Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 180/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Dương Xuân Huyên
Ngày ban hành: 30/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 180/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 7 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2025, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2025-2027, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2026-2030 LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Thực hiện Công văn số 3244/BGDĐT-KHTC ngày 28/6/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và Kế hoạch ngân sách 3 năm 2025-2027 thuộc lĩnh vực giáo dục, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch như sau:

A. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (KTXH) NĂM 2025 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2024 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC

1. Đánh giá chung

Năm 2024 là năm có vai trò quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025. Bước vào triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2024, bên cạnh những thuận lợi như: tình hình chính trị - xã hội của nước ta ổn định, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, các động lực về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất nhập khẩu được quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: tình hình trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; thương mại, đầu tư toàn cầu phục hồi chậm,...

Tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 4,72%[1], ước cả năm 2024 tăng 6,33%[2], trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 9,29%, dịch vụ tăng 5,05%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,44%.

Kinh tế nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò là bệ đỡ trong phát triển kinh tế. Tổng diện tích gieo trồng cơ bản ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả sản xuất công nghiệp chung của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,14%, thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 là 2,5 điểm %[3]; có 8/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn có sản lượng tăng; hết năm 2024 ước chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,22% (cao hơn so với năm 2023, năm 2023 đạt 6,42%, thấp hơn năm 2022, năm 2022 là 7,09% và cao hơn năm 2021, năm 2021 là 5,28%), các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn đạt kế hoạch đề ra[4]. Đến hết tháng 6/2024, đã thành lập 02 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 09 cụm công nghiệp tại 06 huyện và thành phố Lạng Sơn với quy mô diện tích 372,82 ha. Kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tiến độ lập, hoàn thiện các quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu được tập trung đẩy nhanh thực hiện. Tăng cường các biện pháp quản lý và đẩy mạnh hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa mở tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh 6 tháng đầu năm tăng 20,8% so với cùng kỳ, thực hiện 2.720 triệu USD, đạt 53,3% kế hoạch; hết năm 2024 ước 5.800 triệu USD[5], đạt 113,7% kế hoạch, tăng 21,3% so với năm 2023 và tăng 43,2% so với trung bình 3 năm 2021 - 2023[6]. Xuất khẩu hàng địa phương trong 6 tháng đầu năm ước 74 triệu USD, đạt 43,8% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ, ước cả năm đạt 169 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 8,3%, đạt mục tiêu đề ra.

Hoạt động thương mại phát triển đúng định hướng, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cơ bản được ổn định, lạm phát tiếp tục được kiềm chế. Tính hết 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 2,85%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước[7]; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước 17.760,12 tỷ đồng, đạt 43,86% kế hoạch, tăng 13,12%, Ước hết năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 1,9%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 36.904 tỷ đồng, đạt 91,1% kế hoạch, tăng 13,12% so với năm 2023, tăng 31,74% so với trung bình giai đoạn 2021 - 2023[8].

UBND tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và giải ngân vốn đầu tư công. Tổ chức phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2024 theo quy định, đảm bảo thời gian, đúng mục tiêu, cơ cấu, định mức và danh mục, đạt 99,5% kế hoạch (năm 2023 đạt 81,5%). Chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng đối với từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm, có tính chất lan tỏa, liên kết vùng, tuy nhiên kết quả đạt được tại các địa bàn chưa đồng đều. Tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án, trọng tâm là dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và chương trình phục hồi phát triển KTXH.

Các Chương trình MTQG, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH được tập trung tháo gỡ khó khăn và triển khai ngay từ đầu năm. Căn cứ Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG, UBND tỉnh đã khẩn trương hoàn thành, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn. Tổng giải ngân vốn các Chương trình MTQG năm 2024 ước thực hiện 340 tỷ đồng, đạt 37,5% kế hoạch. Công tác rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng được tăng cường. Công tác lập, thẩm định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị cơ bản đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng theo quy định.

Công tác điều hành, thu chi ngân sách triển khai chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo đúng quy định. Việc tăng cường phân cấp nguồn thu đã tạo điều kiện cho UBND các huyện, thành phố nâng cao tính chủ động, trách nhiệm trong quản lý, khai thác, nuôi dưỡng hiệu quả nguồn thu, 100% huyện, thành phố ước thu đạt và vượt tiến độ dự toán giao. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm vượt tiến độ, tăng 31,3% so với cùng kỳ, ước thu 5.020,69 tỷ đồng, đạt 67,1% dự toán; ước thu cả năm 2024 là 8.302,2 tỷ đồng, đạt 112,4% dự toán Trung ương giao, đạt 110,9% dự toán tỉnh giao, tăng 6,4% so với năm 2023, tăng 13,85% so với năm 2022[9].

Chất lượng GDĐT tiếp tục nâng cao và cải thiện toàn diện. Hoàn thành chương trình năm học 2023 - 2024 đúng thời gian, tiến độ chung của cả nước; Tổ chức an toàn, nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và tuyển sinh năm học 2024 - 2025, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,1%, tăng 0,91% so với năm 2023. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao tại các kỳ thi cấp quốc gia; tổ chức thành công các cuộc thi, hội thi cấp tỉnh; tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI năm 2024; xếp thứ 3 toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc - khu vực 1. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả cao, 6 tháng đầu năm đã công nhận mới 08 trường (tăng 02 trường so với cùng kỳ) đạt 53,3% kế hoạch, đã công nhận lại 10 trường (tăng 06 trường); dự ước hết năm 2024 công nhận mới 16 trường học, nâng tổng số trường học đạt chuẩn lên 316 trường, tăng 84 trường so với năm 2020. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.

Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT và các bộ ngành trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt.

Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao dẫn đến khó khăn trong huy động học sinh (HS) đi học và huy động xã hội hóa (XHH). Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện còn thiếu, chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho GDĐT còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cơ sở hạ tầng giáo dục được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Công tác duy trì các tiêu chí đã được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia ở một số nơi gặp khó khăn, nhất là tiêu chí về CSVC. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT[10] có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH (các chỉ tiêu về y tế, giảm nghèo) năm 2023.

