Theo quy định tại Luật Điện lực 2024, được Quốc hội ban hành ngày 30/11/2024, có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2025, gồm 03 hoạt động điện lực độc quyền của Nhà nước.
>> Quy định về đánh giá sơ bộ an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng
>> Mẫu hợp đồng nguyên tắc 2025
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Điện lực 2024, Nhà nước độc quyền trong các hoạt động điện lực sau đây vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia:
a) Điều độ hệ thống điện quốc gia;
b) Đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
03 hoạt động điện lực độc quyền của Nhà nước (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo khoản 9 và khoản 32 Điều 4 Luật Điện lực 2024, thì hoạt động điện lực và công trình điện lực được quy định như sau:
- Công trình điện lực bao gồm một tập hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị và kết cấu xây dựng nhằm phục vụ trực tiếp cho các hoạt động như phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, quản lý giao dịch trên thị trường điện, mua bán điện, cùng với hệ thống bảo vệ cho các công trình điện lực.
- Hoạt động điện lực đề cập đến các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các lĩnh vực như quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ và vận hành hệ thống điện, quản lý giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh, cũng như các hoạt động bán buôn, bán lẻ điện hoặc các hoạt động liên quan khác.
Căn cứ Điều 9 Luật Điện lực 2024, gồm có 12 hành vi cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện dưới đây. Cụ thể như sau:
1. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
2. Trộm cắp điện.
3. Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
4. Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
5. Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
6. Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
7. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
8. Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả điều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
9. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật này.
10. Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.
12. Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Theo đó, giấy phép hoạt động điện lực cần phải đảm bảo những nội dung theo quy định tại Điểu 34 Luật Điện lực 2024, như sau:
1. Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
2. Lĩnh vực hoạt động điện lực.
3. Phạm vi hoạt động điện lực.
4. Thông số kỹ thuật chính của công trình điện, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực đối với lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
5. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.
6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực.