Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về mã số mã vạch vật phẩm? Mã số đơn vị thương mại? Yêu cầu kỹ thuật? Quy định chung của Tiêu chuẩn như thế nào? – Long Tuấn (Đồng Nai).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6820:2015: Xi măng poóc lăng chứa Bari-Phương pháp phân tích hoá học
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6713:2013: Chai chứa khí - An toàn trong thao tác
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6512:2007 Mã số mã vạch vật phẩm-Mã số đơn vị thương mại-Yêu cầu kỹ thuật. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6512:2007 có một số nội dung nổi bật như sau:
- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các phương án lập mã số cho đơn vị thương mại, phù hợp với các quy định của tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1 International).
- Tiêu chuẩn này áp dụng để lập mã số cho đơn vị thương mại trong giao nhận và quản lý các đơn vị này.
- Tiêu chuẩn này không quy định yêu cầu kỹ thuật đối với mã vạch thể hiện mã số cho đơn vị thương mại.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6384:1998 Mã số mã vạch vật phẩm - Mã UPC-A - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6754:2007 Mã số mã vạch vật phẩm - Số phân định ứng dụng GS1.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN - global trade item number)
Mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa) được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số tiêu chuẩn 13 chữ số, mã số 14 chữ số, mã số tiêu chuẩn 8 chữ số và mã số 12 chữ số (U.P.C).
- Mã vạch (bar code)
Một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét (scanner) có thể đọc được.
- Thương phẩm tiêu dùng để bán lẻ (retail consumer trade item)
Thương phẩm nhằm để bán cho người tiêu dùng ở khâu cuối tại điểm bán lẻ. Phân định những thương phẩm này bằng mã GTIN-13, GTIN-12 hoặc GTIN-8 sử dụng mã vạch EAN/UPC.
- Đơn vị thương mại (traded unit)
Một tập hợp ổn định và thống nhất một số đơn vị tiêu dùng để dễ dàng vận chuyển, lưu kho.
Đơn vị thương mại có thể ở nhiều dạng khác nhau như:
+ Hòm (hộp) bằng tấm xơ ép;
+ Pallet được bọc hoặc đóng đai;
+ Nhóm các đơn vị tiêu dùng trong màng co;
+ Khay được bọc bằng lớp màng;
+ v.v...
Đơn vị thương mại thường chứa một loại đơn vị tiêu dùng, nhưng cũng có thể chứa nhiều loại đơn vị tiêu dùng khác nhau. Dạng thứ hai được gọi là "dạng hỗn hợp" hoặc "dạng hợp nhau".
Ví dụ:
a) Hộp 20 gói gồm nhiều loại mì, phở ăn liền khác nhau là dạng hỗn hợp;
b) Hộp kem đánh răng kèm một bàn chải đánh răng ... là dạng hợp nhau.
Chú thích: Đôi khi đơn vị thương mại cũng là đơn vị tiêu dùng (ví dụ: khay 6 chai nước khoáng được bán trong siêu thị).
- Dạng GTIN (global trade item number format)
Dạng cấu trúc, trong đó mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) phải được thể hiện thành trường (khóa) tham chiếu mười bốn chữ số trong các tệp dữ liệu của máy vi tính để đảm bảo tính đơn nhất của các mã số phân định.
- Thương phẩm có lượng đo cố định (fixed measure trade item)
Các thương phẩm luôn được chế tạo theo cùng một kiểu và có cùng một cấu trúc (ví dụ như kiểu loại, kích cỡ, trọng lượng, hàm lượng, thiết kế).
- Thương phẩm có lượng đo thay đổi (variable measure trade item)
Các thương phẩm có ít nhất một đặc tính có khả năng thay đổi trong khi các đặc tính khác vẫn giữ nguyên như cũ. Đặc tính có khả năng thay đổi có thể là thông tin về trọng lượng, kích thước, số lượng vật phẩm chứa bên trong hoặc thể tích.
- Mỗi tổ chức khi đã được cấp mã doanh nghiệp GS1 đều có thể tự lập mã số cho các đơn vị thương mại của mình.
- Mã số đơn vị thương mại chỉ được dùng để phân định các thương phẩm đựng hai hay nhiều thương phẩm khác.
- Mã số đơn vị thương mại phải luôn được xử lý ở dạng nguyên vẹn của nó.