Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Xi măng poóc lăng chứa Bari? Phương pháp phân tích hoá học như thế nào? Quy định chung của Tiêu chuẩn như thế nào? – Long Đại (Gia Lai).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6713:2013: Chai chứa khí - An toàn trong thao tác
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 28/01/2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6820:2015: Xi măng poóc lăng chứa Bari - Phương pháp phân tích hoá học. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6820:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6820:2015 quy định phương pháp phân tích hóa học để xác định các thành phần chủ yếu trong xi măng poóc lăng và clanhke xi măng poóc lăng có chứa bari.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6820:2015 có thể áp dụng để xác định hàm lượng bari oxide và sulfur trioxide trong quặng barit.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6820:2015. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 141, Xi măng - Phương pháp phân tích hóa học.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4851, (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- Hóa chất dùng trong phân tích có độ tinh khiết không thấp hơn “tinh khiết phân tích” (TKPT).
- Nước dùng trong phân tích theo TCVN 4851 (ISO 3696) hoặc nước có độ tinh khiết tương đương (sau đây gọi là "nước").
- Hóa chất pha loãng được biểu thị theo tỷ lệ thể tích. Ví dụ HCI (1 + 1) là dung dịch gồm 1 thể tích HCI đậm đặc với 3 thể tích nước.
- Nồng độ phần trăm của dung dịch pha loãng được biểu thị bằng số gam chất tan trong 100 mL nước. Ví dụ natri hydroxide (NaOH), dung dịch 10 % là dung dịch gồm 10 g natri hydroxide hòa tan trong 100 mL nước.
- Khối lượng riêng (d) của thuốc thử đậm đặc được tính bằng gam trên mililit (g/mL).
- Chỉ tiêu phân tích được tiến hành song song trên hai lượng cân của mẫu thử và một thí nghiệm trắng (bao gồm các lượng thuốc thử như đã nêu trong tiêu chuẩn, nhưng không có mẫu thử) để hiệu chỉnh kết quả.
Chênh lệch giá trị tuyệt đối giữa hai kết quả xác định song song không được vượt giới hạn cho phép, nếu vượt giới hạn cho phép phải tiến hành phân tích lại.
- Việc xây dựng lại đường chuẩn (nếu có) được tiến hành định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị theo cách làm nêu trong tiêu chuẩn.
- Xác định khối lượng không đổi
Xác định khối lượng không đổi bằng cách: nung hoặc sấy mẫu đến nhiệt độ xác định và giữ ở nhiệt độ đó trong vòng 15 min, để nguội mẫu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân. Quá trình được lặp lại cho đến khi độ chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp không vượt quá 0,0005 g.
- Biểu thị khối lượng, thể tích và kết quả.
+ Khối lượng tính bằng gam (g).
+ Thể tích tính bằng mililit (mL).
+ Kết quả cuối cùng tính bằng phần trăm (%), là trung bình cộng của hai kết quả phân tích tiến hành song song, lấy đến 2 chữ số có nghĩa sau dấu phẩy.
- Natri cacbonate (Na2CO3) khan.
- Kali cacbonate (K2CO3) khan.
- Kali disulfate (K2S2O7) khan hoặc kali hydrosulfate (KHSO4) khan.
- Ammonium chloride (NH4CI) tinh thể.
- Hỗn hợp nung chảy: trộn đều Na2CO3 (4.1) với K2CO3 (4.2) theo tỷ lệ khối lượng 1:1, bảo quản trong bình nhựa kín.
- Acid chlorhydric (HCI) đậm đặc, d = 1,19.
- Acid chlorhydric (HCI), pha loãng (1 + 1).
- Acid chlorhydric (HCI), dung dịch 5 %.
- Acid flourhydric (HF) đậm đặc, d = 1,12 (từ 38 % đến 40 %).
- Acid sulfuric (H2SO4) đậm đặc, d = 1,84.
- Acid sulfuric (H2SO4), pha loãng (1+1).
- Acid sulfuric (H2SO4), pha loãng (9 +1000).
- Acid acetic (CH3COOH) đậm đặc, d từ 1,05 đến 1,06.
- Acid boric (H3BO3), dung dịch bão hòa: Hòa tan 50 g acid boric (H3BO3) trong 500 mL nước nóng, pha loãng thành 1000 mL.
- Acid citric (C6H8O7H2O), dung dịch 10 %.
- Dung dịch khử: Hòa tan 15 g acid tartaric (H2C4H4O6) và 1 g acid ascorbic (C6H8O6) trong 100 mL nước. Dung dịch sử dụng được trong 2 đến 3 ngày, bảo quản trong bình thủy tinh tối màu.
- Ammonium molybdate ((NH4)6Mo7O24.4H2O), dung dịch 5 %: Hòa tan 25 g ammonium molybdate ((NH4)6Mo7O24.4H2O) vào 200 mL nước, đun ấm cho tan, (nếu dung dịch đục thì phải lọc) pha loãng thành 500 mL. Dung dịch sử dụng được trong bốn tuần, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Kali flouride (KF), dung dịch 5 %, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Ammonium hydroxide (NH4OH) đậm đặc, d = 0,88 (25 %).
- Natri hydroxide (NaOH), dung dịch 10 %, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Natri hydroxide (NaOH), dung dịch 30 %, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Kali hydroxide (KOH), dung dịch 25 %, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Kali cyanide (KCN), dung dịch 5 %, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Bari chloride (BaCl2), dung dịch 10 %.
- Natri cacbonate (Na2CO3), dung dịch 1 % và dung dịch 10 %.
- Natri sulfate (Na2SO4), dung dịch 10 %.
- Acid sulfosalicylic (C6H4(OH)SO3H), dung dịch 10 %.
- Natri flouride (NaF), dung dịch 3 %, bảo quản trong bình nhựa polyethylene.
- Chất chỉ thị fluorexon (C30H26N2O13) 1 %: Dùng cối chày thủy tinh nghiền mịn 0,1 g chỉ thị màu fluorexon với 10 g kali chloride, bảo quản trong lọ thủy tinh màu.
- Chỉ thị eriocrom T đen (ETOO) (C20H12N3NaO7S), dung dịch 0,1 %: Hòa tan 0,1 g chỉ thị ETOO trong 100 mL cồn 90°, thêm 3 g hydroxylamin hydrochloride, khuấy đều. Bảo quản trong chai thủy tinh tối màu.