Tổng hợp 08 mức phạt lỗi vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tăng mạnh so với quy định cũ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 2025.
>> Phí quyền hoạt động viễn thông từ 24/12/2024
>> Trách nhiệm của chủ đầu tư đối với nhà thầu nước ngoài từ 30/12/2024
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đôi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, các mức phạt lỗi vi phạm giao thông đối với đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy như sau:
STT |
Hành vi vi phạm |
Mức phạt tiền |
|
Nghị định 100 và 123 |
Nghị định 168 |
||
1 |
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông |
800.000 - 01 triệu đồng |
04 - 06 triệu đồng |
2 |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
04 - 05 triệu đồng |
06 - 08 triệu đồng |
3 |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
06 - 08 triệu đồng |
08 - 10 triệu đồng |
4 |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h |
04 - 05 triệu đồng |
06 - 08 triệu đồng |
5 |
Điều khiển xe mô tô đi vào đường cao tốc |
02 - 03 triệu đồng |
04 - 06 triệu đồng |
6 |
Đi ngược chiều của đường một chiều |
01 - 02 triệu đồng |
04 - 06 triệu đồng |
7 |
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng |
06 - 08 triệu đồng |
08 - 10 triệu đồng |
8 |
Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất |
06 - 08 triệu đồng |
08 - 10 triệu đồng |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
08 mức phạt tăng mạnh đối với người điểu khiển xe máy vi phạm giao thông 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 26 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
(i) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu.
(ii) Không dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng xe, đỗ xe khẩn cấp, nếu không di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách bảo đảm an toàn, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý hầm đường bộ.
(iii) Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương II Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Căn cứ Điều 24 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung của đường sắt như sau:
(i) Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.
(ii) Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.
(iii) Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa rơi đổ trên đường ngang, cầu chung đường sắt mà không thể di chuyển ngay khỏi phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người có mặt phải ngay lập tức báo hiệu để dừng tàu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.