Thời hạn hoạt động tối đa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 56/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 24/12/2024.
>> 08 trường hợp thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo từ 01/03/2025
>> Quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 56/2024/TT-NHNN, thời hạn hoạt động tối đa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:
Thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 99 năm; thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 05 năm.
Như vậy, thời hạn hoạt động tối đa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là không quá 99 năm.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Thời hạn hoạt động tối đa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 56/2024/TT-NHNN, hồ sơ của cổ đông góp vốn thành lập bao gồm:
Tại điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư 56/2024/TT-NHNN, hồ sơ của cổ đông là cá nhân như sau:
a) Đối với cá nhân:
(i) Đơn mua cổ phần đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này;
(ii) Bảng kê khai người có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
(iii) Ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập phải có thêm các văn bản sau:
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích và thông tin về việc cấm thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Báo cáo tài chính 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp do có đông sáng lập quản lý hoặc Bản sao có chứng thực văn bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán và kiểm toán;
- Bảng kê khai các loại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, các khoản nợ và tài liệu chứng minh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này;
Tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư 56/2024/TT-NHNN, hồ sơ của cổ đông là tổ chức như sau:
b) Đối với tổ chức:
(i) Đơn mua cổ phần theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
(ii) Bảng kê khai người có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
(iii) Giấy phép thành lập hoặc văn bản tương đương;
(iv) Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đại diện vốn góp của tổ chức tại ngân hàng (đối với người không có quốc tịch Việt Nam);
(v) Điều lệ của tổ chức;
(vi) Báo cáo tài chính năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán độc lập bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do cơ quan có thẩm quyền công bố và không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán thì nộp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi tổ chức kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo tài chính đã nộp;
(vii) Ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, cổ đông sáng lập phải có thêm các văn bản sau:
- Sơ yếu lý lịch của người đại diện vốn góp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích;
- Báo cáo tài chính 05 năm liên tiếp liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán độc lập bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do cơ quan có thẩm quyền công bố và không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán thì nộp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi tổ chức kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán và phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo tài chính đã nộp;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền chấp thuận cho góp vốn thành lập ngân hàng đối với trường hợp tổ chức là doanh nghiệp Nhà nước;
(viii) Bản gốc Bảng xác định khả năng về tài chính đề góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
(ix) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về việc thực hiện nghĩa vụ thuế và bảo hiểm xã hội: Văn bản cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội của tổ chức theo Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này; Văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; Văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của tổ chức.