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.295

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!