Năm 2024, Quốc hội đã ban hành văn bản Luật Đường bộ 2024, quy định chi tiết về việc quản lý, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24 và 25/08/2024
Căn cứ Điều 36 Luật Đường bộ 2024, quy định chi tiết quản lý, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(i) Việc quản lý, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm hiệu quả, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và tuân thủ quy định của pháp luật.
(ii) Nội dung quản lý, vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
- Tiếp nhận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, hồ sơ hoàn thành công trình sau khi hoàn thành việc đầu tư, xây dựng; lập, bảo quản hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Tổ chức giao thông theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 25 Luật Đường bộ 2024.
- Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; quản lý, sử dụng đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ.
- Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống quản lý giao thông thông minh; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc, công trình kiểm soát tải trọng xe, hệ thống thu phí và các thiết bị gắn vào kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Thu thập, quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu đường bộ.
- Thực hiện công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định của Luật Đường bộ 2024.
- Thực hiện các công việc khác theo quy định của Luật Đường bộ 2024, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(iii) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Mục 1 này.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Quy định về việc quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng đường bộ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 31 Luật Đường bộ 2024, quy định về việc bàn giao và đưa công trình đường bộ vào khai thác như sau:
(i) Công trình đường bộ sau khi đã hoàn thành được bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đường bộ đã hoàn thành và nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc người quản lý, sử dụng đường bộ.
Căn cứ Điều 22 Luật Đường bộ 2024, công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ được quy định như sau:
(i) Báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
(ii) Công trình an toàn giao thông đường bộ.
(iii) Hệ thống thoát nước đường bộ.
(iv) Tường chắn, kè bảo vệ đường bộ.
(v) Cọc mốc giải phóng mặt bằng.
(vi) Công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ; hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác.
(i) Thiết bị lắp đặt vào các công trình, bộ phận công trình quy định tại điểm khoản (vi) Mục 3.1 bài viết này.
(ii) Phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ giao thông đường bộ.
(iii) Phà, phương tiện, thiết bị khác phục vụ quản lý, vận hành, khai thác bến phà đường bộ.
(iv) Phương tiện, thiết bị khác phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ.
Lưu ý: Đường bộ đang khai thác phải được điều chỉnh, bổ sung công trình phụ trợ, phương tiện, thiết bị quy định tại Mục 3.1, 3.2 bài viết này để việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng công trình đường bộ bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, an toàn công trình.