2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT năm 2024

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

- Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2023 - 2024

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch 2023 - 2024

Thực hiện 2023 - 2024

Kết quả

1

Tổng số HS

-

Nhà trẻ

Trẻ

10.900

11.545

đạt

-

Mẫu giáo

HS

38.100

40.901

đạt

-

Tiểu học

HS

74.493

73.092

Chưa đạt

-

Trung học cơ sở (THCS)

HS

52.197

56.043

đạt

-

Trung học phổ thông (THPT)

HS

23.115

23.345

đạt

2

Tỷ lệ huy động

-

Trẻ dưới 3 tuổi

%

47,14

49,3

đạt

-

Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi

%

98,10

98,25

đạt

-

Tiểu học (đúng độ tuổi)

%

92,96

92,7

Chưa đạt

-

THCS (đúng độ tuổi)

%

100

100

đạt

3

Phổ cập giáo dục

-

Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi

%

100

100

đạt

-

Duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS

%

100

100

đạt

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

64

64

đạt

5

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch)

Trường

295

295

đạt

Các chỉ tiêu chưa đạt: duy trì sĩ số học sinh cấp Tiểu học, THPT giảm. Nguyên nhân: đối với giáo dục phổ thông (GDPT) do HS bỏ học, một số HS THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; ngoài ra, việc dự báo số HS tuyển mới vào đầu cấp, số chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 (tại Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục)

2.2.1. Đối với các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024

a) Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ban hành các nghị quyết liên quan đến lĩnh vực GDĐT[11]. UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh[12]. Chỉ đạo ngành GDĐT hướng dẫn các đơn vị chủ động, tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh....

b) Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non,GDPT và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ QLGD các cấp

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục Lạng Sơn được giao 14917 giáo viên các cấp học (trong đó: mầm non: 4241, TH: 5006, THCS: 3485, THPT: 1747: CĐSP: 138). Số giáo viên hiện có mặt: 14749, trong đó: biên chế: 14216

(trong đó: mầm non: 4195, TH: 4883, THCS: 3336, THPT: 1664: CĐSP: 138), hợp đồng: 533. Đầu năm học, Sở GDĐT, UBND các huyện, thành phố, căn cứ số lớp học, số học sinh, thực hiện điều động giáo viên giữa các CSGD thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp, đảm bảo có giáo viên dạy đủ các môn học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018[13].

c) Bố trí, phân bổ ngân sách nhà nước và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, hằng năm UBND tỉnh đều ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, tỷ trọng chi ngân sách chi cho sự nghiệp GDĐT và dạy nghề trên tổng chi ngân sách của địa phương (số thực hiện các năm 2022: 24,5% và ước thực hiện 2023: 25,5% ); chỉ đạo Sở GDĐT khẩn trương thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của ngành, đặc biệt là công tác đầu tư CSVC, mua sắm TBDH tối thiểu phục vụ Chương trình GDPT 2018.

d) Hội nhập quốc tế trong giáo dục; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo

Hằng năm theo cơ chế luân phiên, ngành GDĐT Lạng Sơn thực hiện ký kết Bản ghi nhớ giữa các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Việt Nam và Sở Giáo dục Quảng Tây, Trung Quốc về công tác giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.[14] Sở GDĐT tham mưu tổ chức thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, phối hợp với trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức bồi dưỡng cho 300 GV Tiếng Anh các cấp; phối hợp với các cơ quan liên quan và Trường Đại học Leeds (Anh Quốc), tổ chức tập huấn cho 36 GV cấp THPT tại một số CSGD trên địa bàn tỉnh về nội dung: “Phát triển phương pháp giảng dạy tiếng Anh thích ứng với văn hóa bản địa dành cho GV ở các khu vực DTTS”. Tổ chức các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội cho HSSV và GV tiếng Anh được tiếp xúc, học tập với người nước ngoài.[15] Tuy nhiên năng lực của một số GV chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nhiều trường thiếu GV Tiếng Anh, Tiếng Trung, nguồn tuyển thiếu phải hợp đồng ngắn hạn.

đ) Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính (CCHC) trong toàn ngành

Năm 2023, thực hiện công tác CCHC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ khi vượt 02 bậc trên bảng xếp hạng CCHC các Sở, ban, ngành do UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá (từ vị trí thứ 07 năm 2022 lên vị trí 05 năm 2023)[16]. Tuy nhiên vẫn còn có một số tồn tại: việc thực hiện tiết kiệm kinh phí được phân bổ để thực hiện tự chủ chưa đạt 5% tổng kinh phí được giao năm 2023; việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với các TTHC thuộc lĩnh vực giáo dục (tính trên số TTHC) chưa đạt 85% theo kế hoạch được giao. Năm 2023 Sở GDĐT thực hiện kỷ luật 05 viên chức tại các đơn vị trực thuộc Sở. Việc niêm yết danh mục TTHC thuộc thẩm quyền quản lí tại các đơn vị trực thuộc còn chưa được quan tâm đúng mức: có đơn vị chưa niêm yết đúng theo hướng dẫn; còn nhầm lẫn giữa quy định, quy trình trả hồ sơ (học bạ, giấy báo điểm...) của học sinh, quản lý hồ sơ của giáo viên với quy trình giải quyết TTHC; địa điểm niêm yết công khai TTHC còn chưa thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc tra cứu của cá nhân học sinh, phụ huynh; một số đơn vị chưa niêm yết mã QR theo hướng dẫn.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GDĐT

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2022; Công văn số 2354/TTCP-KHTH ngày 23/10/2023 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 19/12/2023 ban hành kế hoạch thanh tra năm 2024, trong đó có lĩnh vực thuộc ngành GDĐT.

2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương đối với GV, giảng viên CBQL giáo dục; đối với HSSV; chính sách đối với CSGD; chính sách tài chính GDĐT: Phân bổ ngân sách, đào tạo GV, đặt hàng giao nhiệm vụ…; chính sách đối với CSGD ngoài công lập; hiệu quả sử dụng NSNN; đánh giá về tăng cường CSVC, thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu; đánh giá về sắp xếp, dồn ghép các CSGD trên địa bàn; việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GDĐT cho các CSGD,...

Tỉnh đã chỉ đạo Sở GDĐT và các cơ quan liên quan thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với HSSV; GV, giảng viên; CSGD công lập. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành chính sách của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục ngoài công lập[17]. Xây dựng chính sách của tỉnh: ban hành một số cơ chế chính sách nhằm thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh, tạo điều kiện cho CBCCVC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng[18].

3. Tình hình thực hiện Nghị quyết 35/2019/NQ-CP của Chính phủ và công tác XHH giáo dục

Công tác XHH: chỉ đạo ngành GDĐT tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh XHH các hoạt động GDĐT, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường; ngành lồng ghép vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học và cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch của đơn vị. Vận động các tổ chức, đoàn thể, Nhân dân đóng góp, giúp đỡ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.[19] Cùng với việc đầu tư, nâng cấp các trường, cơ sở công lập, ngành GDĐT quan tâm chú trọng đến công tác huy động, xây dựng, phát triển các CSGD ngoài công lập. Hiện có 07 trường mầm non tư thục và 31 cơ sở mầm non tư thục.[20] Năm 2023, toàn tỉnh có 200 Hội khuyến học xã, thị trấn với 2.342 Chi hội khuyến học, 330 Ban khuyến học và 266 dòng họ khuyến học; Hội khuyến học các xã, thị trấn đã khen thưởng 89.350 học sinh khá, giỏi với số tiền là 7.562.883.800 đồng và trao học bổng cho 8.057 học sinh nghèo hiếu học với số tiền là 2.275.413.000 đồng. Việc quản lý các nguồn lực đảm bảo đúng theo quy định.

