Từ ngày 02/11/2024 sẽ áp dụng quy định mới đối với hoạt động của công ty chứng khoán. Cụ thể thay đổi về việc hạn chế đầu tư, hoạt động nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch.
>> Bổ sung trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán
Ngày 18/09/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2024. Theo đó, tại Điều 3 Thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.
Căn cứ khoản 8 Điều 16 Thông tư 121/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2024/TT-BTC) về hoạt động nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của công ty chứng khoán. Cụ thể những nội dung thay đổi như sau:
(i) Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký không phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu ký phải ký hợp đồng thỏa thuận trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc thành viên giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao dịch, thành viên lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra số dư tiền, chứng khoán của khách hàng và thành viên lưu ký, thành viên giao dịch đảm bảo thanh toán cho khách hàng theo quy định pháp luật.
Trường hợp thành viên giao dịch nhận lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền theo quy định tại Điều 9a Thông tư 120/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC), cuối ngày giao dịch, thành viên giao dịch đó có trách nhiệm thông báo thông tin chi tiết giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức quy định tại Điều 9a Thông tư 120/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC) cho thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức mở tài khoản lưu ký để phối hợp thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật chứng khoán và quy chế của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(ii) Công ty chứng khoán khi nhận lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức theo quy định tại Điều 9a Thông tư 120/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC) phải tuân thủ:
- Hạn mức nhận lệnh mua cổ phiếu được xác định theo quy định tại khoản (iii) Mục này.
- Không nhận lệnh mua cổ phiếu của chính công ty chứng khoán đó.
- Không nhận lệnh mua cổ phiếu của công ty mẹ của chính công ty chứng khoán. Trường hợp các công ty con của cùng một công ty mẹ của công ty chứng khoán sở hữu cổ phiếu của công ty chứng khoán đó thì công ty chứng khoán không được nhận lệnh mua cổ phiếu của các công ty con đó.
(iii) Công ty chứng khoán phải xác định hạn mức nhận lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức vào đầu ngày giao dịch và lưu giữ tài liệu, thông tin xác định hạn mức này. Hạn mức nhận lệnh mua cổ phiếu được xác định như sau:
- Hạn mức nhận lệnh mua cổ phiếu bằng tổng các khoản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng không vượt quá hiệu số giữa 2 lần vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán và dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán.
- Các khoản có khả năng chuyển đổi thành tiền bao gồm:
+ Tiền mặt tại quỹ
+ Tiền gửi ngân hàng, công cụ nợ của Chính phủ, chứng chỉ tiền gửi chưa được sử dụng để đảm bảo cho các nghĩa vụ tài chính.
+ Hạn mức thấu chi khả dụng.
+ Hạn mức bảo lãnh thanh toán (nếu có) được các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài cấp.
+ Tiền bán chứng khoán tự doanh chờ về.
+ Phải thu ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.
+ Tiền của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 9a Thông tư 120/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC) để đảm bảo khả năng thanh toán cho giao dịch mua cổ phiếu của mình.
- Vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán được xác định căn cứ theo báo cáo tài chính quý được lập tại kỳ gần nhất trước thời điểm tính toán. Trường hợp công ty chứng khoán là công ty mẹ, vốn chủ sở hữu được xác định căn cứ theo báo cáo tài chính quý hợp nhất sau khi đã loại trừ lợi ích của cổ đông không kiểm soát.
File word Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định mới về hoạt động của công ty chứng khoán từ ngày 02/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 28 Thông tư 121/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 68/2024/TT-BTC) về hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán. Cụ thể đối với trường hợp công ty chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2024/TT-BTC) dẫn đến vượt quá hạn mức đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 28 Thông tư 121/2020/TT-BTC, công ty chứng khoán không được tiếp tục nhận lệnh mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cho đến khi đáp ứng hạn mức đầu tư và phải áp dụng các biện pháp cần thiết trong thời hạn tối đa 01 năm để tuân thủ hạn mức đầu tư.
>> Trên bảng giá chứng khoán cần lưu ý 06 chỉ số thị trường phổ biến nhất
>> Giao dịch chứng khoán qua điện thoại có phải giao dịch chứng khoán trực tuyến?
>> Chứng chỉ quỹ có phải là chứng khoán? Quỹ mở, quỹ đóng là gì?