Nghị định 05/2025/NĐ-CP đã quy định phân cấp UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường.
>> Xe khách hoặc xe tải có thể bị phạt đến 20 triệu nếu sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm
>> Thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP, bổ sung Điều 26a vào trước Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
…
7. Bổ sung Điều 26a vào trước Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Phân cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Phân cấp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường (nếu thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường) đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ dự án thuộc một trong các trường hợp: Nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; có nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt liên tỉnh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước) sau đây:
a) Dự án đầu tư công không thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án thực hiện dịch vụ tái chế, xử lý chất thải;
b) Dự án chăn nuôi gia súc;
c) Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;
…
Như vậy, từ 06/01/2025, thực hiện phân cấp UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ những dự án đặc biệt theo quy định).
Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Phân cấp UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 06/01/2025
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
(i) Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.
(ii) Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
(iii) Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
(iv) Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
(i) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có).
(ii) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(iii) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.
(iv) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư.
(v) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư.
(vi) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải.
(viii) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
(ix) Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
(x) Kết quả tham vấn.
(xi) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.