Ngày 06/01/2025 Chính phủ ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP, sửa đổi tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc từ ngày 06/01/2025.
>> Quy định về đánh giá sơ bộ an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
>> Mẫu hợp đồng nguyên tắc 2025
Căn cứ khoản 34 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) quy định tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc từ ngày 06/01/2025 như sau:
(i) Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được thu gom và tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trong năm thực hiện trách nhiệm trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
(ii) Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 03 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
(iii) Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc.
Việc tái chế phế liệu nhập khẩu; bao bì là chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp; sản phẩm lỗi bị thải loại trong quá trình sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
(iv) Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản (i) và khoản (ii) thì được bảo lưu phần khối lượng chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn cho từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP.
File word Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường 2025 |
File word tổng hợp 04 mẫu báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường 2025 |
Sửa đổi tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc từ ngày 06/01/2025 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP), quy định các đối tượng không phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao gồm:
(i) Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(ii) Nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 77 Nghị định 08/2022 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP) dưới 30 tỷ đồng/năm.
(iii) Nhà sản xuất đã đưa ra thị trường bao bì nhưng bao bì đó được chính nhà sản xuất đó thu hồi, đóng gói để tiếp tục đưa ra thị trường; tỷ lệ thu hồi, đóng gói tiếp tục đưa ra thị trường bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc theo quy định tại Cột 4 Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP.
Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế và tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt buộc theo Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP.
Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế và tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt buộc |