Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh thì nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp được pháp luật quy định lấy từ đâu? – Quốc Hùng (Lạng Sơn).
>> Quy định về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm vi mô từ ngày 05/5/2023 (Phần 3)
>> Quy định về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm vi mô từ ngày 05/5/2023 (Phần 2)
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động được quy định như sau:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 của người sử dụng lao động như sau:
(i) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
(ii) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo nội dung nêu tại (iii) và (iv) của mục này.
(iii) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
(iv) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Phương thức đóng, nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động năm 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP), chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Nội dung và mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
+ Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
- Phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ dự toán chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.
Phương thức chuyển kinh phí thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Riêng đối với chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).