Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào? – Trâm Anh (Thừa Thiên Huế).
>> Quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ (Phần 2)
>> Quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm sức khỏe tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải được chuyên gia tính toán xác nhận.
(Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 42 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe
(Ảnh minh hoạ - Nguồn từ Internet)
Dự phòng nghiệp vụ đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
- Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.
- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
- Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
(Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 42 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nêu tại mục 4 bên dưới hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP trước khi áp dụng.
(Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 42 Nghị định 46/2023/NĐ-CP).
Tại Điều 43 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe cụ thể như sau:
(i) Dự phòng toán học:
Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.
(ii) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
(iii) Dự phòng bồi thường:
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường.
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
(iv) Dự phòng đảm bảo cân đối:
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được trích lập dựa trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.