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2025 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC

1. Căn cứ, định hướng và yêu cầu xây dựng kế hoạch

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021-2025 đối với lĩnh vực GDĐT; Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025.

- Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KTXH và các điều kiện thực tế, địa phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GDĐT và dự toán NSNN giai đoạn 2021-2025 và năm 2025.

- Căn cứ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT của địa phương năm 2024, địa phương triển khai xây dựng kế hoạch năm 2025 cần đảm bảo tính bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về GDĐT.

2. Định hướng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH năm 2025 thuộc lĩnh vực giáo dục

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2021 - 2025) và Chiến lược phát triển phát triển KTXH 10 năm 2021-2030; Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 thuộc lĩnh vực giáo dục, đồng thời là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ngành Giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình GDPT năm 2018; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD; tăng cường CSVC bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, khắc phục tình trạng thiếu GV, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường CSVC bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng đào tạo nhân lực các ngành ngành, lĩnh vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, chip bán dẫn,... có tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Yêu cầu đối với xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 thuộc lĩnh vực giáo dục

3.1 Yêu cầu đối với đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển năm 2024

- Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển GDĐT được đưa ra tại các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh về phát triển KTXH hội 5 năm 2021 - 2025 và năm 2024, các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành và thực hiện kế hoạch hằng năm; đánh giá đúng thực chất, bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, có so sánh với năm 2023 và các năm 2021-2023, bao gồm: các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển KTXH 06 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2024; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong phát triển KTXH.

- Bám sát các định hướng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng GDĐT được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung ương đối với lĩnh vực GDĐT.

3.2. Đối với Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 thuộc lĩnh vực giáo dục

Năm 2025 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển GDĐT năm 2025. Trong đó:

- Năm 2025, ngành giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình GDPT mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 63-NQ/TU ngày 29/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS; đổi mới công tác quản lý, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập; tăng cường an ninh, an toàn trong trường, lớp học; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho HS; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục sắp xếp, xử lý hiệu quả vấn đề thừa, thiếu GV cục bộ. Thực hiện tốt các chính sách phát triển GDĐT cho vùng khó khăn, đồng bào DTTS và đối tượng chính sách; đẩy mạnh XHH, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục; tập trung xây dựng và phát triển đổi ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục.

- Hoàn thành việc tích hợp quy hoạch, phát triển mạng lưới CSGD phù hợp với quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục[21]. Phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ trên 90% NG&CBQLGD đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên (mầm non trên 95%; tiểu học trên 80%; THCS trên 85%; THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục chuyên nghiệp đạt 100%); trình độ trên chuẩn đạt trên 22%.

- Tiếp tục thực hiện đầu tư, tăng cường CSVC theo hướng chuẩn hóa bảo đảm đến năm 2030 đạt 100% trường, lớp học cơ bản được xây dựng kiên cố.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc “Đổi mới chương trình, SGK GDPT” theo đúng lộ trình.

- Phấn đấu công nhận thêm 21 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 295 trường. Đến hết năm 2025, toàn tỉnh có 305 trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của địa phương, của ngành giáo dục năm học 2024 - 2025: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước; các chủ trương, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, CBQL giáo dục, GV, nhân viên ngành giáo dục, các tầng lớp Nhân dân nhằm nhận thức sâu sắc và đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động số 100-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW, Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 63- NQ/TU, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, đổi mới tư duy về giáo dục của cả hệ thống chính trị, nhất là trong ngành Giáo dục. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Thực hiện đổi mới và chuẩn hóa nội dung GDMN, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách của trẻ. Thực hiện chương trình GDPT mới 2018, chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Thực hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; gắn đào tạo với nhu cầu việc làm, đáp ứng nhu cầu của người học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục theo quy định của Bộ GDĐT. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các phương thức đào tạo, xây dựng hệ thống giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân gắn với coi trọng tính hiệu quả. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội

hóa để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển các trường học ở tất cả các cấp học. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học các cấp trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh.

- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục: Thực hiện có hiệu quả quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; đẩy mạnh phân cấp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về việc thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục và phương pháp giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục; bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng trong công tác thi, kiểm tra, đánh giá. Củng cố và nâng cao chất lượng công tác thanh

tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm định và công khai kết quả kiểm định các CSGD, đào tạo và dạy nghề. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng đối với các CSGD, các hoạt động liên kết đào tạo. Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ tại các CSGD; công tác thi đua, khen thưởng gắn với hiệu quả công tác, đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh bệnh thành tích.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục: Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBQL giáo dục, GV, nhân viên phù hợp với quy định về định mức số lượng GV, giảng viên từng bậc học, cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với việc sắp xếp, điều chỉnh hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp. Thực hiện hiệu quả các biện pháp triển khai Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Tăng cường CSVC, công tác xã hội hóa giáo dục: Chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học cho trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022-2025[22]. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho GV, phấn đấu đáp ứng đủ CSVC, thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, toàn diện, chuẩn hóa và hiện đại. Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, sử dụng đất; công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí trong các CSGD. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực để phát triển giáo dục, khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp HSSV nghèo vươn lên học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển GDĐT.

B. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2025, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM GIAI ĐOẠN 2025-2027, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2026-2030

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NSNN NĂM 2024 VÀ CÁC NĂM 2021-2024 LĨNH VỰC GDĐT

1. Đánh giá thực hiện dự toán thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp năm 2024

- Đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu NSNN năm 2023: HĐND ban hành Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021

Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022. Thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội, do đó việc phân bổ ngân sách cho giáo dục giai đoạn 2021-2025 cơ bản ổn định.

- Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT; Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với CSGD và đào tạo công lập năm học 2022-2023; Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT: HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với CSGD mầm non, GDPT công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo từng năm học với mức thu học phí các cấp học bằng mức sàn của 81/2021/NĐ-CP , Nghị định 97/2023/NĐ- CP. Thực hiện Nghị quyết số 165/NQ-CP , Công văn số 694/BGDĐT-KHTC ngày 23/2/2023 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 165/NQ-CP , HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ/HĐND ngày 14/7/2023 Quy định hỗ trợ kinh phí đối với các CSGD mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm GDNN-GDTX công lập thuộc tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với CSGD và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023. Việc ban hành Nghị quyết nhằm hỗ trợ kịp thời đối với HSSV, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi kinh tế, ổn định đời sống Nhân dân.

1.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp các năm 2021-2024

Nguồn thu chủ yếu của các CSGD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là học phí, tuy nhiên mức thu học phí giai đoạn năm 2021-2024 không thay đổi do thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên[23]. Để đảm bảo thực hiện lộ trình nâng mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị Bộ GDĐT phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành khảo sát, rà soát lại và đánh giá lại mức độ tác động lộ trình tính giá dịch vụ đào tạo, mức thu học phí trong thời gian tới.

