Việc xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô được quy định cụ thể tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
>> Giá tham chiếu đối với than nhập khẩu được công bố ở đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô được xác định như sau:
(i) Nợ nhóm 1: Tỷ lệ trích lập dự phòng là 0%.
(ii) Nợ nhóm 2: Tỷ lệ trích lập dự phòng là 2%.
(iii) Nợ nhóm 3: Tỷ lệ trích lập dự phòng là 25%.
(iv) Nợ nhóm 4: Tỷ lệ trích lập dự phòng là 50%.
(v) Nợ nhóm 5: Tỷ lệ trích lập dự phòng là 100%.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 1 đến nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, điều kiện đối với tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Tài sản bảo đảm (trừ tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ) phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và pháp luật khác có liên quan; tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp sau:
(i) Tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 3 nêu trên.
(ii) Quá thời gian 01 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và quá thời gian 02 năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Mức trích lập dự phòng chung - Nghị định 86/2024/NĐ-CP 1. Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây: a) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài; b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; c) Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước; d) Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; đ) Các khoản nợ khác phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật). |