Theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được cấp số vốn tối thiểu là bao nhiêu? – Duy Hùng (Đồng Nai).
>> Thủ tục và hồ sơ chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
>> Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
Tại Điều 36 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
(i) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp nêu tại mục (ii) và mục (iii) bên dưới) và bảo hiểm sức khỏe: 250 tỷ đồng Việt Nam.
(ii) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
(iii) Kinh doanh bảo hiểm nêu tại mục (i) bên trên, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
Lưu ý: Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày 01/7/2023 có số vốn được cấp thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu nêu tại mục 1 này thì trước ngày 01/01/2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn được cấp và ký quỹ theo quy định.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Vốn được cấp tối thiểu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 450 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam.
Tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được quy định như sau:
(1) Vốn điều lệ là tổng số tiền do thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
(2) Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.
(3) Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ đã góp, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, các quỹ dự trữ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ thuộc chủ sở hữu được trích lập từ lợi nhuận sau thuế theo quy định.
(4) Vốn thực có bao gồm vốn chủ sở hữu và các nguồn khác được phép ghi nhận hoặc giảm trừ theo quy định của Bộ Tài chính.
(5) Vốn trên cơ sở rủi ro được xác định dựa trên quy mô và lượng hóa tác động của các nhóm rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
- Rủi ro bảo hiểm bao gồm các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật tương ứng với loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
- Rủi ro thị trường bao gồm các rủi ro phát sinh từ thị trường đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Rủi ro hoạt động bao gồm các rủi ro phát sinh từ quy trình hoạt động, hệ thống, quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Rủi ro khác bao gồm các rủi ro phát sinh từ các đối tác khác hoặc các yếu tố khác chưa được tính toán trong rủi ro bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.