2. Đánh giá tình hình thực hiện tổng chi NSNN năm 2024 và các năm 2021-2024 cho lĩnh vực giáo dục

2.1. Đánh giá chung

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, chưa tự đảm bảo cân đối ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 80%, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn thực hiện phân bổ dự toán cho sự nghiệp GDĐT theo quy định tại Nghị quyết số 18/2021/NQ- HĐND, trong đó quy định tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên chi sự nghiệp giáo dục như sau:

(1) Cấp tỉnh

+ Định mức chi sự nghiệp giáo dục cho các Trường THPT, Trường PT DTNT, Trung tâm GDTX thuộc cấp tỉnh quản lý, đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tối đa là 84%; chi khác tối thiểu là 16%.

Đối với Trường PT DTNT và Trường THPT chuyên Chu Văn An được đảm bảo thêm nhiệm vụ sau:

Trường PTDTNT được phân bổ thêm theo số HS để đảm bảo các chế độ hỗ trợ cho HS theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Cụ thể định mức: 4 triệu đồng/học sinh/năm. Đối với chế độ chi học bổng HS DTNT được đảm bảo theo quy định của Nhà nước.

Trường THPT chuyên Chu Văn An: được phân bổ thêm 5 triệu đồng/HS/năm (đối với HS chuyên theo chỉ tiêu hàng năm được giao) để đảm bảo chi học bổng, chi bồi dưỡng đội tuyển, bồi dưỡng và khen thưởng HS giỏi, chi tham quan, học tập và nhiệm vụ chuyên môn khác theo quy định.

+ Sự nghiệp giáo dục khác: Gồm các nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành giáo dục; chi hỗ trợ các trường đạt chuẩn quốc gia, chi duy trì công tác phổ cập giáo dục các cấp, chi hỗ trợ các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực của ngành. Chi sự nghiệp giáo dục khác ở cấp tỉnh được quản lý thông qua Sở GDĐT.

(2) Huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện)

+ Định mức đảm bảo đủ lương, phụ cấp lương, các khoản có tính chất lương được xác định như sau: GDMN; Giáo dục tiểu học; Giáo dục THCS; Trung tâm GDNN - GDTX: đảm bảo cơ cấu chi lương và các khoản có tính chất lương tối đa 86%, chi ngoài lương tối thiểu 14%.

+ Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí cho phòng GDĐT các huyện, thành phố từ nguồn sự nghiệp giáo dục để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung thuộc lĩnh vực ngành trên địa bàn, mức phân bổ 1.000 triệu đồng/huyện, thành phố/năm.

(3) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

+ Ngân sách nhà nước đảm bảo chế độ phụ cấp cho Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã theo Quyết định của UBND tỉnh.

+ Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn: xã thuộc khu vực I: 20 triệu đồng/xã/năm; xã thuộc khu vực II, III: 25 triệu đồng/xã/năm.

(4) Ngoài mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nêu trên, ngân sách dành ra khoản kinh phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát sinh đột xuất khác của ngành giáo dục. Trên cơ sở nhu cầu phát sinh thực tế, UBND tỉnh quyết định phân bổ cụ thể cho từng đơn vị.

(5) Các nội dung không trong định mức phân bổ, thực hiện giao trong dự toán hằng năm, mức hỗ trợ theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền như: chính sách phát triển GDMN; chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật; chính sách hỗ trợ HS và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập...

Tuy nhiên chưa đảm bảo định mức theo quy định tại Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022.

- Nguồn NSNN chi cho GDĐT cho từng cấp học GDMN, tiểu học, THCS, THPT và cao đẳng (đánh giá số thực hiện 2021 -2023: 11.477.044 triệu đồng và ước thực hiện 2024: 5.492.570 triệu đồng).

- Tỷ trọng chi ngân sách chi GDĐT trên tổng chi ngân sách của địa phương (số thực hiện các năm 2021: 24,25%, 2022: 24,5%, 2023: 25,5% và ước thực hiện 2024 là 25,8%);

(Chi tiết số liệu tại biểu số 2 và biểu số 3 kèm theo)

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển (ĐTPT)

2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện chi ĐTPT năm 2024

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và giải ngân vốn đầu tư công. Tổ chức phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2024 theo quy định, đảm bảo thời gian, đúng mục tiêu, cơ cấu, định mức và danh mục, đạt 99,5% kế hoạch (năm 2023 đạt 81,5%). Chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng đối với từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm, có tính chất lan tỏa, liên kết vùng, tuy nhiên kết quả đạt được tại các địa bàn chưa đồng đều. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án, trọng tâm là dự án trọng điểm.

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về ban hành Đề án đầu tư, xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học cho trường mầm non phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022-2025, trong Đề án đã phản ánh tổng hợp về thực trạng và nhu cầu tổng hợp các nguồn lực để đầu tư CSVC, trang TBDH cho trường mầm non phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022-2025.

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chi ĐTPT giai đoạn 2021-2024

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh[24], giai đoạn 2021-2025 vốn chi ĐTPT được giao là 334.942 triệu đồng (Trong đó NSTW là 318.993 triệu đồng, NSĐP là 15.949 triệu đồng). Đến năm 2024 đã thực hiện phân bổ: 239.597 triệu đồng (Vốn NSTW 228.188 triệu đồng, NSĐP là 11.409 triệu đồng). Nguồn vốn sự nghiệp đến năm 2024 đã thực hiện phân bổ: 32.892,3 triệu đồng (Vốn NSTW 31.326 triệu đồng, NSĐP là 1.566,3 triệu đồng)

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2024 và giai đoạn 2021-2024

a) Đánh giá thực hiện chi ngân sách thường xuyên cho GDĐT năm 2024

- Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục trên tổng số chi ngân sách của địa phương ước đạt khoảng 25,8% (bao gồm tổng hợp cả sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề).

Căn cứ Thông tư số 76/2023/TT-BTC ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2024; HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết[25]; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ- UBND ngày 12/12/2023 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2024; Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 19/01/2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, Dự toán NSNN và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2024, việc phân bổ giao dự toán đảm bảo khớp đúng dự toán của cấp trên giao.

