Thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài phải được đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư 56/2024/TT-NHNN được ban hành ngày 24/12/2024.
>> Tổng hợp dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường năm 2025
>> 03 trường hợp được dạy thêm đối với học sinh tiểu học
Ngày 24/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 56/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài. Trong đó, tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 56/2024/TT-NHNN, thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài gồm những nội dung sau đây:
Đối tượng thực hiện thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài là các tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng nộp hồ sơ thông qua 01 trong 02 cách thức sau:
(i) Dịch vụ bưu chính.
(ii) Nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2024/TT-NHNN.
Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đảm bảo các loại giấy tờ sau đây:
(i) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký (Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư 56/2024/TT-NHNN).
(ii) Giấy phép hoạt động hoặc văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cấp cho tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
(iii) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cung cấp thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
(iv) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thành lập Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
(v) Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và định hướng phát triển của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
(vi) Báo cáo tài chính năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đã được kiểm toán của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(vii) Sơ yếu lý lịch của Trưởng Văn phòng đại diện nước ngoài dự kiến (Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 56/2024/TT-NHNN) có xác nhận của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
- Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Thông tư 56/2024/TT-NHNN:
b) Phiếu lý lịch tư pháp:
(i) Đối với nhân sự dự kiến có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
(ii) Đối với nhân sự dự kiến không có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (có đầy đủ thông tin về tình trạng ẩn tích; thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định. Trường hợp phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không có thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì Trưởng Ban trù bị phải có văn bản giải trình về việc phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không có thông tin này và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhân sự dự kiến không thuộc các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng;
(iii) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương quy định tại điểm b(i) và b(ii) của Khoản này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép không quá 06 tháng;
- Văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Trưởng Văn phòng đại diện nước ngoài dự kiến tại Việt Nam.
(viii) Văn bản chứng minh quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của văn phòng đại diện nước ngoài.
(Điều 15 Thông tư 56/2024/TT-NHNN)
Lưu ý: Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép lần đầu của văn phòng đại diện nước ngoài phải được lập đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Điều 10 Thông tư 56/2024/TT-NHNN.
(i) Xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải có văn bản gửi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành cấp Giấy phép, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản trả lời tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.
(ii) Hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải có văn bản gửi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng yêu cầu bổ sung hồ sơ để đảm bảo hồ sơ hợp lệ mới tiến hành cấp Giấy phép.