Quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động viễn thông theo Nghị định 163/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và hiệu lực thi hành ngày 24/12/2024.
>> Từ 2025 người điều khiển xe ô tô sử dụng điện thoại bị phạt từ 04 - 06 triệu đồng
>> 02 Lưu ý khi thi trượt bằng lái xe trước ngày 01/01/2025
Theo quy định Điều 15 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động viễn thông như sau:
(i) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo quy định đối với mạng viễn thông; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, ứng cứu sự cố, giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn thông tin, tấn công mạng theo yêu cầu và điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
(ii) Bảo đảm an toàn thông tin mạng khi cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng đầu cuối theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(iii) Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện ngăn chặn, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên mạng viễn thông mình quản lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin), Bộ Công an theo quy định của pháp luật.
(iv) Bảo đảm thiết bị mạng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động viễn thông
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại Điều 12 Luật An toàn thông tin mạng 2015, bảo đảm an toàn tài nguyên viễn thông bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên viễn thông có trách nhiệm sau đây:
- Áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật để ngăn chặn mất an toàn thông tin mạng xuất phát từ tần số, kho số, tên miền và địa chỉ Internet của mình.
- Phối hợp, cung cấp thông tin liên quan đến an toàn tài nguyên viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(ii) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet có trách nhiệm:
- quản lý, phối hợp ngăn chặn mất an toàn thông tin mạng xuất phát từ tài nguyên Internet, từ khách hàng của mình.
- Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phối hợp kết nối, định tuyến để bảo đảm hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định.
(iii) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 14 Luật An toàn thông tin mạng 2015, ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định như sau:
(i) Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
(ii) Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Tổ chức thực hiện theo phân cấp.
- Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.
(iii) Hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia gồm:
- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của địa phương.
- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của doanh nghiệp viễn thông.
(iv) Trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì điều phối công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
- Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
- Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan để bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.