- Đối với tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư mua sắm TBDH, tăng cường CSVC sử dụng kinh phí sự nghiệp tại địa phương: thực hiện theo các Thông tư của Bộ trưởng Bộ GDĐT[26], tỉnh Lạng Sơn luôn ưu tiên bố trí nguồn ngân sách để tăng cường CSVC và mua sắm TBDH tối thiểu ngay từ đầu năm[27], đồng thời chỉ đạo ngành giáo dục khẩn trương thực hiện mua sắm theo quy định, năm 2024 tỉnh giao nhiệm vụ mua sắm TBDH tối thiểu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

- Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 (năm 2021), tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 16/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh về định mức chi thường xuyên Ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017-2020, theo đó định mức chi sự nghiệp giáo dục cấp tỉnh là 82/18 đảm bảo định mức bằng Quyết định 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên cấp huyện tỷ lệ là 85/15, ngoài ra ngân sách tỉnh còn bố trí thêm một số nhiệm vụ chi đặc thù, chế độ học sinh trường PTDTNT, trường chuyên…

- Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022 (năm 2022, 2023), HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, định mức tại Nghị quyết quy định áp dụng từ năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội, theo đó định mức chi sự nghiệp giáo dục cấp tỉnh là 84/16, cấp huyện là 86/14, mặc dù chưa đạt tỷ lệ theo Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg , tuy nhiên ngân sách tỉnh đã dành thêm nguồn kinh phí để bố trí thêm một số nhiệm vụ chi khác cho sự nghiệp giáo dục.

- Công tác triển khai, thực hiện các chính sách đối với cơ sở GDMN, trẻ em mầm non, GV, nhân viên mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển GDMN (gồm: chính sách đối với GV dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt; chính sách đối với giáo viên làm việc tại cơ sở GDMN dân lập/tư thục; hỗ trợ cơ sở GDMN tổ chức nấu ăn cho trẻ; hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo; trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp...); thực hiện chế độ tài chính đối với HS DTNT theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT; chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với SV là người DTTS theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ HS khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các CSGD theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; chính sách hỗ trợ cho HS và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HSSV DTTS rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 của Chính phủ; chính sách dành cho người học theo chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với HSSV DTTS; và các chính sách đặc thù liên quan đến người học khác thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương…. Trong đó, mức học bổng chính sách HS DTNT theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT; mức học bổng học sinh chế độ cử tuyển theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP được quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với SV sư phạm được địa phương quan tâm bố trí đảm bảo định mức theo quy định.

- Về kết quả thực hiện các chương trình, dự án, đề án

+ Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2080/QĐ-TT ngày 22/12/2017: Năm 2023 tỉnh bố trí kinh phí 930 triệu đồng để thực hiện tổ chức các lớp tập huấn cho GV, tổ chức ngày hội ngoại ngữ cấp tỉnh cho HS và thực hiện một số nội dung tuyên truyền, hợp tác quốc tế, năm 2024 tỉnh bố trí kinh phí 10.530 triệu đồng để thực hiện tổ chức các lớp tập huấn cho GV, tổ chức ngày hội ngoại ngữ cấp tỉnh cho HS và thực hiện một số nội dung tuyên truyền, hợp tác quốc tế và đầu tư 40 phòng học ngoại ngữ cho các CSGD…

+ Thực hiện các Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLCSGD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg (Đề án 732); Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GDMN giai đoạn 2018-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 (QĐ 33/QĐ-TTg); UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 (Nay là Quyết định 1918/QĐ-UBND ngày 02/12/2022) phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL GDMN, phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT và thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tỉnh đã bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án năm 2022: 7.797 triệu đồng, năm 2024: 5.811 triệu đồng.

+ Thực hiện Đề án bảo đảm CSVC cho chương trình GDMN và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 (Đề án 1436), tỉnh Lạng Sơn đã có Báo cáo số 153/BC-UBND ngày 23/4/2023 về kết quả rà soát và đề xuất nhu cầu đầu tư CSVC cho giáo dục giai đoạn 2021 - 2025, kết quả năm 2022 đã đầu tư mua sắm được 5.240 bộ bàn ghế HS, GV với tổng kinh phí trên 6,4 tỷ đồng, năm 2023 trên 11,3 tỷ đồng.

+ Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GDĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” được Chính phủ ban hành tại Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 (Đề án 117); kết quả năm 2022 đã đầu tư mua sắm được 115 phòng tin học cho các cấp học trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí trên 37 tỷ đồng.

+ Căn cứ Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 (Đề án 1373), UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 18/10/2021 triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

+ Thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoan 2018-2025 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 (Đề án 1677), tỉnh Lạng Sơn đã ban hành kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 15/12/2019 với tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến: 524.973 triệu đồng (Năm trăm hai mươi tư tỷ, chín trăm bảy mươi ba triệu đồng), chia làm hai giai đoạn (Giai đoạn 1 (2018- 2020): 248.150 triệu đồng; Giai đoạn 2 (2021- 2025): 276.823 triệu đồng).

+ Triển khai Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1665), UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 26/6/2019;

+ Các nhiệm vụ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN như triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới; đào tạo, bồi dưỡng GV, cán bộ QLGD; Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 63-NQ/TU ngày 29/12/2021 về tiếp tục đổi mới căn bản, phát triển toàn diện GDĐT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, tại hội nghị tổng kết đã đánh giá, làm rõ mức độ đạt, chưa đạt các chỉ tiêu/mục tiêu nội dung nhiệm vụ.

b) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên các năm 2021-2024

Trên cơ sở quyết toán năm 2021, 2022, 2023 và ước thực hiện cả năm 2024, lũy kế tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN 03 năm 2021-2024 ước thực hiện khoảng 15.980.899/21.760.738 triệu đồng, đạt 73,43 % so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025.

2.4. Đánh giá tình hình thực hiện 03 chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 (Cấu phần giáo dục) chương trình, dự án, đề án khác năm 2024 và các năm 2021-2024

Tình hình thực hiện các Chương trình MTQG được tập trung tháo gỡ khó khăn và triển khai ngay từ đầu năm. Căn cứ Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh đã khẩn trương hoàn thành, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn. Tổng giải ngân vốn các Chương trình MTQG năm 2024 ước thực hiện 340 tỷ đồng, đạt 37,5% kế hoạch. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được quan tâm; toàn tỉnh hiện có 98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bình quân tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt 14,08 tiêu chí/xã. Tập trung triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, tiến độ thực hiện các dự án cơ bản đạt mục tiêu; tổ chức khảo sát đăng ký, lập danh mục thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; triển khai Kế hoạch về tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình năm 2024. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS miền núi, xây dựng các Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, quản lý, thực hiện các chương trình MTQG; ban hành các quy định, hướng dẫn thuộc thẩm quyền để tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG tại các huyện, thành phố. Kinh phí phân bổ giai đoạn 2021-2024 ước đạt 613.427 triệu đồng.

II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2025

Trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 và các định mức, chế độ, chính sách hiện hành; tỉnh Lạng Sơn xây dựng dự toán NSNN năm 2025 như sau:

1. Xây dựng dự toán thu 2025: Đối với khoản thu học phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định. Báo cáo thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. (chi tiết tại biểu số 12)

2. Xây dựng dự toán chi 2025

- Đối với chi đầu tư phát triển: Căn cứ các văn bản của trung ương về thực hiện 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ, cơ chế lồng ghép các nguồn vốn, quy định phân cấp quyết định phân bổ, điều chỉnh …, các Quyết định của UBND tỉnh về giao chi tiêu kế hoạch vồn giai đoạn 2021-2025 và hàng năm đảm bảo khớp đúng với dự toán cấp trên giao.

