Quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ. Quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về ký quỹ và định nghĩa kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật.
>> 06 trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
>> Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Ký quỹ không đúng quy định của pháp luật, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, Điều 37 Nghị định số 21/2023/NĐ-CP;
b) Sử dụng tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật, quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều này.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về ký quỹ như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải trích một phần vốn điều lệ hoặc vốn được cấp để thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Mức tiền ký quỹ bằng 02% vốn điều lệ tối thiểu, vốn được cấp tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính
Lưu ý: doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng trong thời hạn 90 (kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ).
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định các loại báo cáo nào doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải gửi cho Bộ Tài chính gồm:
- Báo cáo tài chính.
Lưu ý: Trong trường hợp có ý kiến hoặc kết luận không phải là chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán độc lập đối với bất kỳ báo cáo, hoạt động nào được kiểm toán, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân, thực trạng.
- Báo cáo hoạt động nghiệp vụ.
- Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm.
- Báo cáo đánh giá khả năng thanh toán và quản trị rủi ro.
- Báo cáo thay đổi về vốn liên quan đến từng loại rủi ro.
Kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa như sau:
|