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chỉnh phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về ban hành Đề án đầu tư, xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học (TBDH) cho trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022-2025, với tổng kinh phí thực hiện đề án 2.095.431 triệu đồng, trong đó: Kinh phí đầu tư xây dựng CSVC là: 1.577.467,0 triệu đồng và kinh phí đầu tư trang TBDH là: 517.964,3 triệu đồng.

- Đối với chi thường xuyên: chi thường xuyên bao gồm chi thường xuyên cho các cơ sở, đơn vị sự nghiệp GDĐT; chi các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ đặc thù cho giáo dục; chi chuyên môn; chi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ triển khai Chương trình phổ thông mới; chi thực hiện chính sách cho người học[28] và kinh phí thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018, trong đó có việc bố trí từ nguồn vốn chi thường xuyên để hỗ trợ mua sắm thiết bị, cải tạo CSVC phục vụ để triển khai Chương trình GDPT phổ thông 2018. Đối với các chế độ chính sách chi cho sự nghiệp giáo dục mặc dù tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều khó khăn nhưng hàng năm tỉnh đều cố gắng ưu tiên bố trí nguồn lực cho giáo dục, tuy nhiên công tác mua sắm trang TBDH gặp nhiều khó khăn do: Danh mục TBDH nhiều, đa dạng, mặc dù có nhiều danh mục được kế thừa từ các danh mục đã được Bộ GDĐT ban hành trước đây, tuy nhiên cũng có nhiều danh mới, do đó ngay sau khi các Thông tư ban hành danh mục TBDH tối thiểu có hiệu lực thi hành thì những danh mục thiết bị mới chưa có sẵn trên thị trường, công tác thẩm định giá mất nhiều thời gian.

Đối với kinh phí thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP , nhìn chung tỉnh thực hiện đảm bảo quy định, tuy nhiên hiện nay chưa có cơ chế đặc thù dành riêng cho đối tượng sinh viên đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP sau khi tốt nghiệp mà vẫn thực hiện theo quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng viên chức. Như vậy sinh viên được đào tạo theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP vẫn phải trải qua kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục, theo đó, thí sinh có thể trúng tuyển hoặc không trúng tuyển, hoặc tham gia dự thi nhiều lần mà vẫn không trúng tuyển. Đề xuất Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu để có những định hướng, hướng dẫn chính sách tuyển dụng cho địa phương đối với các đối tượng này.

- Xây dựng dự toán chi chi các chương trình MTQG năm 2025 và các chương trình, dự án, đề án khác:

Xây dựng dự toán chi 03 chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 (Cấu phần giáo dục): Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; chương trình, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực GDĐT.

Thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh,[29] các Quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025; các Quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn NSNN thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hằng năm đảm bảo khớp đúng với nguồn kinh phí Trung ương giao và kinh phí đối ứng của địa phương.

III. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 03 NĂM 2025-2027

Thực hiện đúng quy định tại Luật NSNN, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm (Thông tư số 69/2017/TT-BTC), các Luật về thuế, quản lý thuế, Luật phí, lệ phí, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý tài sản công, các văn bản pháp luật có liên quan; Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Giai đoạn 2025-2027 có 01 năm thực hiện thuộc kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 và 02 năm (2026-2027) thuộc kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030. Theo đó, việc xây dựng dự kiến năm 2025 thực hiện quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính và mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025; đối với 02 năm 2026-2027 được giả định là năm tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành của giai đoạn 2021-2025 và các cơ chế, chính sách mới nếu đã xác định được.

1. Lập kế hoạch thu NSNN 03 năm 2025-2027

Đối với khoản thu học phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định. Báo cáo thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

2. Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2025-2027

Lập tổng nhu cầu kinh phí chi NSNN lĩnh vực, trong đó chi tiết kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành/kết thúc từng năm của giai đoạn 2025-2027 (kết thúc các CTMTQG, các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025), kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

Đảm bảo ưu tiên bố trí đủ kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ đã được ban hành và cam kết chi (bao gồm cả chính sách đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định); xác định nhu cầu bổ sung có mục tiêu từ NSTW đối với các chế độ, chính sách của trung ương cho từng năm của giai đoạn 2025-2027. Bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, kinh phí thực hiện đổi mới chương trình GDPT 2018...

Đề xuất phương án bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14) và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án đến hết ngày 31/01/2026, không kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang giai đoạn sau theo đúng quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư công, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31/12/2024, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả. Bố trí thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

(chi tiết tại Biểu số 04)

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2026-2030

1. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021-2025

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 tỉnh Lạng Sơn; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 99/KH- UBND ngày 04/5/2021 kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 tỉnh Lạng Sơn, kế hoạch đã phản ánh, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh cả giai đoạn. Công tác quản lý, điều hành ngân sách được quan tâm chỉ đạo đúng quy định, chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Tập trung thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu nợ thuế, phát huy nguồn lực đất đai để tăng vốn cho đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm 2016-2020 đạt trên 32.082 tỷ đồng, gấp 1,35 lần giai đoạn trước; trong đó năm 2020 ước đạt 6.202,6 tỷ đồng, bình quân hằng năm giảm 5,32% (trong đó thu nội địa 2.600 tỷ đồng, tăng 8,99%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng, giảm 11,04%). Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng giảm chi thường xuyên, dành nguồn tăng chi đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 ước đạt 12.839,4 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 5,77%, trong đó chi cân đối ngân sách địa phương 8.900,6 tỷ đồng, tăng 1,49%[30]; chi chương trình MTQG và nhiệm vụ khác 2.730,3 tỷ đồng, tăng 13,81%.

HĐND tỉnh đã kịp thời ban hành các Nghị quyết điều chỉnh lộ trình học phí theo các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ.

2. Lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030

Lập kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thực hiện theo các quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP , Nghị định số 31/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

2.1. Lập kế hoạch thu NSNN giai đoạn 2026-2030

Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP , UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành giáo dục hướng dẫn lập dự toán thu giai đoạn 2026-2030, chi tiết theo từng cấp học.

2.2. Lập kế hoạch chi NSNN giai đoạn 2026-2030

Thực hiện đúng quy định Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.

Đối với với công tác dự báo nhu cầu tăng chi các nhiệm vụ lớn thuộc lĩnh vực quản lý giai đoạn 2026-2030 trên cơ sở Chiến lược, dự kiến kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030 về KTXH, ngành, lĩnh vực, các các CTMTQG, chương trình, đề án, nhiệm vụ lớn giai đoạn 2026-2030 theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; khả năng nguồn lực; các văn bản pháp luật về về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chính sách an sinh xã hội được cấp thẩm quyền quyết định thực hiện năm 2024 và lộ trình sau năm 2024 đã được phê duyệt - nếu có; các chính sách, chế độ, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý kết thúc/dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2026-2030 (đã được phê duyệt chủ trương và/hoặc đang trình các cấp thẩm quyền quyết định), đặc biệt dự kiến chi tăng NSNN do tác động của các chế độ, chính sách ảnh hưởng đến tăng/giảm thu/chi ngân sách GDĐT địa phương như: Lộ trình miễn học phí với trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS quy định tại khoản 5, 6, 8 và 9 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP...

- Lập kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thực hiện theo các quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP , Nghị định số 31/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan. (Chi tiết có các biểu kèm theo)

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Chính phủ

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, xác định rõ và thống nhất danh mục mã ngành sản phẩm lĩnh vực giáo dục đào tạo (trong đó có: Các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí) có thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam hay không? Nếu không thuộc thì đề xuất trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để các địa phương có căn cứ tổ chức, triển khai thực hiện.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế từ chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chỉnh phủ theo yêu cầu tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn kinh phí xây dựng trường, lớp học và đảm bảo TBDH thực hiện chương trình GDPT và SGK mới; hỗ trợ giáo dục dân tộc; củng cố và phát triển hệ thống các trường nội trú, bán trú.

- Chủ trì phối hợp với các bộ ngành xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 liên tịch Bộ Tài chính, Bộ GDĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PT DTNT và các trường dự bị đại học dân tộc để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

- Sớm ban hành văn bản sửa đổi, thay thế Thông tư số 14/2019/TT- BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ GDĐT áp dụng trong lĩnh vực GDĐT.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp./.


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; báo cáo
- Thường trực Tỉnh ủy; báo cáo
- Lãnh đạo HĐND tỉnh; báo cáo
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: GDĐT, KHĐT, TC, NV, LĐTBXH;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng: KGVX, KT, TH, TT TT;
- Lưu: VT, KGVX (NTH) .

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Xuân Huyên



[1] Nguyên nhân chủ yếu là do ngành công nghiệp tăng 2,03%, thấp hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,12%), do sản lượng nhiệt điện và thủy điện giảm mạnh.

[2] Tuy nhiên, thấp hơn so với năm 2023 (năm 2023 tăng 7,17%,) và cả giai đoạn 2021 - 2023 (giai đoạn 2021 - 2023 tăng 7%).

[3] Nguyên nhân: Do sản lượng xi măng và điện sản xuất giảm mạnh so với cùng kỳ. Công ty Cổ phần xi măng Hồng Phong hoàn thiện thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu cho Công ty Cổ phẩn gạch ngói Hợp Thành, nhà máy sản xuất cầm chừng; đồng thời, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành giảm sản xuất sản phẩm clanhke do lợi nhuận mang lại từ sản xuất không cao như cùng kỳ năm trước. Sản lượng điện sản xuất chiếm tỷ trọng lớn là của Công ty cổ phần Nhiệt điện Na Dương giảm do nguyên liệu sản xuất nhiệt điện không đảm bảo, doanh nghiệp phải nhập than từ nơi khác với chi phí cao, mặt khác do công ty sản xuất theo kế hoạch của Tổng Công ty nên sản lượng giảm so cùng kỳ.

[4] Cụ thể: (1) Điện sản xuất đạt 970 Tr Kw/h, tăng 8,99%; (2) Điện thương phẩm 960 Tr.kwh, 8,45%; (3) Than 610 nghìn tấn, tăng 7,96%; (4) Xi măng 1.050 nghìn tấn, tăng 9,38%; (5) Clinker 32 nghìn tấn, tăng 100%; (6) Gạch các loại 275 triệu viên, tăng 8,7%; (7) Đá các loại 4.450 nghìn m3, tăng 9,07%; (8) Nước máy 10.250 nghìn m3, tăng 7,89% so với cùng kỳ; (9) Bột đá mài 6.860 tấn, tăng 8,72%; (10) Ván bóc và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng 145 nghìn m3, tăng 8,21%; (11) Nhựa thông và các sản phẩm từ nhựa thông 23 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ; (12) Muối công nghiệp 775 tấn, tăng 9,15,0%; (13) Hợp kim và Hợp chất kim loại 298,1 tấn, tăng 8,93%.

[5] Trong đó: xuất khẩu 3.000 triệu USD, đạt 100%, tăng 9,9%; nhập khẩu 2.800 triệu USD, đạt 133,3%, tăng 36,6%.

[6] Trung bình hằng năm giai đoạn 2021 - 2023 đạt 4.050 triệu USD.

[7] Chỉ số CPI cả nước 6 tháng đầu năm tăng 4,08% so với cùng kỳ.

[8] Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trung bình hằng năm giai đoạn 2021 - 2023 đạt 28.017,4 tỷ.

[9] Tổng thu ngân sách nhà nước Trung bình hằng năm giai đoạn 2021 - 2023 đạt 8700,9 tỷ đồng.

[10] Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025

[11] Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND ngày 24/7/2023 quy định hỗ trợ kinh phí đối với các CSGD mầm non, GDPT, trung tâm GDNN-GDTX công lập thuộc tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về học phí đối với CSGD và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023; Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 quy định mức thu học phí đối với CSGD mầm non, GDPT công lập năm học 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 về việc bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2025; Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 05/4/2024 về sửa đổi khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh quy định mức thu học phí đối với các CSGD mầm non, GDPT công lập năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

[12] Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 14/8/2023 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, GDPT và GDTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 05/9/2023 về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024.

[13] Khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ GV, đặc biệt là GV Tin học và Ngoại ngữ, căn cứ địa bàn, khả năng của GV, thực hiện biệt phái cử GV dạy liên trường và đăng ký chỉ tiêu hợp đồng GV theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP. Năm học 2023-2024, có 487 GV được cử dạy liên trường (trong đó số GV Tin học dạy liên trường nhiều), có 34 GV được biệt phái, hợp đồng 533 GV. Cử GV tham gia đào tạo văn bằng 2 môn Sư phạm GDCD (cử 25 GV), Sư phạm Công nghệ (cử 23 GV), Sư phạm Tin học và Công nghệ tiểu học (cử 47 GV), Công nghệ thông tin (cử 70 GV) để sử dụng đội ngũ tại chỗ thực hiện các môn học còn thiếu GV. Tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 203013, đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu về số lượng và cơ cấu. Hằng năm, Sở GDĐT phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát đội ngũ, thực hiện đăng ký tuyển dụng GV, đăng ký chỉ tiêu hợp đồng lao động để có GV bố trí cho các CSGD còn thiếu. Năm 2023, số chỉ tiêu GV được giao để tuyển dụng 584. Tuy nhiên, số chỉ tiêu GV đã được tuyển dụng là 388/584; số giáo viên hợp đồng được giao 740 chỉ tiêu, số đã hợp đồng được là 533/740. Tập trung chỉ đạo ngành GDĐT tích cực triển khai có hiệu quả Chương trình GDPT 2018.

[14] Năm học 2023-2024, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp tục cấp cho tỉnh Lạng Sơn 20 chỉ tiêu học bổng đại học và sau đại học (18 chỉ tiêu đại học và 02 chỉ tiêu sau đại học) đào tạo tại Quảng Tây. Năm 2023 UBND tỉnh cử 12 học sinh đi học tại các trường đại học Quảng Tây; năm 2024 cử 11 học sinh đi học tại các trường đại học Quảng Tây; tỉnh Lạng Sơn tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai cấp 05 chỉ tiêu học bổng theo chương trình thỏa thuận giữa Quảng Tây và Lạng Sơn cho lưu học sinh Quảng Tây vào theo học tại các trường đại học của Hà Nội.

[15] Phối hợp với Sở Ngoại vụ thực hiện các thủ tục tiếp nhận giáo viên người nước ngoài làm trợ giảng Tiếng Anh của Chương trình Fulbright đến giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Chu Văn An. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cử 36 CBQL, giáo viên, học sinh cấp tiểu học, THCS tham gia hoạt động giao lưu trao đổi văn hóa phổ cập khoa học thanh thiếu niên biên giới Trung - Việt tại huyện Ninh Minh, Quảng Tây, Trung Quốc, nhằm góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng, đồng thời mở ra cơ hội để thanh thiếu niên hai bên có thể giao lưu, học hỏi và chia sẻ kiến thức khoa học với nhau; đẩy mạnh về giao lưu văn hoá phổ cập khoa học của thanh thiếu niên khu vực biên giới hai nước Trung - Việt. Cử 02 giảng viên Trường CĐSP Lạng Sơn tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Giảng dạy tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp: Tăng cường năng lực người học cho nguồn nhân lực toàn cầu hoá” do Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia phối hợp cùng Trường Đại học Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phân hội Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam (Phân hội VietTESOL) tổ chức trong tháng 4/2024. Chỉ đạo Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức đưa 52 sinh viên đi thực tập cuối khóa theo chương trình 2+1 tại Trường Đại học Sư phạm Nam Ninh, Trung Quốc (tháng 3/2024 đến tháng 6/2024).

[16] Về công tác cải cách thể chế: Các văn bản Quy phạm pháp luật trình ban hành tuân thủ đúng trình tự, thủ tục; thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với các đơn vị, CSGD trong toàn ngành. (2) Về công tác cải cách TTHC: Tổng số thủ tục 130 thủ tục, trong đó 82 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GDĐT, 40 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, 05 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, 03 TTHC thuộc phạm vi quản lý. Trong đó đã xây dựng và được phê duyệt 101 quy trình nội bộ: Bộ phận 1 cửa của Sở GDĐT tại Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh được đánh giá 17.9/20 xếp loại xuất sắc. Thực hiện mô hình “Bộ phận tiếp nhận và hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích tại các đơn vị, cơ sở giáo dục”: tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đã tăng 42.1%, cụ thể: tăng từ 47.1% năm 2022 lên 89.2% năm 2023. (3) Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Thực hiện bổ nhiệm, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy; sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) hợp lý đúng quy định. Thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, kết quả có 06 viên chức trong các đơn vị trực thuộc Sở được tinh giản biên chế. (4) Về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC: Thường xuyên rà soát bố trí, sử dụng, biệt phái CCVC đảm bảo yêu cầu công tác theo quy định. (5) Về cải cách tài chính công: Công tác quản lý tài chính ngân sách được thực hiện theo Luật Ngân sách, Nghị định và các thông tư hướng dẫn về cơ chế tự chủ. 100% các đơn vị được giao quyền tự chủ trực thuộc Sở đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Các CSGD đã thực hiện nghiêm túc quy chế “ba công khai” đối với các CSGD. (6) Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: 100% đơn vị sử dụng phần mềm QLNT vnEdu, SMAS phục vụ công tác quản lý, cập nhật hồ sơ đơn vị, trường lớp, giáo viên, nhân viên, học sinh; 100% cán bộ cơ quan Sở GDĐT áp dụng hệ thống văn phòng điện tử VNPT-iOffice, mail công vụ trong xử lí văn bản giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, 98% văn bản được trao đổi qua mạng internet trong nội bộ Sở GDĐT và giữa Sở GDĐT với các đơn vị (trừ các văn bản mật).

[17] Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ loại hình giáo dục MN ngoài công lập giai đoạn 2018 -2025; Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 về việc bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 11/12/2017 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ loại hình giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2025; Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh Về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

[18] Quyết định số 1807/QĐ-UBND ngày 11/11/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục trình độ, chuyên ngành khuyến khích CBCCVC được cử đi đào tạo sau đại học và thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn; ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ loại hình giáo dục MN ngoài công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025 (Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND).

[19] Đầu năm học Viettel Lạng Sơn tặng quà chương trình Vì em hiếu học năm 2023 cho 960 học sinh tiểu học và THCS với số tiền là 1,92 tỷ đồng. Vận động các tổ chức, đoàn thể, Nhân dân đóng góp, giúp đỡ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học với số tiền trên 10 tỷ đồng. Trong năm học đã huy động Nhân dân được trên 30 nghìn ngày công lao động, hiến 2100m2 đất. Phát động phong trào quyên góp sách giáo khoa ở cấp tiểu học và thư viện các trường khó khăn được 1.409 bộ SGK đủ tất cả các môn học và 28.694 cuốn SGK lẻ cho từng môn học tiểu học.

[20] Thành phố: 17, huyện Văn Lãng: 03, huyện Cao Lộc: 06, huyện Hữu Lũng: 02, huyện Tràng Định: 01; Lộc Bình 02.

[21] Thực hiện theo Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh.

[22] ban hành kèm theo Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh.

[23] Công văn số 1505/BGDĐT-KHTC ngày 16/4/2021; Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 21/12/2022.

[24] số 1180/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 15/7/2022 về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022; Quyết định số 1966/QĐ -UBND ngày 12/12/2022 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

[25] số 48/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 về mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024; số 42/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2024; số 53/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 về Kế hoạch đầu tư công và kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 tỉnh Lạng Sơn

[26] Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học; Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS; Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS.

[27] Năm 2021 là 114.000 triệu đồng, năm 2022 là 200.000 triệu đồng, năm 2023 là 150.000 triệu đồng và năm 2024 là 150.000 triệu đồng.

[28] (chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; chi phí hỗ trợ đóng học phí, sinh hoạt phí theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ; chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và CBQL giáo dục tại vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn; cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực trong năm 2024, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán)

[29] Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 11/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 về việc phân bổ kế hoạch vốn NSNN thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022; Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 27/9/2022 quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG, giữa các chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác; cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

[30] Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.413,6 tỷ đồng, tăng 2,08%; chi thường xuyên 7.350,8 tỷ đồng tăng 5,13%.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 180/KH-UBND ngày 30/07/2024 phát triển và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Kế hoạch tài chính 3 năm 2025-2027, Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 lĩnh vực giáo dục do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


321

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.74.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!